Soạn mới giáo án Lịch sử 8 cánh diều bài 1: Cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ

Soạn mới Giáo án Lịch sử 8 cánh diều bài Cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

                      

CHƯƠNG 1: CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ

TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

BÀI 1: CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ

(4 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được trên bản đồ thế giới địa điểm diễn ra các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
  • Trình bày được những nét chung về nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa, tính chất của cách mạng tư sản.
  • Nêu được một số đặc điểm chính của cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Anh, Pháp, Mỹ.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Tìm hiểu lịch sử: thông qua việc sưu tầm, xử lí thông tin, tư liệu, hình ảnh để xác định được trên bản đồ thé giới địa điểm diễn ra các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII; nêu được một số đặc điểm chính của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Anh, Mỹ, Pháp.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua việc tìm hiểu thông tin, tư liệu và hình ảnh để trình bày được những nét chung về nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa và tính chất của các cuộc cách mạng tư sản ở Anh, Mỹ, Pháp.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trách nhiệm: có ý thức tự giác, tích cực khi tham gia hoạt động giải quyết vấn đề; có tinh thần trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • Trung thực: đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử một cách khách quan (dựa trên cơ sở khai thác thông tin, tư liệu và hình ảnh).
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Hệ thống tư liệu và hình ảnh đã chuẩn bị liên quan đến bài học Cách mạng tư sản ở Châu Âu và Bắc Mỹ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung:

- GV giới thiệu mạch kiến thức chương trình phân môn Lịch sử 8.

- GV trình chiếu hình ảnh về một số nhân vật lịch sử Ô-li-vơ Crôm-oen, G.Oa-sinh-tơn, Rô-be-xpi-e, yêu cầu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Em biết gì về những hình ảnh và nhân vật lịch sử này?

+ Hãy chia sẻ hiểu biết của em về một trong những hình ảnh, nhân vật lịch sử đó.

  1. Sản phẩm: HS trình bày một số hiểu biết về một trong các nhân vật lịch sử: Ô-li-vơ Crôm-oen, G.Oa-sinh-tơn, Rô-be-xpi-e.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu các mạch kiến thức chương trình phân môn Lịch sử 8 theo sơ đồ:

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về ba nhân vật lịch sử Ô-li-vơ Crôm-oen, G.Oa-sinh-tơn, Rô-be-xpi-e:

   

Ô-li-vơ Crôm-oen

   

G.Oa-sinh-tơn

   

Rô-be-xpi-e

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Em biết gì về những hình ảnh và nhân vật lịch sử này?

+ Hãy chia sẻ hiểu biết của em về một trong những hình ảnh, nhân vật lịch sử đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trao đổi theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp một số hiểu biết của bản thân về ba nhân vật lịch sử Ô-li-vơ Crôm-oen, G.Oa-sinh-tơn, Rô-be-xpi-e.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Một số thông tin, sự kiện về ba nhân vật lịch sử Ô-li-vơ Crôm-oen, G.Oa-sinh-tơn, Rô-be-xpi-e:

+ Nhân vật lịch sử Ô-li-vơ Crôm-oen:

  • Là người đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập nền cộng hòa ở Anh.
  • Là chiến binh can đảm với biệt danh “Sắt thép”, chỉ huy đội kỵ binh chống lại toàn bộ quân đội hoàng gia và là người thứ ba ký vào lệnh xử tử hình Sác-lơ I.
  • Là nhân vật gây rất nhiều tranh cãi trong lịch sử nước Anh. Với những sử gia như David Hume hay Christopher Hill, ông là tên độc tài phạm tội giết vua. Với những người như Thomas Carlyle hay Samuel Rawson Gardiner, ông là người anh hùng của tự do và dân chủ.

+ Nhân vật lịch sử G.Oa-sinh-tơn:

  • Là nhà lãnh đạo quân sự, chính khách người Mỹ, một trong những người lập quốc, tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ từ năm 1789 đến năm 1797.
  • Là người lãnh đạo lực lượng yêu nước giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong việc thông qua và phê chuẩn Hiến pháp.
  • Ông được coi là “Cha già của nước Mỹ” vì sự lãnh đạo tài tình của ông trong những ngày hình thành quốc gia mới.

+ Nhân vật lịch sử Rô-be-xpi-e:

  • Là một trong những nhà lãnh đạo của Cách mạng Pháp năm 1789. Ông là nhân vật Jacobin đã điều hành các chính sách.
  • Nhiều người đã tố cáo Rô-be-xpi-e là kẻ độc tài, khát máu, mị dân, nhưng cũng có những người coi ông là một người lý tưởng, nhìn xa, một nhà ái quốc với mục đích dân chủ.
  • Ông bị xử tử ngày 28/7/1794 tại Paris khi mới 36 tuổi.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Cách mạng tư sản ở Châu Âu và Bắc Mỹ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái quát về cách mạng tư sản (thế kỉ XVI – XVIII)

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được địa điểm diễn ra các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
  2. Nội dung:

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 1.2, đọc thông tin trong mục 1 SGK tr.5, 6 và trả lời câu hỏi: Các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu trên thế giới diễn ra ở những địa điểm nào?

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi,  đọc thông tin mục Góc mở rộng SGK tr.5, 6 và trả lời câu hỏi:

Trình bày khái quát lực lượng lãnh đạo; mục tiêu, đối tượng; hình thức, kết quả của các cách mạng tư sản.

+ Vì sao nói sự kiện nhân dân Nê-đéc-lan nổi dậy lật đổ ách cai trị của thực dân Tây Ban Nha, thành lập nhà nước Cộng hòa Hà Lan (thế kỉ XVI) đã mở đầu cho thời kì bùng nổ của cách mạng tư sản thế giới?

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về địa điểm diễn ra các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 1.2, đọc thông tin trong mục 1 SGK  tr.5, 6 và cho biết: Các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu trên thế giới diễn ra ở những địa điểm nào?

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc mục Góc mở rộng SGK tr.6 và trả lời câu hỏi: Trình bày khái quát lực lượng lãnh đạo; mục tiêu, đối tượng; hình thức, kết quả của các cách mạng tư sản.

GV yêu HS tiếp tục thảo luận cặp đôi và cho biết: Vì sao nói sự kiện nhân dân Nê-đéc-lan nổi dậy lật đổ ách cai trị của thực dân Tây Ban Nha, thành lập nhà nước Cộng hòa Hà Lan (thế kỉ XVI) đã mở đầu cho thời kì bùng nổ của cách mạng tư sản thế giới?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác Hình 1.2, thông tin trong mục 1, mục Góc mở rộng SGK tr.5, 6, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chỉ trên lược đồ và nêu địa điểm; lực lượng lãnh đạo; mục tiêu, đối tượng; hình thức, kết quả của các cách mạng tư sản.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lí giải sự kiện nhân dân Nê-đéc-lan nổi dậy lật đổ ách cai trị của thực dân Tây Ban Nha, thành lập nhà nước Cộng hòa Hà Lan (thế kỉ XVI) đã mở đầu cho thời kì bùng nổ của cách mạng tư sản thế giới:

+ Về phương diện dân tộc: giải phóng Hà Lan khỏi sự thống trị của bên ngoài, trở thành quốc gia độc lập và phát triển. Là cuộc cách mạng đầu tiên trên thế giới đã dọn đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, thể hiện sự thắng thế của giai cấp tư sản đối với giai cấp phong kiến, báo hiệu sự suy vong của giai cấp phong kiến.

+ Về phương diện thế giới: ảnh hưởng tới nhiều cuộc cách mạng nổi tiếng sau này: Cách mạng Anh, Cách mạng Pháp và Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Từ giữa thế kỉ XVI, cách mạng tư sản bùng nổ và từng bước giành được thắng lợi ở nhiều nước châu Âu và Bắc Mỹ.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Khái quát về cách mạng tư sản (thế kỉ XVI – XVIII)

- Địa điểm diễn ra các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu: châu Âu và Bắc Mỹ.

- Khái quát về các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu:

+ Lực lượng lãnh đạo:

●       Giai cấp tư sản.

●       Tầng lớp đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

+ Mục tiêu và đối tượng:

●       Xóa bỏ rào cản để xác lập chế độ tư bản.

●       Mở đường chủ nghĩa tư bản phát triển.

+ Hình thức và kết quả:

●       Hình thức: khác nhau với mỗi cuộc cách mạng.

●       Kết quả: giành thắng lợi.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về Cách mạng tư sản Anh

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nguyên nhân, kết quả, tính chất, đặc điểm chính và ý nghĩa của Cách mạng tư sản Anh.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm, khai thác Hình 1.2 – 1.4, đọc thông tin trong mục II.1 SGK tr.6, 7 và hoàn thành Phiếu học tập số 1Trình bày nguyên nhân, kết quả, tính chất, đặc điểm chính và ý nghĩa của Cách mạng tư sản Anh.
  3. Sản phẩm: Phiếu bài tập số 1 của HS chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm khai thác Hình 1.2 – 1.4, đọc thông tin trong mục II.1 SGK tr.6, 7 và hoàn thành Phiếu học tập số 1Trình bày nguyên nhân, kết quả, tính chất, đặc điểm chính và ý nghĩa của Cách mạng tư sản Anh.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Why? (Vì sao cách mạng bùng nổ? Vì sao sự kiện xử tử vua Sác-lơ I năm 1649 được coi là đỉnh cao của Cách mạng tư sản Anh?)

………………………………

Where, When? (Cách mạng bắt đầu ở đâu, diễn ra khi nào?)

………………………………

Who? (Cách mạng do ai lãnh đạo? Lực lượng nào đã ủng hộ, tham gia cách mạng?)

……………………

What? (Cách mạng đã đạt được kết quả gì? Tính chất nổi bật của cách mạng là gì?)

………………………

How? (Cuộc cách mạng tư sản Anh có ý nghĩa và tác động như thế nào?)

………………………

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh có liên quan đến Cách mạng tư sản Anh:

  
  

- GV phát cho 4 nhóm Bảng tiêu chí đánh giá kết quả.

(Đính kèm bên dưới nhiệm vụ 1 Bảng tiêu chí đánh giá).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác Hình 1.2 – 1.4, đọc thông tin mục II.1 SGK tr.6, 7, thảo luận và hoàn thành Phiếu bài tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện lần lượt 4 nhóm trình bày nguyên nhân, kết quả, tính chất, đặc điểm chính và ý nghĩa của Cách mạng tư sản Anh theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, hoàn chỉnh Phiếu bài tập số 1 cho các nhóm.

- GV mở rộng kiến thức: Sự phát triển kinh tế tư bản ở Anh trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với hiện tượng “cừu ăn thịt người”, dẫn tới sự ra đời tầng lớp quý tộc mới:

+ Là thảm cảnh của người nông dân nước Anh trong phong trào “rào đất cướp ruộng”.

+ Quý tộc mới đuổi nông dân ra khỏi những mảnh đất đang canh tác, biến thành đồng cỏ nuôi cừu, kinh doanh thu lợi nhuận → Tích lũy tư bản nguyên thủy.

- GV kết luận:

+ Cách mạng tư sản Anh mặc dù còn hạn chế (lực lượng lãnh đạo có sự liên minh giữa tư sản và quý tộc mới) nhưng đã gạt bớt được rào cản trong quá trình phát triển chủ nghĩa tư bản.

+ Sau cách mạng, kinh tế Anh phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện cho việc tiến hành cách mạng công nghiệp.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

II. Một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu

1. Cách mạng tư sản Anh

Kết quả Phiếu bài tập số 1 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1.

 

BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐỊNH HƯỚNG

KHI TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ GIÁ SẢN PHẨM NHIỆM VỤ 1

Tiêu chí đánh giá

Điểm tối đa

Điểm tự đánh giá

Điểm đạt

Nội dung

sản phẩm

Đúng và đầy đủ theo từng vấn đề (nguyên nhân bùng nổ; những thắng lợi tiêu biểu của Cách mạng tư sản Anh; nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử lịch sử.

5,0

 

 

Thông tin hay, hấp dẫn, có chọn lọc và có hệ thống, dễ hiểu; có liên hệ, mở rộng thông tin ngoài SGK.

1,0

 

 

Thiết kế sản phẩm

Sử dụng công nghệ đã sưu tầm, xử lí tài liệu; thiết kế hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình; trình bày sản phẩm đẹp, có tính độc đáo, sáng tạo.

2,0

 

 

Báo cáo sản phẩm

Trình bày lưu loát, không lệ thuộc vào tài liệu; có điểm nhấn và tương tác với người nghe.

0,75

 

 

Vận dụng linh hoạt các kĩ thuật như: 5 xin, 3 – 2 – 1, phản hồi tích cực,…

0,75

 

 

Yếu tố khác

Các thành viên trong nhóm làm việc ăn ý, hiệu quả; giải quyết được các tình huống, trả lời câu hỏi chính xác,…

0,5

 

 

Tổng

10,0

 

 

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

TÌM HIỂU VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH

Why? (Vì sao cách mạng bùng nổ? Vì sao sự kiện xử tử vua Sác-lơ I năm 1649 được coi là đỉnh cao của Cách mạng tư sản Anh?)

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Đầu thế kỉ XVII, Anh có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu (bán len, dạ, buôn bán nô lệ da đen).

+ Quý tộc phong kiến chuyển hướng kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa.

→ Tầng lớp quý tộc mới.

- Giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới có thế lực về kinh tế nhưng không có thực quyền về chính trị.

- Nguyên nhân trực tiếp:

+ Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội để tăng thuế. Quốc hội Anh (quý tộc mới, tư sản) phản đối.

→ Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ phong kiến ngày càng sâu sắc.

+ Năm 1642, nhà vua tập hợp lực lượng chống lại Quốc hội.

Where, When? (Cách mạng bắt đầu ở đâu, diễn ra khi nào?)

8/1642, cách mạng bùng nổ.

Who? (Cách mạng do ai lãnh đạo? Lực lượng nào đã ủng hộ, tham gia cách mạng?)

Tầng lớp quý tộc mới và tư sản lãnh đạo.

What? (Cách mạng đã đạt được kết quả gì? Tính chất nổi bật của cách mạng là gì?)

- Kết quả:

+ Chế độ phong kiến chuyên chế bị lật đổ.

+ Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập, hạn chế quyền lực của nhà vua.

- Tính chất: là cuộc cách mạng tư sản không triệt để:

●       Không xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến.

●       Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

- Đặc điểm: Diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến, do giai cấp tư sản liên minh với quý tộc mới lãnh đạo.

How? (Cuộc cách mạng tư sản Anh có ý nghĩa và tác động như thế nào?)

- Ý nghĩa:

●       Là thắng lợi của chế độ xã hội mới – chế độ tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến.

●       Mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển mạnh mẽ.

- Tác động: cổ vũ nhân dân các nước Âu – Mỹ đứng lên làm cách mạng.

-------------Còn tiếp------------

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 cánh diều bài 1: Cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử 8 cánh diều mới, soạn giáo án Lịch sử 8 mới cánh diều bài Cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ, giáo án Lịch sử 8 cánh diều

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay