Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
( 3 tiết)
HS về:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về Nguyễn Trãi, rồng đá điện Kính Thiên và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em đoán xem những hình ảnh đó là hình ảnh gì ? Nội dung của những hình ảnh đó ?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát một số hình ảnh về hình ảnh Rồng đá điện Kính Thiên cùng hình ảnh Nguyễn Trãi để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS xung phong trả lời:
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học : Đôi rồng đá trước thềm điện Kính Thiên trong Hoàng Thành Thăng Long ( Hà Nội) một tuyệt tác của nghệ thuật điêu khắc gắn với vương triều Lê sơ còn lại khá nguyên vẹn đến ngày nay. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vương triều này. Triều Lê sơ đã được thành lập thế nào ? Tình hình kinh tế, xã hội sự phát triển của văn hóa giáo dục ra sao ? Những danh nhân văn hóa tiêu biểu của vương triều này là ai ? Hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài học ngày hôm nay Bài 20 – Tiết 1 – Đai Việt thời Lê sơ (1428 -1527)
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển nhà nước Lê sơ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Hoạt động 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS - Dựa vào kiến thức đã chuẩn bị trước đó cùng phần lược đồ 20.2 trong SGK hãy cho biết: + Em hãy mô tả những nét chính về sự thành lập nhà Lê sơ? + Chủ trương bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia của triều Lê sơ thể hiện như thế nào qua lời căn dặn của Vua Lê Thánh Tông? Khai thác thông tin từ tư liệu hình ảnh 20.1: + Nhà Lê chọn Thăng Long làm kinh đô, xây điện Kính Thiên, nơi vua thiết triều, đưa ra những quyết sách cho cả dân tộc cùng trong năm 1428. + Hình ảnh đôi rồng 7 khúc uốn lượn, chấu trước điện thể hiện rõ uy quyền của nền quân chủ. Khai thác thông tin từ lược đồ 20.2: + Hãy kể tên 13 Đạo thừa tuyên thời Lê Thánh Tông? + Dưới thời Lê Thánh Tông, biên giới Đại Việt kéo dài đến đâu? + Khai thác thông tin để trả lời câu hỏi: Mô tả được: bối cảnh; cơ cấu tổ chức nhà nước thời Lê sơ; luật pháp và quân đội. + Thiết chế nhà nước quân chủ mang tính tập quyền cao được thể hiện như thế nào? (vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và là Tổng chỉ huy quân đội; các quan đại thần, các bộ các cơ quan chuyên môn chỉ có chức năng giúp việc cho vua) + Tính tập quyền cao có gì khác so với thời nhà Trần? (thời Trần tính tập quyền chưa cao: quản lí đất nước vừa có vua, vừa có Thái thượng hoàng; các chức quan trong triêu đình do người họ Trần nằm giữ...) + Xuất xứ và bối cảnh lịch sử của tư liệu (liên quan đến 2 nhân vật: Lê Thánh Tông và Thái bảo Lê Cảnh Huy. Chỉ dụ của Lê Thánh Tông liên quan đến việc cử Lê Cảnh Huy đi sứ qua nhà Minh trước việc nhà Minh hay gây hấn chủ quyền lãnh thổ với Đại Việt). + Cụm từ nào cho thấy nhà Lê rất mềm dẻo trong bảo vệ chủ quyền? + Cụm từ nào cho thấy sự cương quyết của nhà Lê sơ? + Sự trừng phạt nghiêm khắc của nhà Lê với kẻ nếu “dám đem một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc” thể hiện ở cụm từ nào?,... Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, kết hợp quan sát Sơ đồ 20.2 và thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày quá trình hình thành và phát triển của nhà nước Lê sơ. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS và kết luận.
| 1. Nhà nước Lê sơ thành lập - Tháng 4/1428 sau thắng lợi khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế khôi phục quốc hiệu Đại VIệt. Lập nhà nước Lê sơ, kinh thành ở Đông Kinh tức là Thăng Long. - Chính quyền được hoàn thiện dưới triều vua Lê Thánh Tông. Bao gồm có: Hoàng đế và 13 đạo thừa thuyên và 1 phủ Trung Đô. Quan đứng đầu địa phương là An phủ sứ được thay bằng ba ti phụ trách ba lĩnh vực: quân sự, luật pháp, hành chính, hộ tịch, thuế khóa.... - Dưới mỗi đạo là phủ rồi đến huyện đến châu. - Vua Lê Thánh Tông biên soạn ban hành Quốc Triều hình luật. Luật chú trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích sản xuất, bảo vệ quyền lợi phụ nữ. - Chú trọng xây dựng quân đội, duy trì chính sách “ngụ binh ư nông” - Chủ quyền lãnh thổ được Vua Lê Thánh Tông căn dặn: “Vua Lê Thánh Tông từng căn dặn Thái bảo Lê Cảnh Hưy: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ [nhà Minh] lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sử sang phương Bắc trình bày rõ điểu ngay lẽ gian. Nếu ngươi đám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di” (Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Sđd, trang 462) |
-------------------------Còn tiếp--------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác