a) Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu
CH: Trình bày nét chính về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
Hướng dẫn trả lời:
Từ năm 1945 đến năm 1949: các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân.
Từ năm 1949 đến giữa những năm 70:
- Đây là giai đoạn phát triển của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu.
- Với sự giúp đỡ của Liên Xô, sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, các nước Đông Âu trở thành những quốc gia có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển.
b) Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La-tinh
CH: Nêu những nét chính về sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Lào) và khu vực Mỹ La-tinh (Cu-ba).
Hướng dẫn trả lời:
Sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở châu Á:
Tháng lợi của Liên Xô đã thúc đấy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ.
Năm 1949, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc Việt Nam được giải phóng và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tháng 12/1975: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập và đi lên con đường xây dựng CNXH.
Sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở Mỹ La-tinh:
Năm 1959, nước Cộng hoà Cu-ba được thành lập.
Từ năm 1961, Cu-ba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa.
CH: Khai thác tư liệu trên và thông tin trong mục, giải thích nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.
Hướng dẫn trả lời:
Nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô:
Do đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu mang tính chủ quan, duy ý chí.
Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại không được áp dụng kịp thời.
Qúa trình cải cách, cải tổ phạm sai lầm nghiêm trọng về đường lối, cách thức tiến hành.
Hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch ở trong nước và các thế lực bên ngoài.
a) Khái quát về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay
CH: Nêu những nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay.
Hướng dẫn trả lời:
Từ năm 1991 đến nay:
Các nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào,... từng bước tiến hành cải cách mở cửa, đổi mới.
Ở khu vực Mỹ La-tinh, Cu-ba vẫn quyết tâm đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
b) Thành tựu chính của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc
CH: Nêu thành tựu và ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc.
Hướng dẫn trả lời:
Về kinh tế:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP): tăng từ 367.9 tỉ NDT (1978) lên hơn 114 nghìn tỉ NDT (2021)
Bình quân tăng trưởng hằng năm: khoảng 9.5% (1980-2017).
Quy mô GDP vươn lên vị trí thứ hai thế giới (từ năm 2010).
Về khoa học - công nghệ:
Phát triển ngành hàng không vũ trụ.
Xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc; phát triển hạ tầng kĩ thuật số, các trung tâm đữ liệu hiện đại.
Đạt được những tiến bộ vượt bậc trong các lĩnh vực công nghệ mới.
Về văn hoá - giáo dục: thực hiện cải cách giáo dục toàn diện.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đạt được những bước tiến cơ bản trong việc giải quyết những vấn để xã hội.
=> Những thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa cho thấy sự đúng đắn của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc.
CH1: Sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô đã để lại những bài học gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?
Hướng dẫn trả lời:
Kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chăm lo xây dựng Đảng giữ vững vai trò lãnh đạo, gắn bó mật thiết với nhân dân.
Nâng cao cảnh giác, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, hoàn thiện hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội.
CH2: Nêu hành động cụ thể mà em có thể làm để đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Hướng dẫn trả lời:
Những việc làm thể hiện trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước.
Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống.
Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương.
Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.