Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Sau chủ đề này, HS cần:
- Kể tên được một số nghề truyền thống ở Việt Nam; nêu được hoạt động, yêu cầu cơ bản của các nghề đó; chỉ ra được công cụ chính và sự an toàn khi sử dụng các công cụ lao động của nghề truyền thống.
- Nhận ra một số đặc điểm của bản thân phù hợp với công việc của nghề truyền thống.
- Thể hiện sự tôn trọng và có ý thức giữ gìn nghề truyền thống.
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực riêng:
+ Giới thiệu được các nghề/ nhóm nghề phổ biến ở địa phương và ở Việt Nam, chỉ ra được vai trò kinh tế - xã hội của các nghề đó.
+ Phân tích được yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người làm nghề mà bản thân quan tâm.
+ Chỉ ra được các công cụ của các ngành nghề, những nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra và cách đảm bảo sức khoẻ nghề nghiệp.
+ Rèn luyện được một số phẩm chất và năng lực cơ bản của người lao động
+ Biết giữ an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
- Yêu cầu HS đọc trước SGK và viết vào vở những nội dung từ đầu đến hết nhiệm vụ 2.
- Tranh ảnh để HS quan sát và tham gia các trò chơi, phiếu học tập.
- Giới thiệu yêu cầu về sản phẩm và tiêu chỉ đánh giá sản phẩm mà HS phải hoàn thành vào tuần 3, 4 của chủ để để thể hiện những hiểu biết về địa danh các làng nghề và hoạt động đặc trưng tạo ra sản phẩm, tuyên truyền giữ gìn và phát huy nghề truyển thống (giúp HS chuẩn bị tâm thế và dần có ý tưởng về sản phẩm).
- Đồ dùng học tập
- Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp.
- Các nguyên vật liệu, dụng cụ để làm nghể truyền thống mà mình yêu thích, lựa chọn.
- Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động đặc trưng của nghề truyền thống (nhiệm vụ 2).
- Bản tuyên truyền, giới thiệu về nghề truyền thống (nhiệm vụ 6).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV giới thiệu các làng nghề truyền thống của Việt Nam thông qua một số bài ca dao và tục ngữ.
Chợ Chì bán xảo bán sàng
Bắc Ninh bán những nhẫn vàng trao tay
Đình Bảng bán ấm bán khay
Phù Lưu họp chợ mỗi ngày mộtđông.
- GV đặt câu hỏi: Qua câu ca dao trên em hãy kể tên các làng nghề được nhắc đến trong bài ca dao?
- HS trả lời. GV kết luận:
- GV dẫn dắt vào chủ đề: Với sự đa dạng của đặc điểm địa hình , điều kiện tự nhiên, đất nước Việt Nam ta có nhiều làng nghề truyền thống, sản phẩm phong phú, đa dạng. Việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống đóng vai trò quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, gìn giữ và phát huy văn hoá truyền thống. Vậy để hiểu được ý nghĩa của nghề truyền thống và những việc cần làm để giữ gìn và phát triển nghề truyền thống, chúng ta tìm hiểu chủ đề 7: Tìm hiểu nghề truyền thống ở Việt Nam.
Hoạt động 1: Kể tên nghề truyền thống ở Việt Nam và sản phẩm tiêu biểu
- Tổ chức trò chơi “Du lịch làng nghề quan tranh”
- Chia sẻ về sản phẩm và những giá trị của làng nghề truyền thống
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||
* Nhiệm vụ 1: Tổ chức trò chơi “Du lịch làng nghề quan tranh” Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức trò chơi “Du lịch làng nghề quan tranh”. GV phổ biến cách chơi: + GV phát cho 2 đội chơi 1 phiếu nội dung theo mẫu sau:
+ GV chiếu hình ảnh có liên quan đến các làng nghề truyền thống. Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu trong thời gian 2 phút, đội nào ghi được nhanh và nhiều thì đội đó chiến thắng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS dựa vào hiểu biết kết hợp đọc sgk và thực hiện yêu cầu. + GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS trả lời. HS khác nhận xét và bổ dung + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. + HS ghi bài. * Nhiệm vụ 2: Chia sẻ về sản phẩm và những giá trị của nghề truyển thống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS thảo luận và chia sẻ về những giá trị mà nghề truyền thống mang lại theo hướng dẫn: + Chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm chọn 1 nghề truyền thống để thảo luận. · Nhóm 1: Nghề chế tác đá mĩ nghệ. · Nhóm 2: Nghề làm mắm. · Nhóm 3: Nghề làm nón. · Nhóm 4: Nghề trồng hoa. + Kể tên các sản phẩm của nghề truyền thống đó. + Nêu những giá trị về: kinh tế, văn hoá - xã hội,... của nghề truyền thống đó. - GV tổ chức cho các nhóm thảo luận và trình bày kết quả trên giấy A3 dưới dạng sơ đồ hoặc sử dụng tranh ảnh,... Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS dựa vào hiểu biết kết hợp đọc sgk và thực hiện yêu cầu. + GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS trả lời. HS khác nhận xét và bổ sung + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. + HS ghi bài. | I. Kể tên nghề truyền thống ở Việt Nam và sản phẩm tiêu biểu - Nghề làm tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ ở Thuận thành, Bắc Ninh với sản phẩm : tranh nghệ thuật dân gian. - Nghề nặn tò he ở Phú Xuyên, Hà Nội với sản phẩm : tò he - Nghề làm nón làng Chuông ở Thanh Oai, Hà Nội với sản phẩm : nón lá. - Nghề dệt thổ cẩm ở Mai Châu, Hòa Bình với sản phẩm : quần áo, khăn, mũ thổ cẩm,… - Nghề trồng chè tại Tân Cương, Thái Nguyên với sản phẩm chè khô. - Nghề làm gốm Thanh Hà ở Hội An với sản phẩm đồ gia dụng và nghệ thuật bằng gốm. - Nghề mây tre đan ở Khoái Châu, Hưng Yên với sản phẩm đồ gia dụng và sản phẩm mây tre đan |
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động đặc trưng và lưu ý an toàn khi làm nghề truyền thống
- Gọi tên và mô tả các hoạt động đặc trưng của một số nghề truyền thống
- Tổ chức triển lãm tranh làng nghề truyền thống ở Việt Nam
-----------Còn tiếp --------
Toán, Văn mỗi môn:
Các môn còn lại mỗi môn:
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí