Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
- SHS, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 8.
- Thiết bị dạy học:
+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.
+ Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung liên quan đến việc lập kế hoạch chi tiêu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ phần Mở đầu SHS tr.50.
- GV dẫn dắt vào bài học.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ: Gia đình mỗi tuần cho em 50000 đồng tiền tiêu vặt. Em sẽ chi tiêu cho những khoản nào? Theo em, làm thế nào để chi tiêu số tiền đó hiệu quả?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ bản thân, vận dụng hiểu biết để thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 4-5 HS chia sẻ trước lớp:
Gợi ý: Em sẽ dùng số tiền đó để mua đồ dùng học tập, sách vở khi cần thiết…. Theo em, cần phải tạo nên một kế hoạch chi tiêu hợp lý và kiểm soát được khoản chi tiêu của mình. Em sẽ chi tiêu một nửa cho các khoản nhu yếu, khoản còn lại em tiết kiệm để chi tiêu cho các mục đích khác.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong cuộc sống, có những người chi tiêu không có kế hoạch, không cân đối được thu, chi, thậm chí rơi vào tình trạng nợ nần. Vì thế, lập kế hoạch chi tiêu là việc làm cần thiết giúp mỗi người kiểm soát được thu, chi, chủ động trong việc thực hiện các dự định của bản thân trong hiện tại và tương lai.
Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 8 – Lập kế hoạch chi tiêu.
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SHS tr.50-51 và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát hình ảnh trong SHS tr.50-51 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy quan sát mỗi hình ảnh và cho biết bạn học sinh nào chi tiêu không có kế hoạch. Theo em, chi tiêu có kế hoạch sẽ mang lại lợi ích gì cho các bạn học sinh đó? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết vì sao mỗi người cần phải lập kế hoạch chi tiêu. Nếu chúng ta chi tiêu không có kế hoạch thì có thể rơi vào những hoàn cảnh nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh trong SHS tr.50-51 và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số nhóm HS trả lời câu hỏi: + Bạn học sinh nào chi tiêu không có kế hoạch: ● Hình ảnh 1: cả hai bạn ● Hình ảnh 3: bạn nam Chi tiêu có kế hoạch sẽ giúp các bạn học sinh đó không phải đi vay tiền người khác; tăng tiết kiệm; bớt được các khoản chi tiêu không cần thiết; chủ động về tài chính. - GV mời HS nêu sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu - Kế hoạch chi tiêu: là bản danh sách các khoản thiền được phân chia để sử dụng cho những mục đích cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. - Sự cần thiết: + Giúp mỗi người cân đối các khoản thu và chi một cách hợp lí; + Tránh được các khoản chi tiêu không cần thiết; + Tăng khoản tiết kiệm, chủ động về tài chính trong hiện tại và tương lai. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu
- GV hướng dẫn HS đọc các trường hợp trong SHS tr.51-52 và thực hiện yêu cầu.
- GV rút ra kết luận về cách lập kế hoạch và thực hiện chi tiêu hợp lí.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời HS đọc các trường hợp trong SHS tr.51-52. - GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ) và thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1, 2: Theo em, bạn Hà trong trường hợp 1 lập kế hoạch chi tiêu gồm mấy bước? Em hãy đặt tên cho từng bước trong kế hoạch chi tiêu đó. + Nhóm 3, 4: Em có nhận xét gì về thói quen chi tiêu của bạn An trong trường hợp 2? Từ đó, em hãy rút ra bài học về cách rèn luyện để tạo thói quen chi tiêu hợp lí cho bản thân. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về cách lập kế hoạch và thực hiện chi tiêu hợp lí. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc các trường hợp SHS tr.51-52 và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về cách lập kế hoạch chi tiêu theo hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời: + Trường hợp 1: Bạn Hà trong trường hợp 1 lập kế hoạch chi tiêu gồm 5 bước: Bước 1: Xác định mục tiêu của kế hoạch và thời hạn thực hiện dựa trên số tiền đó. Bước 2: Xác định các khoản cần chi; Bước 3: Thiết lập nguyên tắc thu, chi Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho phù hợp. + Trường hợp 2: Thói quen chi tiêu của bạn An chưa được phù hợp. Trong tháng 2, khi có nhiều tiền hơn, bạn An cũng chi tiêu nhiều hơn; đặc biệt bạn chi tiêu cho giải trí cao hơn 6 lần so với tháng 1, tiền ăn cũng nhiều hơn. Chính vì vậy mà bạn bị tiêu quá giới hạn đặt ra. Bài học rút ra về cách rèn luyện để tạo thói quen chi tiêu hợp lí cho bản thân: * Tạo thói quen tiết kiệm ngay từ bây giờ. * Giữ lại tối thiểu 15- 20% thu nhập trong tháng cho khoản tiết kiệm. * Chỉ mua sắm những thứ mình cần chứ không phải mình muốn. * Lên kế hoạch tiêu xài tiết kiệm trong tuần/tháng/năm. * Ghi lại chi tiêu hằng ngày. - GV rút ra ra kết luận về cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Tìm hiểu cách lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu - Cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí: + Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có. + Bước 2: Xác định các khoản cần chi. + Bước 3: Thiết lập quy tắc thu, chi. + Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu. + Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu. |
---------------Còn tiếp---------------
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: