Soạn mới giáo án Lịch sử 7 chân trời sáng tạo bài 16: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đất nước thời Trần (1226 - 1400) (3 tiết)

Soạn mới Giáo án lịch sử 7 CTST bài Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đất nước thời Trần (1226 - 1400) (3 tiết). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 16: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC

ĐẤT NƯỚC THỜI TRẦN (1226 - 1400)

(3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

HS học về:

  • Sự thành lập của nhà Trần.
  • Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và tôn giáo thời Trần.
  • Những thành tựu văn hóa tiêu biểu thời Trần.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
  • Năng lực lịch sử:
  • Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được các nguồn tư liệu hình ảnh và tư liệu văn bản trong bài học.
  • Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả được sự thành lập nhà Trần; Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo thời Trần; Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hóa.
  • Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giới thiệu một di tích lịch sử thời Trần tại địa phương.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: có ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.
  • Yêu nước: trân trọng công sức của cha ông trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
  • Sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh minh họa có liên quan đến nội dung bài học Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Trần (1226 – 1400).
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Trần (1226 – 1400).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
  3. Nội dung: GV sử dụng bức tranh 17.1 trang 76 SGK để giải thích từ “Hào khí Đông A” và giao nhiệm vụ cho HS học tập cả bài.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và hiểu nghĩa từ “Hào khí Đông A”.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS giải thích nghĩa của từ "Hào khí Đông A" – một thuật ngữ quen thuộc trên phương tiện truyền thông nhưng HS chưa thể hiểu hết nghĩa.

- GV sử dụng bức tranh 17.1 trang 76 SGK để hỗ trợ giải thích nghĩa của từ "Hào khí Đông A".

- GV giao nhiệm vụ học tập cả bài: Nhà Trần đã kiến thiết triều đình, quốc gia xã tắc như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết để giải thích nghĩa của từ "Hào khí Đông A".

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập cả bải của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS phát biểu cách hiểu của mình về nghĩa của từ "Hào khí Đông A".

- GV mời đại HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận: Hào khí Đông A là hào khí nhà Trần, là câu nói được dùng để chỉ chí khí mạnh mẽ, oai hùng, hào sảng của thời nhà Trần.

- Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học:  Nhà Trần đã đi vào lịch sử với hào khí Đông A cuồn cuộn thác lũ quét sạch quân xâm lược Mông – Nguyên, với sự thành công của một vương triều biết chú trọng xây dựng nội lực, kiến thiết triều đình, quốc gia, xã tắc. "Thái bình nên gắng sức. Non nước ấy ngàn thu". Vậy nhà Trần được thành lập như thế nào? Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa thời Trần có gì nổi bật? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. – Bài 16: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Trần (1226 - 1400).

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự thành lập cuả nhà Trần

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Mô tả được sự thành lập của nhà Trần.

- Đánh giá được vai trò của Trần Thủ Độ đối với sự thành lập của nhà Trần.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân khai thác thông tin trong tư liêu 16.1 và Đại Việt sử ký toàn thư viết về Trần Thủ Độ để trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở:

- Sự thành lập của nhà Trần.

- Vai trò của Trần Thủ Độ đối với sự thành lập của nhà Trần.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân khai thác thông tin trong tư liêu 16.1 (Đền thờ các nhà Trần ở Thiên Trường (Nam Định)) để mô tả về sự thành lập của nhà Trần.

+ GV yêu cầu HS nêu ra những sự kiện liên quan đến việc nhà Trần thành lập.

+ GV hướng dẫn HS xác định sự tham gia vào hệ thống quyền lực triều Lý của nhà Trần có sức ảnh hướng như thế nào.

- GV cho HS đọc hiểu tư liệu Đại Việt sử ký toàn thư viết về Trần Thủ Độ và đặt câu hỏi: Ca ngợi hay chê trách? Từ hay cụm từ nào thể hiện rõ nhất đánh giá về vai trò của Trần Thủ Độ đối với sự thành lập nhà Trần? Giải thích tại sao sử cũ lại chép: Thái Tông (nhà Trần) lấy được thiên hạ đều nhờ vào mưu sức của ông (Trần Thủ Độ) cả…?  

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, tư liệu 16.1 để tìm hiểu về sự thành lập nhà Trần.

- HS đọc hiểu tư liệu Đại Việt sử ký toàn thư viết về Trần Thủ Độ để đánh giá vai trò của Trần Thủ Độ đối với sự thành lập nhà Trần.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày sự thành lập nhà Trần.

- GV mời một vài HS đánh giá vai trò của Trần Thủ Độ thông qua đọc hiểu tư liệu: Ca ngợi Trần Thủ Độ thông qua những từ ngữ như: có công sáng lập, tài lược hơn người, được mọi người suy tôn, lấy được thiên hạ, nhờ vào mưu sức của ông cả,…

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

GV bổ sung thêm thông tin về việc họ Trần từng bước nắm lấy quyền lực: Cuối năm 1223, Trần Tự Khánh – người có công nhiều nhất trong việc dọn đường cho họ Trần nắm chính quyền, chết ở Phù Liệt (được truy phong Kiến Quốc Đại Vương). Đầu năm 1224, Trần Thừa được cử làm Phụ quốc Thái uý, Trần Thủ Độ làm Điện tiền chỉ huy sứ, thống lĩnh các quân hộ vệ cấm thành. Huệ Tông từ lâu đã phát cuồng, không có con trai, chỉ có hai con gái (con cả là công chúa Thuận Thiên, đã gả cho Trần Liễu – con cả Trần Thừa), con thứ là công chúa Chiêu Thánh, mới lên 7 tuổi. Tháng 7 – 1225, Huệ Tông nhường ngôi cho Chiêu Thánh – tức Lý Chiêu Hoàng – tự mình làm Thái thượng hoàng. Quyền bính trong triều hoàn toàn nằm trong tay quan Điện tiền Trấn Thủ Độ.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Nhà Trần thành lập

* Hoàn cảnh:

Họ Trần vốn sống bằng nghề chài cá, cư trú ven các cửa sông, cửa biển vùng Tú Mạc (Thiên Trường, Nam Định), trở thành một dòng họ có thế lực và tham gia vào triều chính của nhà Lý.

- Sự suy yếu của nhà Lý, phải dựa vao thế lực của họ Trần duy trì quyền lực, Lý Huệ Tông xuất gia, truyền ngôi cho Lý Chiêu Hoàng.

- Sự tham gia và hệ thống quyền lực triều Lý của họ Trần đã tạo ra cục diện "thay đổi triều đại", là cơ sở dẫn đến sự chuyển giao quyền lực giữa hai triều đại bằng hôn nhân.

* Vai trò của Trần Thủ Độ:

- Là người có công sáng lập triều Trần.

- Thái Tông (nhà Trần) lấy được thiên hạ đều nhớ vào mưu sức của ông cả.  

 

 

------------------------Còn tiếp------------------------

Soạn mới giáo án Lịch sử 7 chân trời sáng tạo bài 16: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đất nước thời Trần (1226 - 1400) (3 tiết)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 7 chân trời mới, soạn giáo án lịch sử 7 mới chân trời bài Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đất nước thời Trần (1226 - 1400) (3 tiết), giáo án soạn mới lịch sử 7 chân trời

Soạn mới giáo án Lịch sử 7 chân trời


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay