Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
PHẦN HAI: GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được đặc điểm, cấu trúc, nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Thực hiện được nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam bằng những hành vi cụ thể, phù hợp với quy định của pháp luật.
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dành thời gian từ 3 – 5 phút cho các nhóm thảo luận.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.
- GV dẫn dắt vào bài học:
Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm nhiều bộ phận cấu thành. Mỗi bộ phận của hệ thống chính trị đều có chung mục đích vì lợi ích của nhân dân và của cá dân tộc Việt Nam. Bài học này, giúp các em nhận biết được đặc điểm, cấu trúc, nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị. Qua đó, các em có thể thực hiện được nghĩa vụ công dân trong bảo vệ và xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam bằng những việc làm cụ thể.chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị, xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc hệ thống chính trị Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Nêu được các cơ quan trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
- Nêu được hiểu biết về vị trí của các cơ quan trọng hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- HS biết được các cơ quan trọng hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- HS nêu được hiểu biết về vị trí của các cơ quan trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc sơ đồ 1 trong SGK để trả lời các câu hỏi: + Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm những cơ quan nào? +Em có những hiểu biết gì về vị trí của các cơ quan trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho các nhóm trả lời từng câu hỏi. Trong quá trình HS đọc thông tin, GV quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi cần thiết, đồng thời ghi lại
những HS tích cực, những HS chưa thực sự tích cực để điều chỉnh. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện các nhóm trả lời và các bạn trong lớp nhận xét ý kiến trả lời của bạn mình. GV có thể dựa vào kết quả quan sát các nhóm thực hiện nhiệm vụ để mời theo tinh thần xung phong hoặc chỉ định các nhóm trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Cấu trúc hệ thống chính trị Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hệ thống chính trị là một chính thể thống nhất trong đó bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp có quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện hoặc tham gia thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước. - Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên |
------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác