Soạn mới giáo án Lịch sử 10 kết nối tri thức bài 6: Một số nền văn minh phương tây thời kì cổ - trung đại

Soạn mới giáo án lịch sử 10 KNTT bài Một số nền văn minh phương tây thời kì cổ - trung đại. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY

 THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được sự phát triển của các nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại trên trục thời gian.
  • Giải thích, phân tích được cơ sở hình thành của các nền văn minh phương Tây.
  • Nêu được ý nghĩa của những thành tựu tiêu biểu của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại và văn minh Tây Âu thời Phục hưng.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
  • Năng lực riêng:
  • Rèn luyện các kĩ năng: sưu tầm và khai thác tư liệu trong học tập lịch sử; giải thích, phân tích,... sự kiện, nội dung lịch sử liên quan đến bài học; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những tình huống/bài tập nhận thức mới.
  • Góp phần hình thành và phát triển các năng lực tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
  1. Phẩm chất
  • Biết trân trọng giá trị, có nhận thức và hành động góp phần bảo tồn và phát huy các di sản, giá trị văn minh nhân loại.
  • Bồi dưỡng các phẩm chất như: khách quan, trung thực, chăm chỉ, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử, Giáo án.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Một số tư liệu lịch sử gắn với nội dung bài học Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại.
  • Tập bản đồ và tư liệu lịch sử 10.
  • Tranh ảnh phóng to và một số tư liệu lịch sử liên quan đến bài học Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Kích thích HS nảy sinh nhu cầu, mong muốn tìm hiểu về những vấn đề cốt lõi của bài học mới trong quá trình học tập.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về bảo tàng Ô-lim-pic Nhật Bản; HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV nêu vấn đề và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số ví dụ cho thấy những cống hiến, giá trị trường tồn của các nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về Bảo tàng Ô-lim-pic Nhật Bản và giới thiệu với HS: Từ năm 1896 đến nay, cứ bốn năm một lần, Thế vận hội Olympic được tổ chức tại các quốc gia khác nhau. Đây không chỉ là một sự kiện thể thao mà còn mang ý nghĩa biểu trưng cho sự bình đẳng, đoàn kết giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Ngay từ thời cổ đại, Ô-lim-píc đã được tổ chức 4 năm 1 lần tại đền thờ thần Dớt.

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Ngoài sự kiện này, em có thể kể thêm một số ví dụ khác cho thấy những cống hiến, giá trị trường tồn của các nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời: Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) lấy ý tưởng từ công trình kiến trúc nổi tiếng đền Parthenon nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại. Parthenon là một công trình kiến trúc văn hoá Hy Lạp cổ đại, làm bằng đá cẩm thạch trắng, kiến trúc theo trường phái Doric nổi tiếng, nằm trong quần thể kiến trúc Ancropolis trên đồi Athen, khởi móng từ năm 477 trước CN, được người cổ đại xếp hạng là một trong bảy kỳ quan văn hoá thế giới. Đây là một công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh loài người, là biểu tượng của vẻ đẹp lý tưởng, của sức mạnh trí tuệ và khả năng sáng tạo của con người – thể hiện nội dung, tư tưởng và lòng khao khát cao cả rất gần gũi với những gì UNESCO đang vươn tới.

 

 

 

 

 

 

 

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Văn minh phương Tây là một thuật ngữ được sử dụng rất rộng rãi để chỉ di sản của chuẩn mực xã hội, các giá trị đạo đức, truyền thống, phong tục, hệ thống niềm tin, chế độ chính trị có nguồn gốc hoặc liên kết với châu Âu. Một nền tảng của tư tưởng phương Tây, bắt đầu từ Hy Lạp cổ đại và tiếp tục qua thời Trung cổ và Phục hưng, là ý tưởng của chủ nghĩa duy lý trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, đặc biệt là tôn giáo, được phát triển bởi triết học Hy Lạp, và chủ nghĩa nhân văn. Để nắm rõ hơn, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải thích, phân tích được cơ sở hình thành của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại.

- Nêu được ý nghĩa của những thành tựu tiêu biểu của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại.

- HS biết trân trọng giá trị, có nhận thức và hành động góp phần bảo tổn và phát huy

các di sản, giá trị văn minh nhân loại.

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tài liệu lịch sử để tìm hiểu về văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại.

à Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho HS.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc nội dung thông tin mục 1a, 1b, quan sát Hình 2-8, đọc mục Em có biết SGK tr.48-54 và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở:

- Cơ sở hình thành nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại

- So sánh sự khác nhau về điều kiện hình thành nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại với các nền văn minh phương Đông.

- Các thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của những thành tựu đó.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt HS:

+ Các nền văn minh phương Tây dù hình thành muộn hơn so với phương Đông nhưng do tiếp thu những thành tựu của phương Đông và thường xuyên phải đối mặt với những thách thức của môi trường nên ngày càng phát triển nhanh chóng.

+ Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại với những thành tựu rực rỡ và ảnh hưởng rộng khắp của nó đã trở thành những nền tảng quan trọng cho sự hình thành và phát triển của văn minh Tây Âu trong các thời đại tiếp theo.

+ Việc tìm hiểu và nghiên cứu về những thành tựu và giá trị của các nền văn minh này sẽ giúp chúng ta hiểu biết về những mối liên hệ giữa các nền văn minh, quốc gia, dân tộc, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.

- GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin mục 1a, quan sát Hình 2 SGK tr48-50 và trả lời câu hỏi: Nêu và phân tích cơ sở của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4 người) và thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 1: Hãy so sánh về cơ sở hình thành nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại với các nền văn minh phương Đông.

- GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 1b, quan sát Hình 3-8, thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu thành tựu của văn minh Hy Lạp - Lã Mã trên lĩnh vực chữ viết.

 

 

 

 

+ Nhóm 2: Tìm hiểu thành tựu của văn minh Hy Lạp - Lã Mã trên lĩnh vực văn học.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu thành tựu của văn minh Hy Lạp - Lã Mã trên lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc và hội họa.

 

+ Nhóm 4: Tìm hiểu thành tựu của văn minh Hy Lạp - Lã Mã trên lĩnh vực khoa học kĩ thuật.

+ Nhóm 5: Tìm hiểu thành tựu của văn minh Hy Lạp - Lã Mã trên lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo.

+ Nhóm 6: Tìm hiểu thành tựu của văn minh Hy Lạp - Lã Mã trên lĩnh vực thể thao.

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 3-8:

+ Hình 3: Bảng chữ số La Mã là một trong những thành tựu quan trọng của người La Mã từ thời cổ đại mà còn được ứng dụng trong xã hội ngày nay.

+ Hình 4: Đền Pác-tê-nông được xây dựng trong khoảng những năm từ 447 đến năm 438 TCN dưới sự chỉ đạo của hai nhà kiến trúc kiệt xuất là Ich-ti-nôt và Ca-li-cra-tét. Ngôi đền là tác phẩm tiêu biểu cho kiến trúc sử dụng cột trụ với vẻ đẹp cân xứng, hài hoà, vững chắc của kiến trúc Hy Lạp.  Đây là công trình kiến trúc nổi tiếng nhất còn lại và là biểu tượng cho kiến trúc Hy Lạp cổ đại, được đánh

giá như một trong các công trình văn hoá vĩ đại nhất của thế giới.

+ Hình 5: Là vị thần của tình yêu và sắc đẹp, được đánh giá là một trong những tác phẩm điêu khắc cổ điển đẹp nhất thế giới. Những bí ẩn về tạo hình và lịch sử của bức tượng hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận giữa các nhà sử học và nghệ thuật học.

+ Hình 6: Chủ đề của tranh trên những chiếc bình là những cảnh trong thần thoại. Các nhân vật được thể hiện giống như trong hội hoạ Ai Cập.

+ Hình 7: Pi-ta-go là nhà triết học người Hy Lạp cổ đại, định lí Pi-ta-go vẫn được sử dụng rộng rãi đến ngày nay. Bức tượng được xây dựng trên đảo Xa-mốt, một hòn đảo Hy Lạp ở vùng biển Đông A-e-ge-an, nơi được cho rằng ông đã sống những năm tháng đầu đời nhằm tôn vinh những đóng góp của ông đối với văn minh nhân loại.

+ Hình 8: Máy bắn đá của người Hy Lạp được phát minh vào đầu thế kỉ IV trước Công nguyên, được trang bị của quân đội Hy Lạp thời kì đó.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về thành tựu của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại:

Đấu trường Cô-li-dê

Khải hoàn môn Công-xtan-ti-nút

 

Đền thần Dớt

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: Hãy nêu ý nghĩa những thành tựu cơ bản của nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung thông tin mục 1a, 1b, quan sát Hình 2-8, đọc mục Em có biết SGK tr.48-54 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày :

+ Cơ sở hình thành nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại

+ So sánh sự khác nhau về điều kiện hình thành nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại với các nền văn minh phương Đông.

+ Các thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của những thành tựu đó.

- GV mời nhóm, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại

a) Cơ sở hình thành

- Điều kiện tự nhiên:

+ Hình thành trên các bán đảo Nam Âu.

+ Nhiều núi và cao nguyên,vùng, vịnh, hải cảng, đất đai khô rắn, không màu mỡ.

+ Nguồn TNTN phong phú: đồng, chì, sắt,...

- Dân cư và xã hội:

+ Từ khoảng đầu đến cuối TNK II TCN, nhiều tộc người xây dựng và mở rộng quốc gia của họ quanh Địa Trung Hải.

+ Có 2 giai cấp cơ bản: chủ nô và nô lệ. Ngoài ra còn có các tầng lớp khác như nông dân, thợ thủ công, thương nhân.

- Kinh tế:

+ Ngành kinh tế chủ đạo là thủ công nghiệp  và thương nghiệp.

+ Nông nghiệp có vai trò nhất định ở La Mã với nền kinh tế điền trang.

- Chính trị:

+ Từ khoảng cuối TNK III TCN, cư dân ở Hy Lạp đã xây dựng các nhà nước đầu tiên. + Trong thế kỉ VIII - IV TCN, những thành bang theo thể chế cộng hòa đã hình thành tại Hy Lạp.

+ Khoảng giữa TK VIII TCN, thành bang La Mã được thành lập, chế độ cộng hòa được thiết lập đến cuối TK I TCN. Từ năm 27 TCN, thời kì đế chế bắt đầu kéo dài đến khi đế quốc Tây La Mã sụp đổ.

- Sự tiếp thu các thành tựu văn minh phương Đông: tiếp thu trên các lĩnh vực như kĩ thuật chế tác và sản xuất thủ công nghiệp, chữ viết, văn học, nghệ thuật kiến trúc.

- Kết quả Phiếu học tập số 1: Đính kèm bảng bên dưới hoạt động.

 

 

b) Thành tựu cơ bản

- Chữ viết:

+ Bảng chữ cái Hy Lạp với 24 chữ cái.

+ Người La Mã xây dựng chữ La-tinh, là văn tự chữ cái được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.

- Văn học:

+ Nguồn cảm hứng và đề tài phong phú bắt nguồn từ thần thoại.

+ Thơ, văn xuôi và kịch đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.

- Kiến trúc, điêu khắc và hội họa

+ Công trình kiến trúc tiêu biểu: Đền Pác-tê-nông, Đền thờ thần Dớt,...

+ Điêu khắc, hội họa: Lực sĩ ném đĩa, Tượng A-tê-na, tượng thần Vệ nữ thành Mi-lô.

- Khoa học kĩ thuật:

+ Thiên văn học: Nhận ra Trái đất hình cầu, Mặt trời và các thiên thể chuyển động quanh Trái đất; biết tính lịch theo chu kì chuyển động của Mặt trời.

+ Toán học, vật lí: các nhà khoa học Hy Lạp (Ta-lét, Pi-ta-go, Ác-si-mét,...) đã có đóng góp trong nhiều ngành khoa học khác nhau.

+ Y học: chuẩn đoán và chữa bệnh bằng thuốc, giải phẫu, gây mê.

+ Sử học: Hy Lạp với sử gia Hê-rô-dốt. Sử La Mã với nhiều nhà sử học Pô-li-bi-út.

+ Ứng dụng KHKT vào thực tiễn đời sống: chế tạo bê tông, sử dụng hệ thống đòn bẩy, chế tạo máy bắn đá,...

- Tư tưởng: là quê hương của triết học phương Tây, gắn liền với cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

- Tôn giáo:

+ Thờ đa thần.

+ Ảnh hưởng đối với đời sống văn hóa phương Tây sau này.

- Thể thao: Nhiều sự kiện thể thao cổ đại là cơ sở, nền tảng cho nhân loại ngày nay.

à

+ Góp phần vào sự phát triển rực rỡ của nền văn minh phương Tây.

+ Đặt nền móng cho sự phát triển nhiều lĩnh vực của văn minh nhân loại.

-----------------------Còn tiếp-------------------------

Soạn mới giáo án Lịch sử 10 kết nối tri thức bài 6: Một số nền văn minh phương tây thời kì cổ - trung đại

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 10 kết nối mới, soạn giáo án lịch sử 10 mới kết nối bài Một số nền văn minh phương tây thời kì cổ - trung đại, giáo án soạn mới lịch sử 10 kết nối

Soạn mới giáo án Lịch sử 10 kết nối


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay