Soạn mới giáo án Lịch sử 7 chân trời sáng tạo bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu ( 4 tiết)

Soạn mới Giáo án lịch sử 7 CTST bài Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu ( 4 tiết). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 1: TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI

BÀI 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU (4 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

HS học về:

  • Những sự kiện lịch sử liên quan đến quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.
  • Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.
  • Thành thị Tây Âu trung đại.
  • Thiên chúa giáo trong thời kì trung đại.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
  • Năng lực lịch sử:
  • Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Biết đọc lược đồ các vương quốc của người Giéc-man, đối chiếu với bản đồ châu Âu hiện đại để xác định khu vực Tây Âu trung đại thuộc quốc gia nào ngày nay; Biết giải mã tư liệu lịch sử (đọc, hiểu văn bản 1.5, biết được nội dung lịch sử thể hiện qua các bức phù điêu, tranh lịch sử.
  • Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Kể lại được những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu; Trình bày được những đặc điểm của lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu; Phân tích được vai trò của thành thị trung đại; Mô tả được sơ lược sự ra đời của Thiên Chúa giáo.
  • Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Từ kiến thức về thành thị Tây Âu trung đại, HS tự tìm hiểu thông tin để mô tả một hội chợ truyền thống, một nét văn hoá đặc trưng của châu Âu ngày nay.
  1. Phẩm chất
  • Trân trọng những giá trị văn hoá thời trung đại, những cơ sở quan trọng cho sự hình thành một cộng đồng chung châu Âu hiện tại (những giá trị của văn hoá Thiên Chúa giáo, thành thị, hội chợ, các trường đại học, tinh thần hiệp sĩ,.....).
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến bài học Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; quan sát bản đồ Đế chế La Mã và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Những suy nghĩ, liên tưởng, dự đoán ban đầu của HS về xã hội phong kiến Tây Âu thời trung đại.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát bản đồ đế chế La Mã (đã học ở lớp 6).

- GV dẫn dắt và hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi: Năm 476, La Mã sụp đổ. Trên

phần lớn lãnh thổ của đế chế La Mã, nhiều quốc gia mới ra đời, đặt nền tảng cho sự hình thành xã hội phong kiến Tây Âu thời trung đại. Điều gì xuất hiện trong đầu khi em nghĩ về xã hội phong kiến Tây Âu?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 nhóm đôi trả lời câu hỏi: Một số liên tưởng khi nói về xã hội phong kiến Tây Âu thời trung đại: Lâu đài và những quý tộc sống xa hoa; Nhà thờ hay cối xay gió.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Lâu đài và những quý tộc sống xa hoa? Nhà thờ hay cối xay gió? Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu diễn ra như thế nào sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về thời kì lịch sử này. Chúng ta cùng vào bài học đầu tiên trong chương trình Lịch sử Địa lí 7 - phần Lịch sử  – Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được:

- Những việc làm của người Giéc-man khi tràn vào lãnh thổ đế chế La Mã.

- Trình bày được những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác Lược đồ 1.2, đọc thông tin mục 1 SGK tr.8, 9 và thực hiện nhiệm vụ học tập.
  2. Sản phẩm học tập: HS nắm và ghi được vào vở tên, vị trí vương quốc tương đương phạm vi đế chế Tây La Mã; những việc làm của người Giéc-man khi tràn vào lãnh thổ đế chế La Mã; những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu.
  3. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt HS: Từ đầu thế kỉ IV, đế chế La Mã cổ đại suy yếu bị chia thành hai phần Tây La Mã và Đông La Mã. Cuộc xâm chiếm của các bộ tộc Giéc-man làm tình hình trở nên hỗn loạn.

- GV hướng dẫn HS quan sát Lược đồ 1.2 SGK tr.9 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Xác định tên và vị trí các vương quốc tương đương phạm vi đế chế La Mã.

- GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin SGK tr.8, 9 và trả lời câu hỏi:

+ Người Giéc-man đã làm gì khi tràn vào lãnh thổ của đế chế La Mã.

+ Trình bày những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu.

GV mở rộng kiến thức: Từ thế kỉ VI trở đi, các cuộc chiến tiếp tục diễn ra giữa các vương quốc của người Giéc-man. Xã hội phong kiến Tây Âu

dân dẫn được hình thành cùng với những cuộc chiến tranh đó. Sau mỗi chiến thắng, nhà vua ban cấp những vùng đất đai rộng lớn cho các tướng lĩnh thân cận, lập thành những lãnh địa, đồng thời phong cho họ các tước vị như công tước, hầu tước, bá tước,... Hiệp sĩ là tầng lớp thấp nhất trong thứ tự đẳng cấp phong kiến Tây Âu nhưng lại đông đảo nhất. Phổ biến trong thời trung đại là hình ảnh hiệp sĩ cưỡi ngựa, mặc áo giáp, đeo phù hiệu của lãnh địa họ phục vụ, xông pha trận mạc, đấu kiếm tay đôi trong danh dự. Họ là những chiến binh sẵn sàng chết để bảo vệ tôn chủ của mình, bảo vệ cái thiện chống lại cái ác, hào hiệp, sẵn sàng tha thứ, nhã nhặn và tôn thờ phụ nữ. Ngày nay, hiệp sĩ vẫn là một danh hiệu được Nữ hoàng Anh ban tặng dành cho những người có đóng góp cho sự thịnh vượng và phát triển chung của nước Anh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Romulus Augustus - vị Hoàng đế cuối cùng của Đế chế Tây La Mã, đầu hàng người

Giéc-man năm 476

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi: Những sự kiện đó diễn ra trên vùng đất tương đương với những quốc gia nào ngày nay ở châu Âu?

(Gợi ý : Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,…)

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác Lược đồ 1.2, đọc thông tin mục 1 SGK tr.8, 9 và thực hiện nhiệm vụ học tập.  

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày tên, vị trí vương quốc tương đương phạm vi đế chế Tây La Mã; những việc làm của người Giéc-man khi tràn vào lãnh thổ đế chế La Mã; những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu

- Khi tràn vào lãnh thổ của đế chế La Mã, người Giéc-man đã chiếm đất đai, phế truất hoàng đế La Mã.

à Năm 476, chế độ chiếm hữu nô lên La Mã sụp đổ. Nhiều vương quốc của Giéc-man ra đời lần lượt ở Tây Âu (trước đó thuộc Tây La Mã).

- Những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu:

+ Từ thế kỉ VI – thế kỉ IX: Vương quốc Phơ-răng làm chủ vùng Tây lục địa.

à Xã hội phong kiến Tây Âu dần hình thành, xuất hiện giai cấp lãnh chúa phong kiến và nông nô.

+ Quý tộc quân sự và quý tộc tăng lữ hợp thành giai cấp thống trị (giàu có, nhiều quyền lực). Nô lệ được giải phóng, nông dân tự do dần dần bị mất hết ruộng đất, trở thành nông nô, lệ thuộc vào lãnh chúa.

=> Như vậy, xã hội phong kiến Tây Âu đã hình thành vào thế kỉ IX.

 

------------------------Còn tiếp-------------------------

Soạn mới giáo án Lịch sử 7 chân trời sáng tạo bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu ( 4 tiết)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 7 chân trời mới, soạn giáo án lịch sử 7 mới chân trời bài Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu ( 4 tiết), giáo án soạn mới lịch sử 7 chân trời

Soạn mới giáo án Lịch sử 7 chân trời


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay