Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
HS học về:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Theo em, những hình ảnh dưới đây nói đến vương triều nào trong lịch sử ?
+ Em biết gì về vương triều này?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức thực tế và hiểu biết của bản thân và thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày hiểu biết của bản thân trước lớp: Vương triều Gup-ta là một đế chế cổ đại của Ấn Độ. Vào thời kỳ cực thịnh, từ khoảng năm 319 đến năm 467 CN, đế quốc bao phủ phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ. Thời kỳ này được coi là thời kỳ hoàng kim của Ấn Độ.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nhiều bảo tàng lịch sử ở Ấn Độ ngày nay vẫn còn lưu giữ những đồng tiền vàng lưu hành phổ biến vào khoảng năm 335 - 368, thể hiện cuộc hôn nhân của vua San-đra Gúp-ta I. Tên của vị vaa trở thành tên của vương triều. Vương triều Gup-ta. Vậy, vương triểu Gup-ta ra đời như thế nào? Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội có điểm gì nổi bật? Ấn Độ dưới thời vương triếu Gup-ta đạt được những thành tựu văn hoá tiêu biểu nào? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 8: Vương triều Gúp - ta.
Hoạt động 1: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên
- Nêu được những nét chính về điều kiện tự nhiên (lãnh thổ, địa hình, đồng bằng, cao nguyên, biển,….của Ấn Độ.
- Nắm được điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến lịch sử Ấn Độ thời cổ đại và trung đại.
- GV hướng dẫn HS khai thác Lược đồ 8.1 để hiểu các kí hiệu trên bản đồ, tự phát hiện đặc điểm nào về điều kiện tự nhiên có ấn tượng nhất với HS.
- HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.33 để nêu được những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Lược đồ 8.1, hướng dẫn HS hiểu các kí hiệu trên bản đồ và tự phát hiện đặc điểm về điều kiện tự nhiên ấn tượng nhất đối với HS.
- GV hướng dẫn HS tiếp tục đọc thông tin mục 1 SGK tr.33 và cho biết: Nêu những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ. - GV hướng dẫn, dẫn dắt HS nhận thức được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ bằng những câu hỏi gợi ý: + Vì sao Ấn Độ được ví như một tiểu lục địa? + Lưu ý con đường bộ duy nhất nối Ấn Độ với thế giới bên ngoài sẽ đưa những người Tuốc và Mông Cổ đến Ấn Độ thành lập hai vương triều phong kiến lớn trong lịch sử Ấn Độ. + Ấn Độ có thuận lợi gì trong phát triển nông nghiệp, thương nghiệp? + Ấn Độ có khó khăn gì khi giao lưu với bên ngoài? - GV mở rộng kiến thức, trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh: + Hi-ma-lay-a là một dãy núi ở châu Á, phân chia tiểu lục địa Ấn Độ khỏi cao nguyên Tây Tạng. Là dãy núi cao nhất Trái Đất và là nơi của 14 đỉnh núi cao nhất thế giới. Có 52,7 triệu người sinh sống, trải khắp 5 quốc gia: Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nê-pan và Pa-kit-xtan. + Đồng bằng sông Ấn và sông Hằng: Các cụm ánh sáng màu vàng tại đồng bằng Ấn-Hằng biểu thị cho nhiều thành phố lớn nhỏ Cao nguyên Đê-can - GV kết luận: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến lịch sử Ấn Độ thời cổ đại và trung đại. Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác Lược đồ 8.1 để hiểu các kí hiệu trên bản đồ, tự phát hiện đặc điểm nào về điều kiện tự nhiên có ấn tượng nhất với HS. - HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.33 để nêu được những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày những nét chính về điều kiện tự nhiên (lãnh thổ, địa hình, đồng bằng, cao nguyên, biển,….của Ấn Độ. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên - Lãnh thổ Ấn Độ thuộc khu vực Nam Á, được ví như một tiểu lục địa. + Phía bắc là dãy Hi-ma-lay-a ngăn cách Ấn Độ với các vùng đất bên ngoài. + Ba mặt còn lại giáp biển tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương, buôn bán. + Đồng bằng sông Ấn và sông Hằng cung cấp nguồn phù sa màu mỡ cho sự phát triển của nông nghiệp. + Phía nam là vùng cao nguyên Đê-can, cư dân chủ yếu sống bằng nghề chăn thả gia súc.
|
------------------------Còn tiếp------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác