Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được hệ thống pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam.
- Tự giác thực hiện các quy định pháp luật.
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
+ Nhận thức chuẩn mực hành vi nêu được hệ thống pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam.
+ Điều chỉnh hành vi tự giác thực hiện các quy định pháp luật.
- Trách nhiệm: Tự giác, tích cực thực hiện các quy định của pháp luật.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Quan sát hình ảnh và chia sẻ hiểu biết về một trong năm văn bản quy phạm pháp luật.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.
- GV dẫn dắt vào bài học:
Để quản lí và điều chỉnh các quan hệ xã hội, Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật đầy đủ và thống nhất. Hệ thống pháp luật Việt Nam thể hiện thông qua các văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung. Là công dân Việt Nam, em cần hiểu rõ về hệ thống, cấu tạo của pháp luật cũng như hình thức biểu hiện của hệ thống pháp luật trong đời sống xã hội, từ đó xây dựng ý thức tự giác thực hiện các quy định của pháp luật.Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam.
Hoạt động 1: Tìm hiểu hệ thống pháp luật
- HS nêu được khái niệm hệ thống pháp luật, cấu thành hệ thống pháp luật.
- HS nêu được các ngành luật trong hệ thống pháp luật và chia sẻ hiểu biết về một số ngành luật.
- HS nêu được khái niệm hệ thống pháp luật, cấu thành hệ thống pháp luật.
- HS nêu được các ngành luật trong hệ thống pháp luật và chia sẻ hiểu biết về một số ngành luật
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát sơ đồ, đọc trường hợp, thông tin ở phần khám phá trong SGK để thực hiện các yêu cầu, trả lời câu hỏi: + Theo em, hệ thống pháp luật là gì? + Hệ thống pháp luật được cấu thành từ những yếu tố nào? Lấy ví dụ minh hoạ từng yếu tố. + Hệ thống pháp luật Việt Nam có bao nhiêu ngành luật và đó là những ngành luật nào? + Em có những hiểu biết gì về một trong các ngành luật nêu trên? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho các nhóm trả lời từng câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Trong quá trình các nhóm đọc thông tin, GV quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi cần thiết, đồng thời ghi lại những HS tích cực, những HS chưa thực sự tích cực để điều chỉnh. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện nhóm trả lời và các nhóm khác nhận xét ý kiến trả lời của nhóm bạn. GV có thể dựa vào kết quả các nhóm thảo luận để mời theo tinh thần xung phong hoặc chỉ định nhóm trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Hệ thống pháp luật - Hệ thống pháp luật là hình thức cấu trúc bên trọng của pháp luật, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau; được phân định thành các chế định pháp luật và các ngành luật được quy định bởi tính chất, cơ cấu các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. - Các bộ phận cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật gồm: quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, ngành luật. |
------------ Còn tiếp --------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác