Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Sau bài học, HS sẽ:
- Hiểu và phân biệt được các nhóm lương thực, thực phẩm; vai trò cung cấp dưỡng chất của từng nhóm thức ăn.
- Biết cách sử dụng các loại thực phẩm để có cơ thể khoẻ mạnh, có đủ năng lượng cho học tập và vui chơi.
- Hiểu được tại sao phải ăn uống nhiều loại thực phẩm khác nhau chứ không phải chỉ một số loại thực phẩm nhất định.
- Hiểu được tác hại của một số đồ ăn nhanh, ăn quá nhiều mà ít hoạt động dẫn đến cơ thể không cân đối, sức khoẻ không tốt.
- Biết được sự biến đổi của lương thực, thực phẩm và biết cách bảo quản lương thực, thực phẩm.
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực riêng:
- Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.
- Tư liệu, hình ảnh giới thiệu về món ăn và các loại lương thực, thực phẩm.
- Gạo, 2 chiếc hộp, nước.
- Rau, thịt, cá, 1 cốc sữa.
- Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV yêu cầu HS: Kể lại việc cùng với bố mẹ chuẩn bị bữa ăn cho gia đình như thế nào
+ GV cung cấp cho HS một số tạp chí, sách báo quảng cáo về lương thực, thực phẩm.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm, lựa chọn những loại thực phẩm an toàn từ các bài báo, quảng cáo đó. Yêu cầu HS cắt hình các loại lương thực, thực phẩm ra (hoặc vẽ) và dán chúng lên mảnh giấy. Sau đó, các nhóm lên trình bày trước lớp về lựa chọn của mình và giải thích lí do.
- HS thảo luận nhóm, trình bày lựa chọn
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của lương thực, thực phẩm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 15.1 đặt ra các câu hỏi cùng thảo luận với HS: + Lương thực, thực phẩm nào có nguồn gốc từ thực vật từ động vật? + Lương thực, thực phẩm nào có thể ăn sống? phải nấu chín? + Tại sao cần phải bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách? nhẹ hơn nước và tan trong nước không? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát, hướng dẫn HS Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS trả lời + HS khác nhận xét, bổ xung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. | I. Vai trò của lương thực, thực phẩm - Lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: gạo, ngô, khoai lang, mía, các loại quả, đậu, đỗ, dầu thực vật, bơ, lạc, vừng, rau xanh. - Lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: mật ong, cá, thịt, trứng, mỡ lợn, sữa. - Lương thực, thực phẩm có thể ăn sống: rau xanh, củ quả tươi, sữa,... Lương thực, thực phẩm phải nấu chín: cá, thịt,... - Cần bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách vì chúng dễ bị hư hỏng sinh ra những chất độc, có hại cho sức khoẻ. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm
------------- Còn tiếp ----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác