Soạn mới giáo án Lịch sử 8 cánh diều bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Soạn mới Giáo án Lịch sử 8 cánh diều bài Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

                        

CHƯƠNG 7: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

BÀI 15: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

(4 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả sự ra đời của nhà Nguyễn.
  • Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam thời Nguyễn.
  • Mô tả được quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các vua Nguyễn.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Tìm hiểu lịch sử: thông qua khai thác và sử dụng các tư liệu lịch sử để mô tả được sự ra đời của nhà Nguyễn; quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các vua Nguyễn.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua việc trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam thời Nguyễn.
  • Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: thông qua việc khai thác và sử dụng tư liệu, tranh ảnh,…. để bước đầu đánh giá được công lao của Nguyễn Ánh với việc lập ra nhà Nguyễn và vai trò của nhà Nguyễn và vai trò của nhà Nguyễn trong tiến trình lịch sử.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức trân trọng, bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa của nhà Nguyễn.
  • Có ý thức trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm.
  • Phiếu học tập.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài học để lật mở mảnh ghép.

- GV trình chiếu hình ảnh vua Gia Long và vua Minh Mạng. HS trình bày một số hiểu biết về hai vi vua này và triều đại mà các ông trị vì.

  1. Sản phẩm:

- Các mảnh ghép lịch sử được lật mở trong trò chơi.

- Hiểu biết về hai vị vua Gia Long, Minh Mạng và triều đại mà các ông trị vì.

d.Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lần được một mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX).

- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:

Mảnh ghép số 1: Ai đã đánh bại Triều Tây Sơn, lập ra Triều Nguyễn?

  1. Nguyễn Phúc Nguyên.
  2. Nguyễn Hoàng.
  3. Nguyễn Ánh.
  4. Nguyễn Kim.

Mảnh ghép số 2: Minh Mạng - con trai thứ tư của vua Gia Long, trị vì đất nước trong 20 có tên là:

  1. Nguyễn Phúc Đảm.
  2. Nguyễn Phúc Cảnh.
  3. Nguyễn Phúc Phổ.
  4. Nguyễn Phúc Chẩn.

Mảnh ghép số 3: Nhà Nguyễn đã ban hành bộ luật nào dưới thời vua Gia Long để bảo vệ uy quyền tuyệt đối của nhà vua, củng cố trật tự phong kiến, trấn áp mọi âm mưu chống lại chính quyền?

  1. Quốc triều Hình luật.
  2. Hoàng Việt luật lệ.
  3. Hình thư.
  4. Luật Hồng Đức.

Mảnh ghép số 4: Bức tranh dưới đây thuộc dòng tranh nào?

Đám cưới chuột

  1. Tranh Kim Hoàng (Hà Nội).
  2. Tranh Làng Sình (Thừa Thiên Huế).
  3. Tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).
  4. Tranh Hàng Trống (Hà Nội).

Mảnh ghép số 5: Lắng nghe điệu nhạc dưới đây và cho biết điệu nhạc đó thuộc thể loại âm nhạc truyền thống nào?

https://www.youtube.com/watch?v=JxZg1U_NWUU (từ đầu đến 1 phút).

  1. Nhã nhạc cung đình Huế.
  2. Đờn ca tài tử.
  3. Ca trù.
  4. Xẩm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Mảnh ghép số 1: C

Mảnh ghép số 2: A

Mảnh ghép số 3: C

Mảnh ghép số 4: C

Mảnh ghép số 5: A

- GV trình chiếu Mảnh ghép lịch sử:

Toàn cảnh Đại Nội Huế (Thừa Thiên Huế) hiện nay

- GV giới thiệu: Năm 1983, Quần thế di tích Cố đô Huế được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản thế giới. Nơi đây gắn liền với sự ra đời, tồn tại và suy vong của nhà Nguyễn – triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm hiểu rõ hơn về sự ra đời của nhà Nguyễn; những nét chính về tình hình chính trị, sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội thời Nguyễn cũng như quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các vua Nguyễn, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về sự ra đời của nhà Nguyễn

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được sự ra đời của nhà Nguyễn.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 15.1, 15.2, mục Em có biết, thông tin mục I SGK tr.64, 65 và trả lời câu hỏi: Mô tả sự ra đời của nhà Nguyễn.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự ra đời của nhà Nguyễn và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 15.1, thông tin mục I SGK tr.64 và trả lời câu hỏi: Mô tả sự ra đời của nhà Nguyễn.

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết, quan sát Hình 15.2 để tìm hiểu về Nguyễn Ánh (vua Gia Long) SGK tr.65.

- GV mở rộng kiến thức, trình chiếu hình ảnh, video và giới thiệu thêm thông tin về vua Gia Long (1762 – 1820):

+ Là vị vua sáng lập nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thế Tổ.

+ Ông tiến hành các chính sách xây dựng chính quyền tập quyền trung ương; duy trì nhiều chính sách trung dung, mềm dẻo và thực dụng từ thời chiến tranh với Tây Sơn; thay thế các cải cách mang xu hướng mới của nhà Tây Sơn bằng kiểu cai trị và một nền giáo dục nghiêm khắc theo phong cách Nho giáo chính thống.

https://www.youtube.com/watch?v=x0c3muBuJTM

(Từ đầu đến 1p46s).

- GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cá nhân và cho biết: Nêu những việc làm của Nguyễn Ánh sau khi lên ngôi.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 HS lần lượt nêu bối cảnh lịch sử thành lập nhà Nguyễn, những việc làm của Nguyễn Ánh sau khi lên ngôi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Sự ra đời của nhà Nguyễn

- Bối cảnh lịch sử thành lập nhà Nguyễn:

+ Năm 1792: vua Quang Trung qua đời, con trưởng Nguyễn Quảng Toản lên thay.

Nội bộ triều đình Tây Sơn nảy sinh mâu thuẫn, suy yếu.

+ Năm 1801: Nguyễn Ánh huy động lực lượng đánh ra Phú Xuân (Huế), Quang Toản chạy ra Bắc Hà.

+ Giữa năm 1802: Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn.

- Những việc làm của Nguyễn Ánh sau khi lên ngôi:

+ Lấy niên hiệu là Gia Long.

+ Chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô (Hình ảnh kinh đô Phú Xuân đính kèm phía dưới HD1).

+ Năm 1804, nhà Nguyễn đổi tên thành nước Việt Nam.

  

Kinh đô Phú Xuân (Huế) dưới thời Nguyễn

Hoạt động 2. Tìm hiểu về tình hình chính trị

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được sự ra đời của nhà Nguyễn.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm, khai thác Hình 15.3, 15.4, mục Em có biết, thông tin mục II SGK tr.65, 66 và trả lời câu hỏi: Trình bày những nét chính về tình hình chính trị thời Nguyễn.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những nét chính về tình hình chính trị thời Nguyễn và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Sau khi lên ngôi hoàng đế, Gia Long thâu tóm mọi quyền lực, từng bước củng cố chế đố quân chủ trung ương tập quyền, lãnh thổ đất nước được thống nhất. Nhờ sự cai trị khôn khéo, Gia Long có thời gian để xây dựng pháp luật, hành chính, ngoại giao,….

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Trình bày những nét chính về tình hình chính trị thời Nguyễn.

+ Nhóm 1: Khai thác Hình 15,3, thông tin mục II SGK tr.65 và tìm hiểu những nét về tổ chức bộ máy nhà nước.

Hình 15.3. Lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam

thời Nguyễn (từ năm 1832)

+ Nhóm 2: Khai thác tư liệu, thông tin mục II SGK.66 và tìm hiểu về luật pháp.

+ Nhóm 3: Khai thác Hình 15.4, thông tin mục II SGK tr.66 và tìm hiểu về quân đội.

+ Nhóm 4: Khai thác thông tin mục II SGK tr.66 và tìm hiểu về chính sách đối ngoại.

- GV cung cấp cho HS thêm một số tư liệu về chính trị thời Nguyễn (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu có).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày những nét chính về tình hình chính trị thời Nguyễn.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

Đặc điểm chính trong tình hình chính trị thời Nguyễn:

+ Tổ chức bộ máy nhà nước: nhà vua là người đứng đầu cả nước, tập trung toàn bộ quyền lực trong tay vua, bộ máy chính quyền chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.

+ Luật pháp: bộ luật Hoàng Việt luật lệ đặt cơ sở pháp lí cho nhà nước quân chủ, bảo vệ nhà nước, trật tự phong kiến).

+ Quân đội: tổ chức quy củ, tạo chỗ dựa vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của nhà Nguyễn.

+ Chính sách đối ngoại: thần phục nhà Thanh; thể hiện địa vị nước lớn với Lào, Chân Lạp; không chấp nhận việc đặt quan hệ ngoại giao với phương Tây.

- GV chuyển sang nội dung mới.

II. Tình hình chính trị

Về tổ chức bộ máy nhà nước:

- Thời vua Gia Long:

+ Cả nước được chia thành: Bắc thành, Gia Định thành (Tổng trấn phụ trách).

+ Trực doanh do triều đình quản lí trực tiếp.

- Thời vua Minh Mạng: thực hiện cải cách hành chính.

+ Chia cả nước thành 30 tỉnh, 1 phủ trực thuộc (phủ Thừa Thiên).

+ Dưới tỉnh là các phủ, huyện/châu, tổng, xã.

Về luật pháp: vua Gia Long cho ban hành Hoàng Việt luật lệ (1815), gồm 398 điều.

Về quân đội:

+ 20 vạn quân, gồm các binh chủng: bộ binh, thủy binh, kị binh, tượng binh, được trang bị súng thần công, thuyền chiến, súng tay.

+ Xây dựng thành luỹ, có quân lính đóng giữ tại Kinh đô, các tỉnh.

Về chính sách đối ngoại:

+ Đối với nhà Thanh: thực hiện phương châm ngoại giao linh hoạt, khôn khéo.

Năm 1803: vua Gia Long cử sứ thần sang nhà Thanh xin đổi quốc hiệu và cầu phong.

+ Đối với Lào, Chân Lạp: thể hiện địa vị là nước lớn.

+ Đối với các nước phương Tây: khước từ quan hệ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TƯ LIỆU VỀ TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

1. Về tổ chức bộ máy nhà nước

TƯ LIỆU 1: Vua Minh Mạng (1791 – 1841) là con trai thứ tư của vua Gia Long, trị vì đất nước trong 20 năm (1820 – 1840), là một vị vua tài năng của Triều Nguyễn. Trong những năm 1831 – 1832, ông tiến hành một cuộc cải cách, thường gọi là Cải cách Minh Mạng.

 

TƯ LIỆU 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Nguyễn

     Đặc điểm nổi bật của bộ máy chính quyền dưới thời Gia Long là sự tồn tại của hai khu vực hành chính là Bắc Thành và Gia Định Thành, thiếu thống nhất trong tổ chức hành chính giữa miền Bắc và miền Nam, giữa đồng bằng và miền núi.

     Vua Minh Mạng lên ngôi đã sớm nhận ra những hạn chế này. Minh Mạng đã từng bước khắc phục tình trạng phân quyến, thống nhất tổ chức hành chính thông qua cuộc cải cách lớn tiến hành trong các năm 1831 - 1832. Trọng tâm cải cách hành chính của Minh Mạng là hệ thống chính quyền địa phương. Năm 1831, Minh Mạng

 

quyết định xoá bỏ Bắc Thành, chia vùng lãnh thổ từ phủ Phụng Thiên ra Bắc làm 18 tỉnh. Năm 1832, xoá bỏ Gia Định Thành, chia vùng lãnh thổ từ phủ Phụng Thiên vào Nam thành 12 tỉnh.

     Đứng đầu cấp tỉnh là chức Tổng đốc. Tổng đốc là người phụ trách hai tỉnh, trực tiếp cai trị một tỉnh, tỉnh còn lại do một Tuần phủ đứng đầu, vẫn đặt dưới sự kiêm quản của Tổng đốc.

2. Về luật pháp

Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) sao chép gần như nguyên vẹn bộ luật nhà Thanh (Trung Quốc), trong đó có có những điều luật hết sức hà khắc. Mọi cải cách tiến bộ thời Tây Sơn đều bị đàn áp, khủng bố khốc liệt.

Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long)

Hoàng Việt luật lệ được sử dụng trong suốt thời nhà Nguyễn rồi dùng tiếp ở Trung Kỳ trong thời Thực dân Pháp chiếm đóng Việt Nam

3. Về quân đội

Phục dựng tượng binh nhà Nguyễn (Huế)

Ba người lính (phải) thời nhà Nguyễn. Lính cầm súng trường và đao

Nghi vệ tượng binh nhà Nguyễn

Đại bác “Thần uy tướng công” (1817)

 

3. Về đối ngoại

Biên cương nước Việt Nam,

bao gồm cả Cao Miên và Lào

Lãnh thổ bảo hộ Chân Lạp 1818-1863

Cảnh hành hình giáo sĩ Công giáo Pierre Borie (Pháp)

 dưới thời Minh Mạng (1838

Hoạt động 3. Tìm hiểu về tình hình kinh tế

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những nét chính về tình hình kinh tế của Việt Nam thời Nguyễn.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Hình 15.5, thông tin mục III SGK tr.66 – 68 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày những nét chính về nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Nguyễn.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 15.5, thông tin mục III SGK tr.66 – 68 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày những nét chính về nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Nguyễn.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

TÌNH HÌNH KINH TẾ

Lĩnh vực

Những chính sách, biện pháp của nhà Nguyễn

Biểu hiện

Nông nghiệp

 

 

Thủ công nghiệp

 

 

Thương nghiệp

Nội thương

 

 

Ngoại thương

 

 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về kinh tế thời Nguyễn (Đính kèm phía dưới Hoạt động 3).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 HS lần lượt trình bày những nét chính về nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Nguyễn theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Kinh tế nhà Nguyễn tuy có đạt được những thành tựu ban đầu, nhưng nhìn chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi nhà Nguyễn phải có những chính sách phù hợp để đảm bảo ổn định đất nước.

- GV chuyển sang nội dung mới.

III. Tình hình kinh tế

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 3.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TƯ LIỆU VỀ TÌNH HÌNH KINH TÊ THỜI NGUYỄN

1. Về nông nghiệp

TƯ LIỆU 1: Cây lúa tẻ (Canh) được khắc trên đỉnh quan trọng nhất là Cao Đỉnh. Đỉnh có 6/17 hình ảnh nông nghiệp (cây hoa tử vi, cây rau hành, cây lưa tẻ, kênh Vĩnh Tế, con trạch và quả mít).

     Sinh thời vua Minh Mạng sức cho dân trăm họ phải trồng cây mít ở vườn, ở đường cái quan để vừa có bóng mát, vừa có gỗ vừa có quả ăn.

     Lúa tẻ là loại lúa rất thơm, cho gạo

Hình tượng cây lúa nước – cây lương thực chính của Việt Nam được khắc

trên Cửu đỉnh thời Nguyễn

hảo hạng, nuôi sống con người đứng đầu các loại lúa tẻ, đại diện cho 47 loại lúa tẻ ở nước ta thời ấy. Đều là hạt ngọc nhà trời. Ở đồng An Cựu, Huế xưa có loại lúa tẻ hương đạo, tục danh  nhe vàng, sắc gạo rất trắng, thơm và mềm cơm.

Tôm rằn lột vỏ bỏ đuôi

Gạo de An Cựu để nuôi mẹ già.

Ở miền Bắc có giống tám thơm, miền Nam có nàng hương, đều là thứ lúa cho gạo hảo hạng.

TƯ LIỆU 2:

Kênh Vĩnh Tế dài 87 km, từ Châu Đốc đến Hà Tiên, chảy qua hai tỉnh An Giang, Kiên Giang ngày nay. Kênh được đào từ năm 1819 đến năm 1824, gắn bó với cư dân của hàng chục làng ấp ven kênh. Ca dao ngày ấy có câu:

“Kênh Vĩnh Tế, biển Hàg Tiên

Ghe thuyền xuôi ngược, bán buôn dập dìu”.

Kênh Vĩnh Tế và vùng biên giới với Cao Miên của 2 tỉnh Hà Tiên, An Giang thời nhà Nguyễn độc lập

Kênh Vĩnh Tế được chạm khắc trên

Cao đỉnh

Kênh Vĩnh Tế đoạn chảy qua thành phố Châu Đốc (An Giang)

2. Về thủ công nghiệp

Đồng tiền đúc ở thời Gia Long

Đồng tiền Minh Mạng thông bảo

Thợ xẻ đá xử  ở Ngũ Hành Sơn

(Đã Nẵng)

Áo hoàng bào bằng vóc

được thêu thùa tinh xảo

  

Cửu đỉnh đúc năm 1837 (Tử Cấm Thành, Huế)

3. Về thương nghiệp

Cảnh buôn bán thời còn tấp nập trên sông Đồng Nai khoảng năm 1820

Trong nửa đầu thế kỉ XIX, các đô thị ngày càng suy thoái, không còn vẻ sầm uất như trước. Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An dần suy tàn; Thăng Long trở nên tiêu điều đúng như mô tả của Bà Huyện Thanh Quan:

“Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”

Cảnh tàu thuyền ở cảng Đà Nẵng ngày càng suy thoái do thuế khóa nặng nề

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

TÌNH HÌNH KINH TẾ

Lĩnh vực

Những chính sách,

 biện pháp của nhà Nguyễn

Biểu hiện

Nông nghiệp

- Khuyến khích người dân khai khẩn đất hoang.

- Tu sửa đê điều, đào kênh mương.

- Đặt chức Doanh điền sứ phụ trách việc khai khẩn đất hoang.

- Góp phần mở rộng diện tích đất canh tác trên cả nước.

- Nhiều đồn điền được thành lập ở các tỉnh Nam Kì.

- Phần lớn ruộng đất vẫn tập trung trong tay địa chủ, nông dân không có hoặc có ít ruộng cày cấy.

-  Hằng năm,  lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.

- Tình trạng ruộng đất hoang hóa còn phổ biến.

Thủ công nghiệp

- Lập xưởng đúc tiền, sản xuất vũ khí, đóng tàu,… ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định, tập trung thợ giỏi ở các địa phương về làm việc.

- Chế độ công tượng hà khắc, thuế khóa nặng nề.

- Nghề thủ công truyền thống trong dân gian tiêos tục được duy trì, nhiều làng nghề và sản phẩm nổi tiếng: gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc (Hà Nội), lụa Bảo An (Quảng Nam),…

- Sản xuất thủ công kém phát triển.

Thương nghiệp

Nội thương

Tích cực cho sửa sang đường sá, đào sông ngòi để thuận tiện cho việc đi lại.

Nhiều chợ làng, chợ huyện được mở thêm.

Ngoại thương

- Duy trì, trao đổi buôn bán với Trung Quốc và các nước trong khu vực (Xiêm, Mã Lai),…

- Hạn chế trao đổi buôn bán với phương Tây.

- Trao đổi gạo, đường, lâm sản, len, dạ, đồ sứ, vũ khí,…

- Hoạt động giao thương với nước ngoài của tư nhân bị kìm hãm.

Hoạt động 4. Tìm hiểu về tình hình xã hội

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những nét chính về tình hình kinh tế của Việt Nam thời Nguyễn.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác mục Em có biết, thông tin mục IV SGK tr.68 và trả lời câu hỏi: Trình bày những nét chính về tình hình xã hội thời Nguyễn.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tình hình xã hội thời Nguyễn và chuẩn kiến thức của GV.
Soạn mới giáo án Lịch sử 8 cánh diều bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử 8 cánh diều mới, soạn giáo án Lịch sử 8 mới cánh diều bài Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX, giáo án Lịch sử 8 cánh diều

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay