Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
(Thời lượng: tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
· Thực hiện được các động tác bổ trợ, kĩ thuật chạy đà và giậm nhảy trong nhảy xa kiểu ngồi.
· Biết lựa chọn các bài tập bổ trợ, lựa chọn và tham gia trò chơi vận động phát triển sức mạnh.
· Hăng hái, nỗ lực, đoàn kết và giúp đỡ bạn trong luyện tập.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Hình thành, phát triển năng lực tự chủ và tự học: thông qua việc đọc thông tin trong SGK, quan sát tranh, ảnh.
● Hình thành, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động nhóm khi thực hiện kĩ thuật giậm nhảy và bước bộ sau xuất phát, các bài tập bổ trợ.
- Năng lực riêng:
● Nắm được cách đo đà
● Biết thực hiện kĩ thuật chạy đà và giậm nhảy.
● Thực hiện được bài tập phát triển sức mạnh chân và tốc độ chạy đà
● Biết chỉnh sửa động tác sai thông qua nghe, quan sát và tập luyện; biết điều khiển tổ, nhóm tập luyện và nhận xét kết quả tập luyện; biết vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động sinh hoạt, tập luyện TDTT hằng ngày.
3. Phẩm chất:
- Đoàn kết, chăm chỉ, tự giác và trách nhiệm trong tập luyện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
· Tranh, ảnh, video kĩ thuật chạy đà và giậm nhảy.
· Thanh xà giậm nhảy.
· Còi, đồng hồ bấm giờ để phục vụ các hoạt động tập luyện và trò chơi.
2. Đối với học sinh
· SGK.
· Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS lắng nghe và thực hiện động tác khởi động.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS khởi động chung: Chạy chậm, bài tập tay không, khởi động các khớp và bài tập căng cơ.
- GV cho HS khởi động chuyên môn:
+ Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc độ từ 15 – 20m.
+ Chạy 1 bước, chạy 3 bước thực hiện động tác giậm nhảy và bước bộ liên tục trên đường thẳng 15 – 20m.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện khởi động.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV nhận xét phần khởi động của HS.
- GV dẫn dắt vào bài học: Bài 2. Kĩ thuật chạy đà và giậm nhảy.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Giới thiệu cách đo đà
a. Mục tiêu: HS nắm được cách đo đà trong nhảy xa.
b. Nội dung: GV hướng dẫn, thị phạm và phân tích cách đo cho HS nắm rõ
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức, áp dụng vào các hoạt động sau.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | LƯỢNG VẬN ĐỘNG | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
TG | SL | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV thực hiện mẫu cho HS xem cách nhảy xa và giới thiệu cho HS giai đoạn chạy đà. - GV đặt câu hỏi cho HS: Theo em, số bước chạy đà khoảng bao nhiêu bước? - GV giới thiệu, phân tích và thực hiện lại cho HS thấy, quan sát cách đặt chân giậm nhảy. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và đưa ra dự đoán của bản thân. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời câu hỏi, lắng nghe hướng dẫn của GV các động tác. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
1P
1P
3P
|
1L
1L
1L | 1. Giới thiệu cách đo đà - Số bước chạy đà (mỗi bước chạy đà thường bằng hai bước thường): + Nam từ 15 – 17 bước + Nữ từ 13 – 15 bước - Thực hiện: Từ mép trước ván giậm nhảy đi ngược về hướng chạy đà. Đo xong, xác định vị trí đó là cự li chạy đà. Số bước đà chẵn thì chân giậm nhảy đặt trước, số bước đà lẻ thì chân giậm nhảy đặt sau. |
-------------------------Còn tiếp------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác