Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ
- HS hiểu biết về những kiến thức về lịch sử mĩ thuật.
- HS nắm bắt được mối quan hệ giữa lịch sử mĩ thuật và mối quan hệ giữa tính khách quan của thời đại, lý thuyết nghiên cứu và tính chủ quan của nghệ sĩ sáng tác.
- Lịch sử mĩ thuật là gì?
- Những dấu mốc liên quan đến nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử mĩ thuật ở Việt Nam.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 2 nhóm, phát cho HS giấy A0 và phân công nhiệm vụ, thứ tự các nhóm lên trình bày:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về lịch sử mĩ thuật và đối tượng nghiên cứu của ngành Lịch sử mĩ thuật.
+ Nhóm 2: Trình bày những dấu mốc quan trọng của ngành Lịch sử mĩ thuật ở Việt Nam.
- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh có liên quan đến lịch sử mĩ thuật:
+ Lịch sử mĩ thuật thế giới:
+ Lịch sử mĩ thuật Việt Nam
Tác phẩm ở xưởng vẽ trường Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm trường
Mỹ thuật Đông Dương khoảng năm 1930 - 1931
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS phân công nhiệm vụ nghiên cứu và thuyết trình cho các thành viên trong nhóm.
- GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS:
+ Chuẩn bị bài thuyết trình của mỗi nhóm.
+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.
+ Sự tham gia của HS trong lớp.
+ Sự tích cực, đặt câu hỏi và trả lời của các thành viên 2 nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2 nhóm thuyết trình về nội dung được phân công:
Nhóm 1: Tìm hiểu về lịch sử mĩ thuật và đối tượng nghiên cứu của ngành Lịch sử mĩ thuật
- Lịch sử mĩ thuật:
+ Ngành KHXH & NV nghiên cứu về các sự kiện xảy ra theo tiến trình thời gian.
+ Mục tiêu: khai thác quá trình sáng tạo mĩ thuật với tác giả, tác phẩm từ quá khứ đến kết nối hiện tại àThẩm định, soi chiếu vào các vấn đề mĩ thuật đang diễn ra ở thời đại hiện nay.
- Đối tượng nghiên cứu của ngành Lịch sử mĩ thuật:
+ Nguồn gốc, sự ra đời của mĩ thuật theo diễn trình thời gian qua những biểu hiện về sự thay đổi.
+ Kế thừa, phát triển từ các giai đoạn chuyển tiếp.
Nhóm 2: Trình bày những dấu mốc quan trọng của ngành Lịch sử mĩ thuật ở Việt Nam
- Những dấu mốc quan trọng của ngành Lịch sử mĩ thuật ở Việt Nam: Các hoạt động liên quan đến lí luận và lịch sử mĩ thuật đã xuất hiện từ lâu với những bài nghiên cứu về mĩ thuật dân gian, truyền thống.
+ Năm 1962: Viện Mỹ thuật Mĩ nghệ được thành lập, họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung làm Viện trưởng.
+ Năm 1978: khoa lí luận và Lịch sử mĩ thuật được thành lập tại trường Cao đẳng Mĩ thuật Việt Nam, PGS Nguyễn Trân làm trưởng khoa.
+ Đến nay: ngành Lí luận và Lịch sử mĩ thuật được đào tạo bài bản với nhiều thế hệ nhà nghiên cứu có đóng góp như Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Từ Chi,…
à Nghiên cứu mĩ thuật bao hàm chung cho lịch sử mĩ thuật, phê bình mĩ thuật, lý luận mĩ thuật.
- GV mời nhóm các nhóm nhận xét, đặt câu hỏi cho nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận và nhấn mạnh vào nội dung :
+ Đối tượng của ngành Lịch sử mĩ thuật và mối quan hệ với nhiều ngành khoa học, nghệ thuật khác.
+ Sự cần thiết của ngành Lịch sử mĩ thuật đối với sự phát triển của Mĩ thuật Việt Nam
HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT
- Biết được mối liên hệ ngành giữa Lịch sử mĩ thuật và Khảo cổ học.
- Hiểu về một số cách tiếp cận trong tìm hiểu lịch sử mĩ thuật.
- Nắm được các bước thực hiện khi tìm hiểu lịch sử mĩ thuật.
- Mối liên hệ liên ngành giữa Lịch sử mĩ thuật và Khảo cổ học.
- Một số cách tiếp cận trong tìm hiểu lịch sử mĩ thuật.
- Các bước thực hiện khi tìm hiểu lịch sử mĩ thuật.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục Nhận biết, quan sát hình ảnh, SGK tr.7-11 và trình bày các nội dung cụ thể sau: + Nhóm 1: Trình bày một số kết quả khảo cổ học tại di tích Hoàng Thành Thăng Long hoặc một di sản một di sản mĩ thuật thời sơ sử/phong kiến, qua đó làm rõ mối liên hệ liên ngành giữa Lịch sử mĩ thuật và Khảo cổ học.
+ Nhóm 2: Lựa chọn và trình bày một cách tiếp cận trong tìm hiểu lịch sử mĩ thuật. Qua đó, làm rõ ý nghĩa, giá trị của cách tiếp cận này trong tìm hiểu lịch sử mĩ thuật.
+ Nhóm 3: Trình bày các bước tìm hiểu lịch sử mĩ thuật qua một số ví dụ cụ thể để làm rõ ý nghĩa, sự cần thiết của các bước nghiên cứu. - GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà thực hiện theo 2 câu lệnh ở SGK tr.9 và tr.11, HS báo cáo kết quả vào tiết học sau: + Trình bày và phân tích một cách tiếp cận trong tìm hiểu lịch sử mĩ thuật mà em yêu thích. + Khám phá lịch sử mĩ thuật của một nền văn hóa và viết đoạn văn giới thiệu về vẻ đẹp của di sản, tác phẩm mĩ thuật em yêu thích. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS phân công nhiệm vụ nghiên cứu và thuyết trình cho các thành viên trong nhóm. - GV quan sát ý thức, sự chuẩn bị, chủ động tham gia của các nhóm, cá nhân để động viên, nhắc nhở, khuyến khích kịp thời, tạo sự hứng thú đối với nội dung trình bày. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm thuyết trình về nội dung được phân công: + Nhóm 1: Mối liên hệ giữa ngành Lịch sử mĩ thuật và Khảo cổ học. + Nhóm 2: Một số cách tiếp cận trong tìm hiểu Lịch sử mĩ thuật. + Nhóm 3: Các bước tìm hiểu lịch sử mĩ thuật. - GV yêu cầu các thành viên của nhóm khác theo dõi, đặt câu hỏi để làm rõ các vấn đề cần quan tâm hoặc chưa rõ. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. | Nhận biết Nhóm 1: Mối liên hệ giữa ngành Lịch sử mĩ thuật và Khảo cổ học - Một số kết quả khảo cổ học tại di tích Hoàng Thành Thăng Long (tương ứng với di tích của các thời kỳ là các loại hình di vật) + Thời tiền Thăng Long: thế kỷ III - VI là một số viên gạch bìa in hình hoa văn ô trám, thế kỷ VII - IX có ngói âm dương màu xám, đầu ngói hoa sen và bát gốm men màu (thời Đường). Thời Đinh - Tiền Lê là một số đầu ngói màu đỏ có hình cánh sen. + Thời Lý: có chân tảng đá cát, mảnh lá đề rồng cỡ lớn, mảnh mào tượng rồng cỡ lớn bằng đất nung, một số mảnh gạch lát nền hoa sen, hoa cúc. + Thời Trần: gạch in chữ Vĩnh Ninh trường, gạch vuông, ngói sen, ngói mũi lá, gốm men nhiều loại của Việt Nam, một số ít của Trung Quốc. + Thời Lê sơ và thời Mạc. có nhiều mảnh ngói rồng tráng men vàng, men xanh. Gạch vồ (có viên có chữ), các chân tảng đá đặc trưng của thời Lê Sơ. + Thời Lê Trung hưng: gạch ngói, gạch hộp rỗng trang trí hoa cúc, các loại gốm men. + Thời Nguyễn: các loại gạch ngói vụn, một ít gốm sứ. è Như vậy, Lịch sử mĩ thuật và Khảo cổ học có mối liên hệ, gắn bó mật thiết với nhau: - Từ các phân tích, đánh giá, nghiên cứu công khai, nhà khảo cổ học cung cấp nguồn tư liệu cho các sử gia, nhà nghiên cứu mĩ thuật. - Các nhà nghiên cứu mĩ thuật điều tra di tích, kiểm chứng di vật,… Nhóm 2: Một số cách tiếp cận trong tìm hiểu Lịch sử mĩ thuật - Tiếp cận di sản mĩ thuật theo quan điểm mĩ thuật học: + Nhà nghiên cứu thực hiện quá trình nghiên cứu: khảo sát, khám phá nghệ thuật của di sản. + Đưa ra những luận bàn khoa học về mĩ thuật trên cơ sở ngôn ngữ tạo hình à giải mã di sản truyền thống. - Tiếp cận mĩ thuật theo quan điểm XHH: + Dựa trên cơ sở những phát hiện về phong cách và hình thức nghệ thuật theo quy mô lớn đặt trong bối cảnh lịch sử, xã hội. + Các giá trị cuộc sống và vai trò của nghệ sĩ, cá nhân được tiếp cận trên cơ sở các quan điểm về mối liên quan giữa tác phẩm mĩ thuật và thực tại xã hội. - Tiếp cận mĩ thuật theo quan điểm triết học/mĩ học: + Nghiên cứu cái đẹp và ý thức thẩm mĩ. + Dựa trên hệ thống tư tưởng thẩm mĩ của thời đại, mang tính triết học – mĩ thuật. - Tiếp cận mĩ thuật trên cơ sở VHH: nghiên cứu, nhìn nhận vấn đề về tác giả, tác phẩm dựa trên giá trị văn hóa, phong cách và bản sắc riêng của nghệ sĩ. Nhóm 3: Các bước tìm hiểu lịch sử mĩ thuật - Bước 1: Xác đinh đối tượng mĩ thuật cần tìm hiểu. - Bước 2: Tìm hiểu các điều kiện tác động khách quan. - Bước 3: Tìm hiểu các điều kiện tác động chủ quan. - Bước 4: Phân tích các đặc điểm, đặc trưng. - Bước 5: Nhận định giá trị tác phẩm |
---------------------------Còn tiếp----------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác