Soạn mới giáo án Lịch sử 8 cánh diều bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

Soạn mới Giáo án Lịch sử 8 cánh diều bài Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

                        

BÀI 16: VIỆT NAM NỬA SAU THẾ KỈ XIX

(5 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884).
  • Nhận biết được nguyên nhân, một số nội dung chính trong các đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước.
  • Trình bày được một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Tìm hiểu lịch sử: thông qua việc nhận diện, khai thác và sử dụng các tư liệu lịch sử (chữ viết, hình ảnh,…) để giải quyết các nhiệm vụ học tập.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: thông việc nêu được quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884), trình bày được một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: vận dụng kiến thức và kĩ năng thông qua việc tìm hiểu thông tin, tư liệu và hình ảnh giới thiệu được những nét chính về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử:
  1. Phẩm chất
  • Tự hào về truyền thống yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
  • Có tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề của đất nước.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm.
  • Phiếu học tập.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài học để lật mở mảnh ghép.
  4. Sản phẩm: Các mảnh ghép lịch sử được lật mở trong trò chơi.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lần được một mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884.

- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:

Mảnh ghép số 1: Quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc tấn công xâm lược nước ta ở:

  1. Gia Định.
  2. Vĩnh Long.
  3. Đà Nẵng.
  4. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

Mảnh ghép số 2: Thừa nhận việc cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn là nội dung bản hiệp ước nào mà Triều đình Nguyễn đã kí với Pháp?

  1. Hiệp ước Nhâm Tuất.
  2. Hiệp ước Giáp Tuất.
  3. Hiệp ước Hác-măng.
  4. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Mảnh ghép số 3: Nhà nho đã dùng thơ văn để lên án tội ác của giặc Pháp và chế giễu bọn tay sai bán nước, ca ngợi gương chiến đấu hi sinh của nghĩa quân là:

  1. Nguyễn Trãi.
  2. Nguyễn Đình Chiểu.
  3. Nguyễn Du.
  4. Nguyễn Công Trứ.

Mảnh ghép số 4: Vị Tổng chi huy quân đội Triều Nguyễn chống giặc Pháp xâm lược trên khắp ba miền đất nước là:

  1. Nguyễn Tri Phương.
  2. Hoàng Diệu.
  3. Nguyễn Lộ Trạch.
  4. Nguyễn Trường Tộ.

Mảnh ghép số 5: Trương Định được nhân dân suy tôn là:

  1. Bố cái Đại Vương.
  2. Phật Hoàng.
  3. Anh hùng dân tộc.
  4. Bình Tây Đại Nguyên soái.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Mảnh ghép số 1: C

Mảnh ghép số 2: A

Mảnh ghép số 3: B

Mảnh ghép số 4: A

Mảnh ghép số 5: D

- GV trình chiếu và giới thiệu Mảnh ghép lịch sử: Năm 1836, trên một gốc nền thành Phiên An cũ, vua Minh Mạng cho xây dựng thành Gia Định (còn gọi là thành Phụng) với chu vi gần 2 000 mét. Ngày 17/2/1859, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công và chiếm thành Gia Định. Đây là tòa thành đầu tiên bị thất thủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam ở đầu thế kỉ XIX.

Quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vậy quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam diễn ra như thế nào? Nhân dân Việt Nam đã kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ra sao? Các tầng lớp quan lại, sĩ phu đã đưa ra kế sách gì để giúp đất nước thoát khỏi họa xâm lăng? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về quá trình thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884

Hoạt động 1.1. Tìm hiểu về giai đoạn 1858 – 1873

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1858 – 1873.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 6 nhóm, khai thác Hình 16.2, 16.3, tư liệu, mục Em có biết, thông tin mục I.1 SGK tr.72 – 74 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Nêu quá trình thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1858 – 1873.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS cả lớp xem video: Thực dân Pháp xâm lược nước ta:

https://www.youtube.com/watch?v=KtOYUJF2lBE

Thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên vào Bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng:

https://www.youtube.com/watch?v=RE48yQHcgiM

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu nguyên nhân dẫn tới việc Pháp xâm lược Việt Nam.

- GV dẫn dắt và nhắc lại kiến thức của các bài học trước:

Nguyên nhân dẫn tới việc Pháp xâm lược Việt Nam:

+ Từ giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước phương phát triển mạnh. Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân lực khiến các nước này đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương Đông.

 + Cuộc khủng hoảng, suy vong của chế độ phong kiến Nguyễn đầu thế kỉ XIX – triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài. Nội lực đất nước yếu kém trên mọi lĩnh vực.

+ Năm 1858, lấy cớ bảo vệ giáo sĩ và giáo dân Công giáo, thực dân Pháp liên minh với Tây Ban Nha tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam: chớp nhoáng đánh chiếm Đà Nẵng → tấn công Kinh đô Huế → buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng → kết thúc chiến tranh.

Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng (1858)

→ Cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp trên thực tế đã kéo dài từ 1858 – 1884, do vấp phải sự kháng cự của nhân dân Việt Nam.

- GV hướng dẫn cho HS xác định vị trí Đà Nẵng dựa vào bản đồ do GV cung cấp:

Vị trí địa chính trị của cảng Đà Nẵng

Bản đồ Việt Nam năm 1857

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao liên quân Pháp – Tây Ban Nha lại chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công mở màn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

Gợi ý: Đà Nẵng có vị trí quân sự quan trọng, hải cảng rộng và sâu, thuận tiện cho tàu chiến triển khai. Theo cách nhìn của giới quân sự Pháp, Đà Nẵng là cổ họng của Huế, chỉ cách Huế 100 km về phía Nam. Nếu chiếm được Đà Nẵng, thực dân Pháp có khả năng chiếm ngay kinh thành Huế, sớm kết thúc chiến tranh).

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác Hình 16.2, 16.3, tư liệu, mục Em có biết, thông tin mục I.1 SGK tr.72 – 74 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Nêu quá trình thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1858 – 1873.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

QUÁ TRÌNH THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM (1858 - 1873)

Địa điểm

Hoạt động của thực dân Pháp

Phản ứng của triều đình Huế và các tầng lớp nhân dân

Tại Đà Nẵng

 

 

Tại các tỉnh miền Đông Nam Kì

 

 

Tại các tỉnh miền Tây Nam Kì

 

 

- GV cung cấp thêm một số tư liệu, hình ảnh về cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1858 – 1873 (đính kèm phía dưới Hoạt động 1.1).

- GV nêu câu hỏi mở rộng, yêu cầu HS làm việc cá nhân và cho biết: Vì sao đầu năm 1859, liên quân Pháp – Tây Ban Nha lại kéo vào Nam Kì mà không ra Bắc Kì?

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh, tiếp tục nêu câu hỏi mở rộng, yêu cầu HS làm việc cặp đôi và trả lời câu hỏi: Những nguyên nhân nào khiến nhà Nguyễn kí Hiệp ước Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), hệ quả của Hiệp ước là gì?

Đoàn sứ thần Phan Thanh Giản (Nhà Nguyễn) cùng Đoàn sứ thần Bonard (Đệ Nhị Đế chế Pháp)  

ký vào Hiệp ước Nhâm Tuất

Bản đồ các tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hòa trong bản đồ hành chính Cochin Chine

 khu vực thuộc Pháp kiểm soát năm 1863

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, tư liệu, thông tin trong mục, hoàn thành Phiếu học tập số 1, trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện lần lượt 3 nhóm nêu quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, cuộc kháng hiến của nhân dân Việt Nam (1858 – 1873) tại Đà Nẵng, các tỉnh miền Đông Nam Kì, Tây Nam Kì theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng

Câu 1: Thực dân Pháp không đạt được mục tiêu trong kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” ở Đà Nẵng, buộc phải đưa quân vào Nam Kì, chuyển sang thực hiện kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”, vì:

+ Nam Kì gần với các nước thuộc địa của Pháp.

+ Thuận lợi di chuyển bằng đường biển.

Câu 2:

+ Nguyên nhân khiến nhà Nguyễn kí Hiệp ước Hiệp ước Nhâm Tuất (1862): nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ; rảnh tay ở phía Nam để đối phó với phong trào nông dân ở phía Bắc.

+ Hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất đối với nền độc lập dân tộc: triều đình chính thức đầu hàng Pháp; từ bỏ trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp; thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến đã phản bội một phần lợi ích dân tộc; làm mất ba tỉnh miền Đông Nam Kì).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

-  GV chuyển sang nội dung mới.

I. Quá trình thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884

1. Giai đoạn 1858 – 1873

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÌNH ẢNH VỀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 1858 – 1873

Nhân dân suy tôn Trương Định

 là Bình Tây Đại Nguyên soái (tranh vẽ)

Một khẩu đại bác loại nhỏ, thô sơ của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực

Tượng đài Trương Định ở trung tâm thị xã Gò Công, huyện Tân Hòa

Tượng đài Nguyễn Hữu Huân

tại thành phố Mỹ Tho

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - khí thế chống giặc của người dân Nam Bộ

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

QUÁ TRÌNH THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM (1858 - 1873)

Địa điểm

Hoạt động của

 thực dân Pháp

Phản ứng của triều đình Huế và các tầng lớp nhân dân

Tại Đà Nẵng

Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Quân dân Đà Nẵng (dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương) chống trả quyết liệt.

Pháp không thực hiện được kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh”.

Tại các tỉnh miền Đông Nam Kì

Tháng 2/1859, liên quân Pháp – Tây Ban Nha kéo vào Nam Kì, đánh chiếm thành Gia Định.

- Quan quân triều đình chống cự yếu ớt, nhanh chóng tan rã.

- Nhân dân Gia Định tự tổ chức lực lượng chống Pháp, ngày đêm quấy rối, đột kích khiến quân Pháp gặp nhiều khó khăn.

 

Năm 1860, Pháp điều quân sang chiến trường khác, để lại ở Gia Định 1 000 quân canh giữ phòng tuyến dài 10 km.

Nguyễn Tri Phương huy động lực lượng tập trung củng cố Đại đồn Chí Hòa, tổ chức phòng thủ.

 

Năm 1861 – 1862, Pháp tập trung quân về Gia Định, tấn công, xâm lược Đại đồn Chí Hòa, lần lượt đánh chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.

- Quân triều đình kháng cự quyết liệt nhưng bị thua và rút chạy.

- Phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao, tiêu biểu là khởi nghĩa của Trương Định.

- Triều đình Huế vội vã khí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862).

Tại các tỉnh miền Tây Nam Kì

Từ 20 đến 24/6/1867, thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

Tuyên bố 6 tỉnh Nam Kì là đất Pháp, chính quyền duy nhất là chính quyền thuộc địa Pháp.

- Triều đình bất lực.

- Phong trào chống Pháp của nhân dân Nam Kì dưới sự lãnh đạo của văn thân, sĩ phu yêu nước phát triển dưới nhiều hình thức.

Đều bị dập tắt.

Hoạt động 1.2. Tìm hiểu về giai đoạn 1873 – 1884

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1873 – 1884.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác Hình 16.4, 16.5, thông tin mục 2a, 2b, 2c SGK tr.74, 75 và tìm hiểu về quá trình thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1873 – 1884.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quá trình thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1873 – 1884 và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Chống Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873 – 1874), Hiệp ước Giáp Tuất

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu vấn đề cho HS suy nghĩ: Tại sao đến năm 1873, quân Pháp ở Nam Kì triển khai mở rộng đánh chiếm Bắc Kì?

- GV cung cấp thông tin về bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873 – 1874):

+ Thực dân Pháp:

·      Củng cố các vùng đất mà chúng đã chiếm được: thiết lập bộ máy cai trị, thuế khoá, bắt đầu cho xây dựng thành phố Sài Gòn, làm cầu tàu, xưởng sửa chữa tàu biến, vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, cướp ruộng đất của nông dân, mở trường thông ngôn đào tạo tay sai người Việt, ra báo tiếng Việt và tiếng Pháp để tuyên truyền, vận động chính giới Pháp sửa đối Hiệp ước 1862,....

·      Ráo riết chuẩn bị dư luận cho hành động chiến tranh mới xâm lược toàn bộ Việt Nam.

+ Tình hình Triều đình Huế: ngày càng bi đát, suy yếu, kinh tế khó khăn.

·      Nông nghiệp không được chăm sóc, đê điều sạt lở, thiên tai liên miên.

·      Chính sách bế quan toả cảng vẫn được duy trì.

·      Tài chính thiếu hụt trầm trọng.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo 8 nhóm (các nhóm hoạt động đến hết mục I.2).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Khai thác Hình 16.4, thông tin mục 2a SGK tr.74 và trả lời câu hỏi:

+ Trình bày về sự kiện thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) và cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì (1873 – 1874).

+ Hoàn cảnh kí kết và nội dung cơ bản của Hiệp ước Giáp Tuất (1874) là gì?

- GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh về cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873 – 1874) (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận và trả lời câu hỏi: Em đánh giá như thế nào về việc Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất với Pháp?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu sự kiện thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) và cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì (1873 – 1874);

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

Đánh giá về việc Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất với Pháp:

+ Triều đình và Pháp hòa hoãn với những điều khoản nặng nề, có hại cho cuộc kháng chiến chống Pháp; chủ quyền dân tộc bị chia cắt; tạo điều kiện để Pháp thực hiện các bước xâm lăng tiếp theo.

+ Việc kí Hiệp ước 1874 là một tính toán thiển cận của Triều đình Huế, xuất phát từ ý thức bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ của nhà Nguyễn.

+ Việc thừa nhận cho Pháp chiếm cả sáu tỉnh Nam Kì, chịu lệ thuộc Pháp về ngoại giao, ngoại thương chính là bước trượt dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn của Triều đình nhà Nguyễn trước cuộc xâm lăng của tư bản phương Tây.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Nguyễn Tri Phương đã chiến đấu anh dũng đến khi bị thương và bị giặc bắt, ông quyết tuyệt thực để bảo toàn khí tiết. Dù quân ta nổi lên kháng chiến ở khắp nơi nhưng cuối cùng cùng vẫn thất bại. Đây là thất bại của đường lối chính trị bạc nhược và chính sách quân sự bảo thủ của nhà Nguyễn. 

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Giai đoạn 1873 – 1884

a. Chống Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873 – 1874), Hiệp ước Giáp Tuất

* Hành động của quân Pháp

- Tháng 10/1873: Gác-ni-ê chỉ huy hơn 200 quân Pháp từ Sài Gòn kéo ra Bắc Kì.

- Ngày 20/11/1873: Quân Pháp đánh thành Hà Nội.

Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ, bị địch bắt.

Quân Pháp chiếm được thành Hà Nội, mở rộng chiếm một số tỉnh lân cận.

* Hành động của nhân dân Bắc Kì

Nhân dân Hà Nội, các tỉnh Bắc Kì tiếp tục kháng chiến.

- Ngày 21/12/1873: Pháp bị phục kích tại Cầu Giấy.

Làm nức lòng nhân dân cả nước; quân Pháp hoang mang, lo sợ.

* Hành động của triều đình Huế

Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874).

→ Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì, công nhận nhiều quyền lợi khác nhau của Pháp ở Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÌNH ẢNH VỀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

CỦA NHÂN DÂN BẮC KÌ LẦN THỨ NHẤT (1873 – 1874)

Quân Pháp đánh thành Hà Nội (1873)

Di tích lịch sử Ô Quang Chưởng

(Hà Nội)

Cuộc tấn công thành ngày 20/11/1873 của Gac-ni-ê - Cửa Đông Nam

(Cửa Đại Hưng)

Tượng Nguyễn Tri Phương tại đền thờ

ở Bắc Môn

Lược đồ quân Pháp đánh thành Hà Nội và trận chiến Cầu Giấy lần thứ nhất

Ph. Gác-ni-ê bị thiệt mạng trong trận Cầu Giấy

Nhiệm vụ 2: Chống Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882 – 1883)

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm khai thác Hình 16.5, thông tin mục 2b SGK tr.75 và trả lời câu hỏi: Trình bày về sự kiện thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882) và cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì (1882 – 1883).

 

Hình 16.5. Vết đạn pháo của quân Pháp bắn vào

cửa Bắc thành Hà Nội (1882)

- GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh về cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882 – 1883) (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi: So sánh về thái độ của Triều đình nhà Nguyễn sau trận Cầu Giấy lần thứ hai (1882) so với trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu các sự kiện thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882) và cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì (1882 – 1883).

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

So sánh về thái độ của Triều đình nhà Nguyễn sau trận Cầu Giấy lần thứ hai (1882) so với trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873):

+ Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất: triều đình Huế nuôi ảo tưởng hòa hoãn với Pháp, kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất, quân Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.

+ Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai: nhà Nguyễn vẫn nuôi ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Việc Pháp đưa quân ra đánh chiếm Bắc Kì (lần thứ nhất, lần thứ hai) nhằm mục tiêu xâm chiếm toàn bộ Việt Nam, đồng thời thực hiện kế hoạch tìm kiếm con đường tiến sâu vào vùng đất phía nam của Trung Quốc.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.  

b. Chống Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882 – 1883)

* Hành động của quân Pháp:

- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874), tháng 3/1882, Hen-ri Ri-vi-e chỉ hủy đạo quân từ Sài Gòn tiến ra Bắc Kì.

- Ngày 25/4/1882: quân Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội.

→ Hoàng Diệu chỉ huy quân sĩ chống trả nhưng không giữ được thành.

→ Tự vẫn, không rơi vào tay giặc.

* Hành động của nhân dân Bắc Kì

Nhiều văn thân, sĩ phu ở các địa phương tổ chức phong trào chống Pháp.

* Hành động của triều đình Huế:

Quân triều đình phối hợp với quân Cờ Đen (Lưu Vĩnh Phúc) tạo thế bao vây, uy hiếp quân Pháp ở Hà Nội.

→ Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883).

→ Ri-vi-e, lính Pháp bỏ mạng.

 

 

 

HÌNH ẢNH VỀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

CỦA NHÂN DÂN BẮC KÌ LẦN THỨ HAI (1882 - 1883)

Quân Pháp tấn công thành Hà Nội

Ri-vi-e trong trận Cầu Giấy

Lược đồ quân Pháp đánh thành Hà Nội và trận chiến Cầu Giấy lần thứ hai

Nhiệm vụ 3: Chống Pháp tấn công Thuận An, Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận, khai thác thông tin mục 2c SGK tr.75 và trả lời câu hỏi:

+ Trình bày về sự kiện thực dân Pháp tấn công Thuận An và sự kháng cự của triều đình Huế (1883).

+ Hoàn cảnh kí kết và nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) là gì?

- GV cung cấp thêm một số hình ảnh về cuộc kháng chiến chống Pháp ở Thuận An (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 3).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Qua việc kí kết các Hiệp ước Giáp Tuất, Hác-măng và Pa-tơ-nốt, em đánh giá thế nào về thái độ của Triều đình nhà Nguyễn trước cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS nêu sự kiện thực dân Pháp tấn công Thuận An và sự kháng cự của triều đình Huế (1883); hoàn cảnh kí kết và nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Việc Triều đình nhà Nguyễn kí kết các hiệp ước đã chứng tỏ triều đình chỉ lo bảo vệ quyền lợi của giai cấp, dòng họ, không cùng nhân dân kháng chiến, từng bước hòa hoãn, nhân nhượng, đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. Đến Hiệp ước Pa-tơ-nốt, đã chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Phong trào kháng chiến của nhân dân Bắc Kì diễn ra sôi nổi nhưng triều đình Huế với tư tưởng chủ hòa đã vội vã điều đình, kí với Pháp các hiệp ước, bỏ lỡ nhiều cơ hội hợp tác với nhân dân để đánh Pháp.

+ Các Hiệp ước Giáp Tuất, Hác-măng, Pa-tơ-nốt cùng Hiệp ước Nhâm Tuất cho thấy triều đình Huế ngày càng trượt dốc trên con đường thỏa hiệp và đầu hàng thực dân Pháp.

Đến năm 1884, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam, biến Việt Nam trở thành thuộc địa củ Pháp.

- GV chuyển sang nội dung mới.

c. Chống Pháp tấn công Thuận An, Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt

- Ngày 18/8/1883: quân Pháp tấn công Thuận An (Huế).

→ Triều đình Huế buộc xin đình chiến, chấp nhận kí Hiệp ước Hác-măng (1883), thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì.

→ Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân bùng lên mạnh mẽ.

- Năm 1884: Pháp kí với triều đình Huế Hiệp ước Pa-tơ-nốt, sửa lại một số điều khoản của Hiệp ước Hác-măng.

 → Thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam.

HÌNH ẢNH VỀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở THUẬN AN (HUẾ)

  

Tàu chiến Pháp gần cửa Thuận An ngày 18/8/1883

Lễ ký kết Hiệp ước Hác-măng tại Thuận An - Huế, ngày 25/8/1883

    

Hoạt động 2. Tìm hiểu về những đề nghị cải cách của quan lại, sĩ phu yêu nước

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được nguyên nhân, một số nội dung chính trong những đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Bảng 16, Hình 16.6, tư liệu, thông tin trong mục II SGK tr.75, 76 và hoàn thành Phiếu học tập số 2:

- Nêu nguyên nhân xuất hiện trào lưu cải cách, canh tân đất nước cuối thế kỉ XIX.

- Giới thiệu một số nội dung chính trong các đề nghị cải cách của quan lại, sĩ phu yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Bảng 16, thông tin trong mục II SGK tr.75, 76 và hoàn thành Phiếu học tập số 2:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

NHỮNG ĐỀ NGHỊ CẢI CÁCH

CỦA QUA LẠI, SĨ PHU YÊU NƯỚC

Nguyên nhân xuất hiện

Người đề nghị cải cách

Lĩnh vực, nội dung đề nghị cải cách

 

 

 

Nhận xét:

………………………………………………………

………………………………………………………

- GV nêu câu hỏi gợi mở để HS hoàn thành Phiếu học tập số 2:

+ Những đề nghị cải cách xuất hiện vào khoảng thời gian nào và trong hoàn cảnh nào?

+ Những người đề xướng cải cách là ai?

+ Vì sao họ có những hiểu biết về các nước khác?

+ Nội dung đề nghị cải cách đề cập đến vấn đề gì?

+ Những lĩnh vực nào được đề nghị cải cách nhiều nhất?

- GV cung cấp thêm một số tư liệu liên quan đến các đề nghị cải cách của quan lại, sĩ phu yêu nước (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

- GV mở rộng, liên hệ và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, cuộc cải cách nào là nổi bật và toàn diện nhất? Vì sao?

→ GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết, tư liệu, quan sát Hình 16.6 SGK tr.76, cung cấp thêm một số thông tin về đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ để HS nắm rõ hơn về tư tưởng, tài năng và nhân cách của ông (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục, hoàn thành Phiếu học tập số 2, trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nguyên nhân, một số nội dung chính trong những đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu quan điểm cá nhân về cuộc cải cách nổi bật và toàn diện nhất, lí giải.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

- Ngoài các cuộc khởi nghĩa vũ trang, trong nửa cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam còn xuất hiện trào lưu đòi cải cách duy tân nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng bế tắc.

- Trào lưu này xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân của một bộ phận sĩ phu, văn thân và một số quan lại.

- Trong số các đề nghị nói trên, nổi bật lên các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ.

- Mặc dù các đề nghị cải cách ở thế kỉ XIX không được thực hiện (hoặc chỉ được thực hiện một phần rất nhỏ) do có nhiều lí do chi phối, nhưng nó đã phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội, góp phần tấn công vào những tư tưởng lỗi thời, bảo thủ, đang cản trở bước phát triển của dân tộc ta.

II. Những đề nghị cải cách của quan lại, sĩ phu

Kết quả Phiếu học tập số 2 đính kèm phía dưới Hoạt động 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÌNH ẢNH VỀ MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ CẢI CÁCH

CỦA QUAN LẠI, SĨ PHU YÊU NƯỚC

Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871)

Trần Đình Túc (1818 – 1899)

Một góc làng Kế Môn - quê gốc

của Nguyễn Lộ Trạch

Phần mộ Nguyễn Lộ Trạch tại

Phong Điền - Thừa Thiên Huế

Mộ Nguyễn Lộ Trạch được công nhận Di tích quốc gia ngày 28/12/2001

 theo quyết định số 52/2001/QÐBVHTT

https://www.youtube.com/watch?v=sc7sbPpcunc&t=147s

https://www.youtube.com/watch?v=GsC4ekO1ZT8

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

NHỮNG ĐỀ NGHỊ CẢI CÁCH CỦA QUAN LẠI, SĨ PHU YÊU NƯỚC

Nguyên nhân xuất hiện

Người đề nghị

cải cách

Lĩnh vực, nội dung

đề nghị cải cách

- Chế độ quân chủ ở Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng.

- Sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Nguyễn phải đối mặt với nhiều khó khăn.

→ Một số quan lại, sĩ phu có tư tưởng thức thời (Nguyễn Trường Tộ, Trần Đình Túc, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch,….) đã đưa ra đề nghị cải cách với triều đình Tự Đức.

Nguyễn Trường Tộ

Từ năm 1863 – 1871, gửi lên triều đình Tự Đức nhiều bản điều trần:

- Đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại.

- Phát triển nông nghiệp, công – thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.

Trần Đình Túc,

Nguyễn Huy Tế,

Đinh Văn Điền

Năm 1868:

- Đề nghị mở cửa hiệu thông thương ở cửa biển Trà Lý (Nam Định).

- Đẩy mạnh khai hoang, khai mỏ, củng cố quốc phòng.

Các quan ở Viện Cơ mật và Viện Thương bạc

Năm 1873:

- Đề nghị mở cửa hiệu buôn bán ở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Đồ Sơn).

Nguyễn Lộ Trạch

Năn 1877, 1882:

- Gửi hai bản điều trần Thời vụ sách (thượng và hạ) lên vua Tự Đức, phân tích rõ lợi hại của phương lược Hòa – Thủ - Chiến.

- Đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

Nhận xét:

- Những đề nghị cải cách diễn ra trong giai đoạn triều đình Tự Đức đang phải đối mặt với nhiều khó khăn (về chính trị, kinh tế, xã hội), thực dân Pháp ráo riết thực hiện kế hoạch mở rộng việc xâm chiếm trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

- Đề nghị cải cách đề cập đến nhiều lĩnh vực. Trong đó, tập trung nhiều nhất vào việc đẩy mạnh phát triển kinh tế (nông, công, thương nghiệp), tài chính, củng cố quốc phòng, mở rộng qua hệ với nước ngoài.

→ Yêu cầu cải cách, canh tân đất nước lúc này đã trở nên bức thiết nhưng triều đình Tự Đức đã rất bảo thủ, không chịu thực hiện cải cách.

Tư liệu: Trong số các đề nghị cải cách của quan lại, sĩ phu thời kì này, đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ được coi là nổi bật và toàn diện nhất

- Về mặt kinh tế:

+ Khuyên Triều đình ra sức mở mang nghề nghiệp, mở mang buôn bán trong nước và giao thương với nước ngoài, tránh bế quan tỏa cảng, mời các công ty nước ngoài đến giúp ta khai thác tài lợi, để có thêm của cải và học được kỹ thuật, cách làm ăn tiên tiến của họ.

+ Sửa đổi thuế khóa, đánh thuế nhà giàu nặng hơn nhà nghèo, đánh mạnh vào xa xỉ phẩm, làm sao cho “nước giàu dân cũng giàu”.

Tu viện Thánh Phaolo, số 4 Tôn Đức Thắng, quận 1, Sài Gòn

do Nguyễn Trường Tộ thiết kế

- Về mặt văn hóa, xã hội và giáo dục:

 + Đề xuất cải cách phong tục, chủ trương coi trọng dân, sửa đổi chế độ thi cử mở mang việc học hành, thay đổi nội dung giáo dục.

+ Tìm mọi cách nâng cao văn hóa đất nước theo hướng coi trọng khoa học, kỹ thuật, nhằm sớm nâng cao đời sống của nhân dân.

+ Phê phán tình trạng Kinh đô Huế luộm thuộm, mất vệ sinh, công thự dột nát, lương bổng quan lại quá ít ỏi.

+ Nên sáp nhập các tỉnh để giảm bớt số quan lại, có điều kiện tăng lương cho quan lại nhằm giảm tệ tham nhũng, khuyến khích tính liêm khiết.

+ Không nên cấm dân dùng đồ đẹp, đồ sang khiến cho văn vật ngày càng kém, áo xiêm ngày càng tồi.

+ Sửa đổi chế độ thi cử, chú trọng bồi dưỡng nhân tài, thành lập các môn học thực dụng, dùng Quốc văn thay cho chữ Hán trong công văn, lập địa đồ quốc gia và các tỉnh, kiểm kê dân số, lập trại tế bần, viện dục anh (nhà trẻ),…

- Về mặt ngoại giao:

+ Phân tích cho Triều đình Huế thấy rõ cục diện chính trị trên toàn thế giới lúc bấy giờ, những mâu thuẫn về quyền lợi giữa Pháp với Anh và Tây Ban Nha.

+ Khuyên Triều đình nên có quan hệ ngoại giao trực tiếp với Chính phủ Pháp tìm cách ngăn chặn âm mưu xâm lược của bộ phận cai trị của Pháp bên này, khéo léo chọn thời cơ lấy lại 6 tỉnh Nam Kỳ, xác lập “tư thế làm chủ đón khách”.

- Về mặt quân sự: khuyên Triều đình cải tu võ bị, trọng cả võ lẫn văn, ưu ái người lính, biên soạn binh pháp, đào tạo sĩ quan, mua sắm tàu thuyền, vũ khí, xây dựng phòng tuyến cả ở thành thị lẫn nông thôn, đề phòng quân Pháp xâm lược lan ra cả nước.

Vua Tự Đức đã nhiều lần tiếp nhận các điều trần của Nguyễn Trường Tộ và chấp nhận thực hiện một số việc (chuẩn bị mở trường kỹ thuật ở Huế, việc hòa đàm với Pháp…). Vì nhiều lý do khác nhau mà những việc làm này đều không thành, các bản điều trần dần bị Triều đình Huế bỏ qua.

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 cánh diều bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử 8 cánh diều mới, soạn giáo án Lịch sử 8 mới cánh diều bài Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX, giáo án Lịch sử 8 cánh diều

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay