Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được chức năng của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nêu được cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Thực hiện được nghĩa vụ công dân đối với Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ bằng những hành vi cụ thể, phù hợp với quy định pháp luật.
- Năng lực chung:
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nếu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
+ Nhận thức chuẩn mực hành vi nêu được chức năng của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nêu được cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Điều chỉnh hành vi: thực hiện được nghĩa vụ công dân đối với Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ bằng những hành vi cụ thể, phù hợp với quy định pháp luật.
+ Đánh giá hành vi của bản thân và người khác; phê phán, đấu tranh với những hành vi chống phá hệ thống Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ ở nước ta.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dành thời gian từ 3 – 5 phút cho các nhóm thảo luận. Chỉ ra một số hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ mà em biết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.
- GV dẫn dắt vào bài học:
Trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ là các thiết chế có vị trí đặc biệt quan trọng. Những vị trí này được xác định trên cơ sở quy định của Hiến pháp và luật. Việc tìm hiểu về chức năng, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ sở quan trọng để mỗi chúng ta định hướng hành vi phù hợp, góp phần xây dựng bộ máy nhà nước Cộng hoà xã chủ nghĩa Việt Nam vững mạnh. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hoạt động 1: Tìm hiểu Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nêu được chức năng của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Nêu được cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm (nhóm 4HS) thảo luận 8 phút đọc các thông tin tại mục 1 trong SGK để trả lời các câu hỏi và thực hiện các yêu cầu: + Chức năng của Quốc hội trong các thông tin nêu trên được thể hiện qua những hoạt động gì? + Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm các chức năng nào? + Chia sẻ hiểu biết của em về cơ cấu tổ chức của Quốc hội. + Vẽ sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức của Quốc hội. + Cho biết Quốc hội hoạt động như thế nào. + Nếu cách hiểu của em về chế độ làm việc theo hội nghị và quyết định theo đa số của Quốc hội. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho các nhóm trả lời từng câu hỏi, thực hiện yêu cầu. - Trong quá trình HS đọc thông tin, GV quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi cần thiết, đồng thời ghi lại những HS tích cực, những HS chưa thực sự tích cực để điều chỉnh. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện các nhóm trình bày và các nhóm khác nhận xét. GV có thể dựa vào kết quả quan sát các nhóm thực hiện nhiệm vụ để mời theo tinh thần xung phong hoặc chỉ định các nhóm trả lời. · Thông tin 1: chức năng lập hiến; · Thông tin 2: chức năng lập pháp; · Thông tin 3; chức năng quyết định vấn đề quan trọng của đất nước; · Thông tin 4: chức năng quyết định vấn đề quan trọng của đất nước; · Thông tin 5: chức năng giám sát tối cao. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chức năng của Quốc hội: + Chức năng lập hiến, lập pháp: Quốc hội là cơ quan có quyền thông qua sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; thông qua, sửa đổi, bổ sung các luật. + Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng – an ninh của đất nước; xây dựng, củng cố và phát triển bộ máy nhà nước và các vấn đề quan trọng khác. + Chức năng giám sát tối cao: Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội. Quốc hội giám sát tối cao hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng Bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập. - Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội. - Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Tại kì họp, Quốc hội thảo luận và quyết định theo đa số các vấn đề thuộc chức năng của Quốc hội. |
------------- Còn tiếp ----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác