Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Sau bài học, HS sẽ:
- Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất thông qua quan sát.
- Đưa ra được một số ví dụ về đặc điểm cơ bản của ba thể này.
- Chỉ ra được các chất quanh ta tổn tại ở thể nào.
- Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ; sự đông đặc.
- Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể của chất.
- Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy; đông đặc; bay hơi; ngưng
tụ; sôi.
- Tìm được ví dụ về sự chuyển thể của một số chất trong tự nhiên.
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực riêng:
- Hình thành phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
- Hóa chất, dụng cụ:
+ 1 miếng gỗ nhỏ, 2 xi-lanh nhựa, cốc nước màu (nước pha màu thực phẩm hoặc mực).
+ Mô hình hạt ở các thể rắn, lỏng, khí (hình vẽ hoặc mô hình).
+ Viên nước đá, nước, ống nghiệm, giá đỡ, nhiệt kế.
+ Nước cất, cốc thuỷ tỉnh chịu nhiệt, nhiệt kế, đèn cồn, giá đỡ, vải lót tay, diêm (bật lửa).
- Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV giúp HS nhớ lại kiến thức cũ: trong tự nhiên, nước tổn tại ở ba thể rắn, lỏng, khí. Ta có thể đi trên mặt nước đóng băng đủ dày nhưng không thể đi trên mặt nước lỏng. Như vậy, cùng là chất nước, khi ở các thể khác nhau thì tính chất khác nhau.
=> GV nêu câu hỏi: Giữa các thể của nước có sự chuyển đồi qua lại lẫn nhau ở những điều kiện nhất định. Sự chuyên thể của nước tạo ra những hiện tượng tự nhiên nào trên Trái Đât?
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số thể của chất
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn cho HS nhận biết về chất ở các thể khác nhau. Ví dụ: sắt (thép), bê tông, đất, cát,... ở thể rắn có hình dạng cố định. Nước, dầu ăn,... ở thể lỏng ta cần dùng cốc hay bình để chứa nó. Không khí, hơi nước, ... ở thể khí ta cần giữ chúng trong các bình chứa kín. Từ đó, HS lấy được ví dụ về các chất ở thể rắn, lỏng, khí xung quanh ta. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát, hướng dẫn HS Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS trả lời câu hỏi + HS khác nhận xét, bổ xung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. | I. Các thể của chất: thể rắn, thể lỏng, thể khí Nước có thể tồn tại ở thể rắn (nước đá, băng. tuyết), thể lỏng, thể khí (hơi nước). Mọi chất được tìm thấy trên Trái Đắt cũng thường ở thể rắn, thể lỏng, hoặc thể khi. Ví dụ: đất đá ở thẻ rắn; xăng, dầu ở thẻ lỏng: không khí, hơi xăng ở thẻ khi. Cơ thể động vật có xương ở thể rắn, máu ở thẻ lỏng. Trả lời câu hỏi: 1. Chất ở thể rắn: gỗ, than, nến,... Chất ở thể lỏng: xăng, dầu ăn, tỉnh dầu... Chất ở thể khí: carbon dioxide, hơi nước,... 2. Không thể dùng chất ở thể lỏng để tạo nên vật có hình dạng cố định. |
Hoạt động 2: Thực hành tìm hiểu một số tính chất của chất ở thể rắn, lỏng khí
---------------- Còn tiếp ----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác