Soạn mới giáo án GDCD 8 cánh diều bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

Soạn mới Giáo án công dân 8 cánh diều bài Lao động cần cù, sáng tạo. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: LAO ĐỘNG CẦN CÙ, SÁNG TẠO

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động và một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.
  • Giải thích được ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động.
  • Thể hiện được sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân.
  • Trân trọng những thành quả lao động; quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động; phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

Năng lực riêng:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Tự nhận thức được sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong việc thực hiện cần cù, sáng tạo trong lao động hằng ngày.

 

  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết được một số hiện tượng, vấn đề của đời sống xã hội liên quan đến cần cù, sáng tạo trong lao động; thu thập, xử lý thông tin, tìm hiểu một số hiện tượng, sự kiện, tình huống phản ánh sự cần cù, sáng tạo trong lao động; lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết vấn đề liên quan đến thực hiện cần cù, sáng tạo trong lao động ở đời sống thực tế.
  1. Phẩm chất:
  • Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động lao động phù hợp với lứa tuổi.
  • Có trách nhiệm, trung thực và không ngừng sáng tạo trong lao động.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- SHS, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 8.

- Thiết bị dạy học:

+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0, Phiếu học tập.

+ Các tranh, hình ảnh, video clip thể hiện nội dung về sự cần cù, sáng tạo, tinh thần yêu lao động.

  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Giáo dục công dân 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS kể tên những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về sự cần cù, sáng tạo trong lao động.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về sự cần cù, sáng tạo trong lao động.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tìm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về sự cần cù, sáng tạo trong lao động.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của mình, liệt kê những câu ca dao, tục ngữ nói về sự cần cù, sáng tạo trong lao động.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2-3 HS phát biểu câu trả lời:

“Có chí thì nên”

“Hữu chí cánh thành”

“Có chí làm quan, có có gan làm giàu.”

“Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.”

“Mưu cao chẳng bằng chí dày.”

“Thua keo này bày keo khác.”

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và công bố HS thắng cuộc.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế hiện nay, cần cù, sáng tạo trong lao động là yếu tố làm tăng năng suất, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển. Nếu không lao động cần cù, sáng tạo, mỗi người và xã hội sẽ bị chậm bước tiến so với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của thời đại.

Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 3. Lao động cần cù, sáng tạo.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm, biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SHS tr.15, 16 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về khái niệm của cần cù, sáng tạo trong lao động.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm của cần cù, sáng tạo trong lao động.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1-2 HS đọc thông tin SHS tr.15, 16.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

Em hãy cho biết sự cần cù, sáng tạo trong lao động được thể hiện như thế nào trong từng thông tin trên.

- GV yêu cầu HS liên hệ, vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ: Em hãy kể thêm những biểu hiện khác của sự cần cù, sáng tạo trong lao động.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm, biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SHS tr.15, 16 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về khái niệm, biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 - 3 nhóm HS lần lượt trả lời câu hỏi:

+ Thông tin 1: luôn chủ động suy nghĩ để cải tiến, đổi mới, chế tạo máy bay, vũ khí quân giới.

Thông tin 2: là sự chăm chỉ một cách thường xuyên, không ngại khó khăn, gian khổ; tích cực trau dồi bản thân ngày một tốt đẹp và hoàn thiện hơn.

- GV mời HS nêu khái niệm, biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu khái niệm và biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động

- Khái niệm cần cù trong lao động: Là chăm chỉ, chịu khó một cách thường xuyên trong công việc.

Khái niệm sáng tạo trong lao động: Là say mê nghiên cứu, tìm tòi trong lao động.

- Biểu hiện của cần cù:

+ Chăm chỉ, nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống.

+ Tích cực trau dồi bản thân để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội.

- Biểu hiện của sáng tạo:

+ Luôn suy nghĩ, cải tiến tìm tòi cái mới.

+ Tìm cách giải quyết tối ưu để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động

  1. Mục tiêu: HS giải thích được ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động.
  2. Nội dung:

GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SHS tr.17 và thực hiện yêu cầu.

- GV rút ra kết luận về ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin trong SHS tr.17 và thực hiện yêu cầu:

Em hãy cho biết những việc làm nào của Giáo sư Đặng Văn Ngữ thể hiện sự cần cù, sáng tạo. Những việc làm đó mang lại kết quả gì?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Theo em, cần cù, sáng tạo trong lao động có ý nghĩa như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SHS tr.17 và thực hiện yêu cầu.

- HS rút ra kết luận về ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 nhóm HS xung phong phát biểu câu trả lời:

Những việc làm nào của Giáo sư Đặng Văn Ngữ thể hiện sự cần cù, sáng tạo:

+ Năm 1949, theo tiếng gọi của Tổ quốc và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông về tham gia kháng chiến.

+ Trong phòng thí nghiệm đơn sơ bằng tre, nứa, lá giữa núi rừng Việt Bắc, ông đã nghiên cứu và sản xuất thành công kháng sinh, nước lọc pê-ni-xi-lin chế từ giống nấm ông đem từ Nhật về, phục vụ kịp thời cho thương, bệnh binh trên các chiến trường, nhất là trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

- GV mời HS nêu ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Tìm hiểu ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động

- Hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực để nâng cao hiệu quả lao động, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

- Được mọi người yêu quý, tôn trọng.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách thực hiện lao động cần cù, sáng tạo

  1. Mục tiêu: HS biết trân trọng những thành quả lao động; quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động; phê phán được những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động.
  2. Nội dung:

GV hướng dẫn HS đọc các trường hợp trong SHS tr.18 và thực hiện yêu cầu.

- GV rút ra kết luận về cách thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về việc làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), đọc các trường hợp trong SHS tr.18 và thực hiện yêu cầu:

Nhóm 1, 2: Đọc trường hợp 1 và trả lời câu hỏi: Theo em, bạn An đã thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong học tập như thế nào?

Nhóm 3, 4: Đọc trường hợp 2 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết, bạn Minh đã thể hiện sự sáng tạo trong lao động như thế nào. Hãy kể thêm những cách sáng tạo trong lao động khác mà em biết.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về cách thực hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 

3. Tìm hiểu cách thực hiện lao động cần cù, sáng tạo

+ HS chủ động học tập, lao động

+ Yêu quý lao động, khiêm tốn tìm hiểu, học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động.

+ Phê phán biểu hiện lười biếng, ỷ lại trong học tập, lao động.

-------------Còn tếp--------------

Soạn mới giáo án GDCD 8 cánh diều bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án công dân 8 cánh diều mới, soạn giáo án công dân 8 mới cánh diều bài Lao động cần cù, sáng tạo, giáo án công dân 8 cánh diều

Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay