Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
- Chỉ ra được cách sắp đặt nhân vật, hình khối tạo nhịp điệu, không gian trong sản phẩm mĩ thuật.
- Tạo được mô hình hoạt cảnh ngày hội.
- Phân tích được hình khối, không gian, nhịp điệu và sự hài hoà trong sản phẩm mĩ thuật.
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực riêng:
+ Biết cách phân tích vẻ đẹp của một bức tranh và sử dụng chất liệu thực hiện được một sản phẩm mĩ thuật.
+ Biết nhận xét, đánh giá sản phẩm mĩ thuật của cá nhân, nhóm.
- Có hiểu biết và yêu thích các thể loại của mĩ thuật.
- Có ý thức giữ gìn, phát huy nét đẹp bản sắc văn hoá dân tộc.
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học
- Một số hình ảnh minh họa theo nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu, bảng, phấn, giấy A3, A4
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
GV yêu cầu HS quan sát tranh dưới đây, thảo luận theo cặp :
- Lựa chọn các nhân vật theo nhóm
- Thảo luận tìm ý tưởng cho hoạt cảnh từ các nhân vật
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.
+ Lựa chọn các nhân vật theo nhóm:
+ Ý tưởng cho hoạt cảnh từ các nhân vật: sân khấu biểu diễn trong nhà hoặc không gian ngoài trời
- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và trong ngành mĩ thuật nói riêng, các sản phẩm mĩ thuật được sáng tác và trưng bày vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi loại sản phẩm có tính chất và mục đích ứng dụng riêng. Để biết cách tạo mô hình hoạt cảnh cho nhân vật 3D, chúng ta cùng tìm hiểu bài 3 : Hoạt cảnh ngày hội.
HOẠT ĐỘNG: Cách tạo mô hình hoạt cảnh với nhân vật 3D
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS quan sát hình ở trang 41 SGK Mĩ thuật 6, thảo luận để nhận biết chất liệu và cách tạo mô hình hoạt cảnh cho các nhân vật 3D từ dây thép. - GV đặt câu hỏi gợi ý để HS suy nghĩ, thảo luận. + Ở hoạt cảnh trong SGK, lớp cảnh nào được tạo trước, lớp cảnh nào được tạo sau? + Các nhân vật và các lớp bối cảnh (cây cối, núi non,...) nên có tỉ lệ so với nhau như thế nào để hoạt cảnh hài hoà, hợp lí? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. + GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời. + GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. + GV kết luận. | - Kết hợp mô hình dáng người và cảnh vật có thể diễn tả được nét văn hóa trong các hoạt động của con người. - Các bước tạo mô hình hoạt cảnh với nhân vật 3D : + Tạo cảnh vật phù hợp với hoạt động của nhân vật. + Sắp xếp nhân vật và cảnh vật tạo mô hình hoạt cảnh. + Thêm chi tiết và hoàn thiện mô hình hoạt cảnh. |
-----------Còn tiếp --------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác