Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
- Năng lực chung:
- Năng lực môn vật lí:
+ Trình bày được các hiện tượng, quá trình vật lí liên quan đến sự biến dạng.
+ Giải thích, chứng minh được cho một số trường hợp ứng dụng cụ thể liên quán đến đặc tính của lò xo, lực đàn hồi, độ giãn.
+ Thực hiện được thí nghiệm khảo sát mối liên hệ giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo, rút ra định luật Hooke và vận dụng được định luật Hooke.
- Chăm chỉ, trung thực: Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập, có ý thức chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung mở đầu bài học trong SGK.
- GV chiếu hình ảnh cho HS quan sát:
Câu hỏi đặt ra: Dây cáp trên cây cầu Brooklyn hay lò xo trong hai trường hợp trên đã thay đổi hình dạng so với hình dạng vốn có ban đầu của nó. Em hãy quan sát và nhận xét sự thay đổi kích thước của chúng?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận đưa ra câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS giơ tay phát biểu.
TL:
So với kích thước ban đầu:
+ Kích thước của dây cáp trên cây cầu Brooklyn hay lò xo trong trường hợp 2, kéo hai đầu lò xo dọc theo trục của nó đã tăng, đã dài thêm.
+ Còn kích thước của lò xo trong trường hợp 1, nén lò xo dọc theo trục của nó đã bị giảm đi.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV tiếp nhận câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài học: Qua những ví dụ trên, ta thấy vật đã có sự thay đổi kích thước hay hình dạng so với ban đầu. Sự thay đổi hình dạng đó được gọi là sự biến dạng. Vậy có mấy loại biến dạng? Dựa trên cơ sở nào để phân loại biến dạng? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay bài 2. Sự biến dạng.
Hoạt động 1. Thực hiện thí nghiệm để rút ra biến dạng kéo và biến dạng nén.
- Thực hiện được thí nghiệm với dụng cụ thực hành là quả bóng và thanh cao su.
- Nêu được biến dạng kéo, biến dạng nén.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Từ dụng cụ được chuẩn bị sẵn là quả bóng và thanh cao su, GV yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn hình 2.2 trang 113 và 2.3 trang 114 SGK. - Sau đó GV cho biết biến dạng của quả bóng và của thanh cao su ở hình 2.3b là biến dạng nén, còn biến dạng của thanh cao su ở hình 2.3c là biến dạng kéo. Rồi phân tích để đưa ra khái niệm về biến dạng kéo và biến dạng nén. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 trang 114 SGK: Thảo luận về kết quả (hình dạng, kích thước) của biến dạng kéo và biến dạng nén ở hình 2.3 b và 2.3c. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS theo dõi SGK và lắng nghe sự hướng dẫn của GV để thực hiện thí nghiệm. - Kết hợp với quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời 1 HS trình bày câu trả lời cho câu hỏi được yêu cầu. - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới. | I. Biến dạng kéo và biến dạng nén. - Khi vật chịu tác dụng của cặp lực nén ngược chiều nhau, vuông góc với bề mặt của vật, hướng vào phía trong vật, ta có biến dạng nén. - Khi vật chịu tác dụng của cặp lực kéo ngược chiều nhau, vuông góc với bề mặt của vật, hướng ra phía ngoài vật, ta có biến dạng kéo Trả lời: CH1 trang 114 SGK: - 2.3b, Thanh cao su khi biến dạng nén thì bị co phồng lên và ngắn đi so với kích thước ban đầu - 2.3c, Thanh cao su khi biến dạng kéo thì bị dãn mỏng đi và dài hơn so với kích thước ban đầu.
|
----------- Còn tiếp --------------
PHÍ GIÁO ÁN:
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn