Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
- Năng lực chung:
Năng lực môn vật lí:
- SGK, SGV, Giáo án.
- Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Sách giáo khoa
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HS được gợi mở về các loại lực thường gặp.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV dẫn dắt:
Ở phần trước, ta biết gia tốc mà vật có được là do có lực tác dụng lên vật. Khi biết vật đang chịu tác dụng bởi những lực nào, chúng ta có thể dự đoán vật sẽ chuyển động ra sao. Như vậy, điều quan trọng là xác định được các lực tác dụng lên một vật. Hãy lấy ví dụ về vật chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực.
- GV cho HS trả lời Câu hỏi 1 (SGK-tr48)
Quan sát hình 2.1 và cho biết: người nào tác dụng lực đẩy, người nào tác dụng lực kéo lên cái tủ? Hãy biểu diễn lực tác dụng của mỗi người lên tủ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ, trao đổi, đưa ra ý kiến.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời dự kiến (HS có thể lấy ví dụ khác): Lấy ví dụ khi xe ô tô chuyển động, ô tô vừa chịu tác động của lực kéo động cơ, vừa chịu tác động của lực ma sát giữa bánh xe với mặt đường, trọng lực do Trái đất tác dụng và áp lực do mặt đường tạo ra.
Đáp án câu hỏi 1:
Người bên trái kéo, người bên phải đẩy.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: "Bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về một số loại lực thường gặp".
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vật chuyển động dưới tác dụng của lực cân bằng và không cân bằng
- Mô tả được bằng ví dụ thực tế về lực cân bằng, không cân bằng.
- Phát biểu được thế nào là lực cân bằng, lực không cân bằng, hợp lực.
HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đặt câu hỏi: ta có thể làm cho một vật thay đổi chuyển động bằng cách nào? (Tác dụng lực). - GV giới thiệu: lực tác dụng lên vật có thể gây ra biến dạng hoặc làm biến đổi chuyển động của vật đó. - GV giới thiệu về lực phát động và lực cản, cho HS quan sát hình 2.3 + HS thảo luận nhóm đôi, so sánh lực phát động và lực cản để từ đó, dự đoán chuyển động của của ô tô. - GV chuẩn hóa định nghĩa hai lực cân bằng và nêu khái niệm hợp lực. - HS nêu ví dụ về lực cân bằng. - GV cho HS trả lời câu hỏi 2. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi. - GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện 2- 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới. | I. Vật chuyển động dưới tác dụng của các lực cân bằng và không cân bằng - Hai lực nằm dọc theo một đường thẳng, ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật và có độ lớn bằng nhau là hai lực cân bằng. - Lực tổng hợp của các lực tác dụng lên vật được gọi là hợp lực. - Tác dụng của hai lực cân bằng lên vật: hợp lực bằng 0. - Các trường hợp khác hai lực không cân bằng: hợp lực khác không, hướng phụ thuộc vào hướng và độ lớn của hai lực thành phần. Câu hỏi 2. a. Lực phát động lớn hơn lực cản, hợp lực theo hướng chuyển động, xe chuyển động nhanh dần. b. Lực phát động bằng lực cản, hợp lực bằng không, xe chuyển động đều. c. Lực phát động nhỏ hơn lực cản, hợp lực ngược hướng chuyển động, xe chuyển động chậm dần.
|
------------ Còn tiếp --------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác