[toc:ul]
a. Tìm hiểu sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu
Giai đoạn | Nét chính |
Năm 1945 – năm 1949 | Các nước Đông Âu hoàn thành thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân: tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp của tư bản, thực hiện các quyền tự do dân chủ. |
Năm 1949 – giữa những năm 70 | - Là giai đoạn phát triển của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu. - Các nước Đông Âu thực hiện công nghiệp hóa, điện khí hóa toàn quốc, phát triển nông nghiệp,… Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trở thành những quốc gia có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển. |
b. Tìm hiểu sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La-tinh
* Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á
- Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Trung Hoa: Năm 1949, nước CHND Trung Hoa thành lập, lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Việt Nam:
+ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi năm 1954, miền Bắc được giải phóng, đi lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam (4/1975), thực hiện thống nhất đất nước (1976), cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Lào: 12/1975, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập, đi lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
* Sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở khu vực Mỹ La-tinh
- Năm 1959: nước Cộng hoà Cu-ba được thành lập. Chính phủ cách mạng đã tiến hành những cải cách dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
- Từ năm 1961: Cu-ba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu.
- Đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu:
+ Mang tính chủ quan, duy ý chí.
+ Áp dụng máy móc mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp trong nhiều năm.
+ Chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí kinh tế.
- Ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ:
+ Các thành tựu không được áp dụng kịp thời vào sản xuất.
+ Năng suất lao động xã hội suy giảm.
+ Sa sút, khủng hoảng lòng tin trong xã hội.
- Quá trình cải cách, cải tổ:
+ Gặp sai lầm về đường lối, cách thức tiến hành.
+ Xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, sự tan rã của Liên Xô.
- Hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch ở trong nước và bên ngoài: gia tăng tình trạng bất ổn, rối loạn.
a. Khái quát về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay
* Chủ nghĩa xã hội ở châu Á từ năm 1991 đến nay
- Việt Nam:
+ Thời gian: từ năm 1986.
+ Thành tựu:
Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện.
Khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tiễn.
- Lào:
+ Thời gian: từ năm 1986.
+ Thành tựu:
Xây dựng, bảo vệ đất nước, hội nhập quốc tế.
Tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng thành quả phát triển kinh tế.
* Chủ nghĩa xã hội ở khu vực Mỹ La-tinh (Cu-ba) từ năm 1991 đến nay
- Thời gian: từ năm 1991.
- Thành tựu:
+ Kinh tế với cơ cấu đa dạng, phát triển theo định hướng thị trường, kế thừa nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội.
+ Một số ngành nghề mới xuất hiện: công nghiệp du lịch, công nghệ sinh học, khai thác dầu khí,…
+ Hệ thống giáo dục, y tế miễn phí.
b. Thành tựu chính của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc
- Về kinh tế: quy mô GDP từ vị trí thứ tám thế giới (những năm 80 của thế kỉ XX), vươn lên vị trí thứ hai thế giới (năm 2010).
- Về khoa học – công nghệ:
+ Phát triển ngành hàng không vũ trụ.
+ Xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc.
+ Phát triển hạ tầng kĩ thuật số, trung tâm dữ liệu.
+ Công nghệ mới: Công nghệ thông tin – viễn thông thế hệ mới, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học,….
- Về văn hóa, giáo dục: thực hiện kế hoạch quốc gia trung hạn, dài hạn về cải cách giáo dục và phát triển (2010 – 2020).
- Về xã hội: giải quyết những vấn đề xã hội:
+ Xóa đói giảm nghèo.
+ Thực hiện chính sách an sinh xã hội.