Soạn văn 10 kết nối tri thức ngắn nhất bài 1: Văn bản Chữ người tử tù

Soạn bài: Văn bản Chữ người tử tù sách ngữ văn 10 tập 1 kết nối tri thưc ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Văn bản Chữ người tử tù” cực ngắn - baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

1. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Tóm tắt nội dung cuộc trò chuyện giữa nhân vật quản ngục và thầy thơ lại

Câu 2: Chú ý các chi tiết về ngoại hình, suy nghĩ, lời nói, sở thích, môi trường sống của quản ngục và những câu văn khái quát được tính cách nhân vật này. 

Câu 3: Theo bạn, viên quản ngục sẽ đối xử với Húấn Cao như thế nào? Chi tiêt snaof ở phần 1 có thể khiến bạn suy nghĩ như vậy?

Câu 4: Hình dung hoàn cảnh của cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và quản ngục?

Câu 5: Huấn Cao đã tiếp nhận sự biệt đãi của quản ngục như thế nào?

Câu 6: Dự đoán xem Huấn Cao có bằng lòng cho chữ viên quản ngục không?

Câu 7: Lưu ý các chi tiết được tác giả sử dụng để dựng cảnh cho chữ

Câu 8: Nhân vật Huấn Cao khuyên quản ngục điều gì? Quản ngục có thái độ như thế nào trước lời khuyên đó?

Câu 9: Nội dung câu chuyện được kể có giống với suy đoán của bạn lúc mới đọc nhan đề tác phẩm không?

2. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Hãy xác định tình huống truyện trong Chữ người tử tù.

Câu 2: Lời kể về nhân vật quản ngục (trong phần 1) là của ai? Lời kể ấy tác động đến cách nhìn của bạn về nhân vật này như thế nào?

Câu 3: Sự kiện nào đã tạo bước chuyển trong thái độ của Huấn Cao với quản ngục? Sau sự kiện ấy, mối quan hệ của họ đã thay đổi như thế nào?

Câu 4: Nhân vật Huấn Cao được tác giả khắc hoạ qua những chi tiết tiêu biểu nào? Hãy dựa vào các chi tiết đó để khái quát đặc điểm tính cách Huấn Cao.

Câu 5: Chỉ ra các yếu tố khiến cảnh cho chữ trở thành một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có". Hãy phân tích ý nghĩa của cảnh tượng kì lạ đó.

Câu 6: Theo bạn, tác giả đã gửi gắm những thông điệp gì qua câu chuyện xin chữ và cho chữ?

Câu 7: Nêu và nhận xét về một điểm chung mà bạn nhận thấy giữa hai nhân vật Tử Văn (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ) và Huấn Cao (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân).

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù.

II. Soạn bài siêu ngắn: Văn bản Chữ người tử tù

1. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Tóm tắt nội dung cuộc trò chuyện giữa nhân vật quản ngục và thầy thơ lại: Nói về nhân vật Huấn Cao. 

Câu 2: Chú ý các chi tiết về ngoại hình, suy nghĩ, lời nói, sở thích, môi trường sống của quản ngục và những câu văn khái quát được tính cách nhân vật này:

- Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của bộ mặt tư lụ bây giờ đã biến mất hẳn. 

- Tính cách dịu dàng và có lòng biết giá người, biết trọng người ngay. 

- Môi trường sống: sống trong cảnh đề lao, xung quanh toàn người sống tàn nhẫn, lừa lọc. 

Câu 3: 

- Theo bạn, viên quản ngục sẽ đối xử với Húấn Cao: nhẹ nhàng, nương tay. 

- Chi tiêt ở phần 1 có thể khiến bạn suy nghĩ như vậy: muốn biệt đãi, muốn Huấn Cao đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại. 

Câu 4: Hình dung hoàn cảnh của cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và quản ngục: Huấn Cao và đồng đội bị dẫn giải vào nhà lao, nơi mà quản ngục làm việc. 

Câu 5: Huấn Cao đã tiếp nhận sự biệt đãi của quản ngục: thản nhiên nhận biệt đãi. 

Câu 6: Có lẽ Huấn Cao sẽ bằng lòng cho chữ viên quản ngục.

Câu 7: Lưu ý các chi tiết được tác giả sử dụng để dựng cảnh cho chữ:

- Quan trong kinh bắt ông ngày mai giải Huấn Cao vào kinh. 

- Huấn Cao mỉm cười: Về bảo chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh trại về nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và một bó đuốc xuống đây rồi ta cho chữ. 

- Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh. 

Câu 8: Nhân vật Huấn Cao khuyên quản ngục: nên thay chốn, tìm về nhà quê để ở, thoát khỏi cái nghề hiện tại, rồi hãy nghĩ đến nghề chơi chữ. 

Thái độ của người quản ngực trước lời khuyên đó: cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào khẽ miệng 

Câu 9: Nội dung câu chuyện được kể có giống với suy đoán của bạn lúc mới đọc nhan đề tác phẩm. 

2. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Tình huống truyện trong Chữ người tử tù xoay quanh cuộc gặp gỡ kì lạ, có phần éo le của Huấn Cao, người tử tù đang bị áp giải về kinh lĩnh án chém và viên quản ngục người cai quản chốn ngục tù tối tăm nhưng lại là con người yêu và trân trọng cái đẹp:

– Viên quản ngục đã có những biệt đãi đặc biệt, rượu thịt chu tất cho người tử tù mà đáng ra mình phải đối xử tàn nhẫn.

– Vốn tính kiêu bạc, ngang tàn lại căm ghét cái xấu xa, giả tạo nên ban đầu Huấn Cao tỏ ra coi thường, khinh bạc đối với những tiếp đãi đặc biệt của viên quản ngục.

– Khi nhận ra tấm lòng trong sáng, chân thành của viên quản ngục, Huấn Cao đã vô cùng cảm động, hối hận vì “thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

– Để đáp lại tấm lòng của viên quản ngục, Huấn Cao đã quyết định tặng chữ và đưa những lời khuyên chân thành để bảo vệ thiên lương trong sáng ở viên quản ngục.

Câu 2: Lời kể về nhân vật quản ngục là lời của tác giả. Qua lời kể, có thể thấy viên quản ngục là một người tầm trung tuổi, tính cách dịu dàng, tâm điền tốt, thẳng thắn, biết quý trọng người ngay thẳng.

Câu 3: Sự kiện tạo bước chuyển trong thái độ của Huấn Cao với quản ngục là khi ông nghe thầy thơ lại kể về nỗi lòng của viên quản ngục. Khi biết viên quản ngục là một người yêu chữ, biết trân trọng cái đẹp, ông Huấn Cao đã đồng ý cho viên quản ngục xin chữ vì cảm mến tấm lòng biệt nhỡn liên tài. Lúc này, mối quan hệ giữa họ không còn là mối quan hệ giữa quản ngục -  tử tù mà đã chuyển thành một quan hệ tri âm, tri kỉ.

Câu 4: Các chi tiết tiêu biểu khắc họa nhân vật Huấn Cao:

- Lời bình luận, lời khen, sự ngưỡng mộ của viên quản ngục và thầy thơ lại “Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp đó phải không?”

- Ước muốn, nguyện vọng có được câu đối do ông Huấn viết để treo trong nhà của viên quản ngục “Chữ ông đẹp lắm, vuông lắm... Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”

=> Huấn Cao là người tài hoa, nghệ sĩ – tài viết chữ đẹp

- Huấn Cao là một kẻ “chọc trời khuấy nước”, khiến bọn binh lính nơi ngục tù phải sợ “Xin thầy để tâm cho Hắn ngạo ngược và nguy hiểm nhất trong bọn"

- Trước cửa ngục tù, Huấn Cao không những không run sợ, lo lắng, sợ hãi mà ngược lại, tỏ rõ khí phách của mình qua hành động “dỗ gông”: “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái. Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt."

- Trong ngục tù, Huấn Cao không những không sợ, không quy phục viên quan coi ngục mà còn ung dung nhận phần rượu thịt mà viên quan coi ngục mang cho, thậm chí, còn tỏ rõ thái độ của mình đối với viên quan coi ngục “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà người đừng đặt chân vào đây.”

=> Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang, bất khuất, cương trực, ngay thẳng

- Huấn Cao không bao giờ vì vàng bạc hay quyền lực mà cho chữ “ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ.

- Cảm kích trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quan coi ngục và quyết định cho ý chữ ở ngay chốn ngục tù "Nào đâu có biết một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ."

- Huấn Cao không chấp nhận sự thiếu rạch ròi, sự lẫn lộn giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái ác với cái thiện: thể hiện rõ qua lời khuyên của Huấn Cao đối với viên quản ngục.

=> Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp.

Câu 5: Các yếu tố khiến cảnh cho chữ trở nên đặc biệt thể hiện ở mọi góc của cảnh: Nhân vật, thời gian, không gian.

* Nhân vật:

  • Bình thường, người cho chữ và người được cho chữ là những tri âm tri kỉ đến độ “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. ở họ luôn toát ra sự an nhiên, điềm tĩnh, ung dung của bậc túc nho.
  • Ở đây, người cho chữ là 1 tử tù, người được cho chữ là quản ngục. Họ có vị trí đối nghịch trong xã hội. Hơn nữa, họ mới gặp nhau hơn nửa tháng. Đặc biệt, cảnh cho chữ đã diễn ra một sự thay bậc đổi ngôi, khi người tù thì dù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” vẫn đứng thẳng người và đĩnh đạc, còn quản ngục “khúm núm” và nghẹn ngào. Trong quan hệ xã hội họ là kẻ thù nhưng trong bình diện nghệ thuật, họ lại là tri âm tri kỉ.

* Không gian:

  • Thông thường, người ta viết chữ cho nhau ở nơi thư phòng sạch sẽ, không gian của học thuật.
  • Ở đây, người ta viết chữ cho nhau trong “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Đây là không gian mà cái xấu, cái ác thống trị.

* Thời gian:

  • Bình thường, người ta cho chữ khi thư nhàn, thong thả, trong ánh sáng của buổi mai ấm áp.
  • Ở đây, người ta cho chữ vào ban đêm một cách vội vã, chạy đua với thời gian, gấp rút tránh những ánh mắt của bọn lính đến phiên canh buổi sáng và tránh cái công văn oan nghiệt giải người về kinh thụ án.

Điều đó cho thấy rằng trong nhà tù tăm tối, hiện thân cho cái ác, cái tàn bạo đó, không phải cái ác, cái xấu đang thống trị mà chính cái đẹp, cái dũng, cái thiện, cái cao cả đang làm chủ. Với cảnh cho chữ này, cái nhà ngục tăm tối đã đổ sụp, bởi vì không còn kẻ phạm tội tử tù, không có quản ngục và thơ lại, chỉ có người nghệ sĩ tài hoa đang sáng tạo cái đẹp trước đôi mắt ngưỡng mộ sùng kính của những kẻ liên tài, tất cả đều thấm đẫm ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, cái đẹp của thiên lương và khí phách. Qua đó, ta thấy được quan điểm thẩm mỹ của Nguyễn Tuân: “cái đẹp gắn liền với cái thiện”, sự thiên lương, trong sáng không thể tồn tại trong môi trường của cái xấu, cái ác.

Câu 6: Thông điệp của tác giả:

- Cái đẹp có thể sinh ra, tỏa sáng giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn nhưng cái đẹp không thể chung sống cùng cái xấu, cái ác.

- Con người xứng đáng được thưởng thức cái đẹp chỉ khi giữ được thiên lương.

- Cái đẹp có thể cảm hóa được con người.

Câu 7: Ngô Tử Văn và Huấn Cao đều là những người anh hùng trượng nghĩa, mang những vẻ đẹp phẩm chất đáng trân trọng.

- Tử Văn dám châm lửa đốt đền của tên tướng giặc trừ hại cho dân, dũng cảm đương đầu với cái ác để bảo vệ lẽ phải.

- Huấn Cao vì thấy dân chúng lầm than mà khởi nghĩa chống lại triều đình. Họ không vì quyền uy, tiền bạc mà bị mua chuộc, đánh mất đi chính mình.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Trong Chữ người tử tù, nhà văn Nguyễn Tuân đã rất thành công khi xây dựng hình tượng 2 nhân vật chính vừa đối lập lại vừa tương đồng: Huấn Cao - một kẻ tử tù, là đại diện cho tầng lớp bị trị và viên quản ngục đại diện cho tầng lớp cai trị. Sự đối lập giữa 2 nhân vật này còn được thể hiện ở mối quan hệ giữa người sáng tạo cái đẹp với người khát vọng cái đẹp, là người viết chữ đẹp và người muốn xin chữ. Tuy nhiên, ở hai nhân vật đều là những người biết quý trọng cái đẹp, khác với một số tác phẩm khác như tác phẩm “Chí Phèo” xây dựng hai nhân vật hoàn toàn đối lập như Chí Phèo với Bá Kiến. Đối với hình tượng Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã sử dụng bút pháp lãng mạn, lí tưởng hóa, dựa vào nguyên mẫu là Chu thần Cao Bá Quát để khắc họa nên một nhân vật có vẻ đẹp toàn diện: vẻ đẹp của tài năng - tâm hồn - khí phách. Qua cách xây dựng đó, tác giả đã làm nổi bật  một người có nhân cách đẹp dù người đó bị quy tội phản nghịch triều đình. Vẻ đẹp của Huấn Cao hiện lên lồng lộng giữa chốn ngục tù tăm tối. Hình tượng đó như ngầm khẳng định sự lấn át của cái đẹp, ánh sáng và cái thiện trước cái xấu, bóng tối và tội ác.

III. Soạn bài ngắn nhất: Văn bản Chữ người tử tù

1. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Nói về nhân vật Huấn Cao. 

Câu 2: 

- Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của bộ mặt tư lụ bây giờ đã biến mất hẳn. 

- Tính cách dịu dàng và có lòng biết giá người, biết trọng người ngay. 

- Môi trường sống: sống trong cảnh đề lao, xung quanh toàn người sống tàn nhẫn, lừa lọc. 

Câu 3: 

- Nhẹ nhàng, nương tay. 

- Muốn biệt đãi, muốn Huấn Cao đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại. 

Câu 4: Huấn Cao và đồng đội bị dẫn giải vào nhà lao, nơi mà quản ngục làm việc. 

Câu 5: Thản nhiên nhận biệt đãi. 

Câu 6: Có.

Câu 7: 

- Quan trong kinh bắt ông ngày mai giải Huấn Cao vào kinh. 

- Huấn Cao mỉm cười: Về bảo chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh trại về nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và một bó đuốc xuống đây rồi ta cho chữ. 

- Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh. 

Câu 8: 

- Nên thay chốn, tìm về nhà quê để ở, thoát khỏi cái nghề hiện tại, rồi hãy nghĩ đến nghề chơi chữ. 

- Cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào khẽ miệng 

Câu 9: Giống

2. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: 

– Viên quản ngục đã có những biệt đãi đặc biệt, rượu thịt chu tất cho người tử tù mà đáng ra mình phải đối xử tàn nhẫn.

– Ban đầu Huấn Cao tỏ ra coi thường, khinh bạc đối với những tiếp đãi đặc biệt của viên quản ngục.

– Khi nhận ra tấm lòng trong sáng, chân thành của viên quản ngục, Huấn Cao đã vô cùng cảm động, hối hận.

– Để đáp lại tấm lòng của viên quản ngục, Huấn Cao đã quyết định tặng chữ và đưa những lời khuyên chân thành để bảo vệ thiên lương trong sáng ở viên quản ngục.

Câu 2: Lời kể về nhân vật quản ngục là lời của tác giả. Qua lời kể, có thể thấy viên quản ngục là một người tầm trung tuổi, tính cách dịu dàng, tâm điền tốt, thẳng thắn, biết quý trọng người ngay thẳng.

Câu 3: Là khi ông nghe thầy thơ lại kể về nỗi lòng của viên quản ngục. 

Câu 4: 

- Lời bình luận, lời khen, sự ngưỡng mộ của viên quản ngục và thầy thơ lại “Huấn Cao. 

- Ước muốn, nguyện vọng có được câu đối do ông Huấn viết để treo trong nhà của viên quản ngục.

=> Huấn Cao là người tài hoa, nghệ sĩ – tài viết chữ đẹp

- Huấn Cao là một kẻ “chọc trời khuấy nước”, khiến bọn binh lính nơi ngục tù phải sợ “Xin thầy để tâm cho Hắn ngạo ngược và nguy hiểm nhất trong bọn"

- Trước cửa ngục tù, Huấn Cao không những không run sợ, lo lắng, sợ hãi mà ngược lại, tỏ rõ khí phách của mình qua hành động “dỗ gông”.

- Trong ngục tù, Huấn Cao không những không sợ, không quy phục viên quan coi ngục mà còn ung dung nhận phần rượu thịt mà viên quan coi ngục mang cho, thậm chí, còn tỏ rõ thái độ của mình đối với viên quan coi ngục.

=> Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang, bất khuất, cương trực, ngay thẳng

- Huấn Cao không bao giờ vì vàng bạc hay quyền lực mà cho chữ.

- Cảm kích trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quan coi ngục và quyết định cho ý chữ ở ngay chốn ngục tù.

- Huấn Cao không chấp nhận sự thiếu rạch ròi, sự lẫn lộn giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái ác với cái thiện.

=> Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp.

Câu 5: 

* Nhân vật:

  • Bình thường, người cho chữ và người được cho chữ là những tri âm tri kỉ đến độ.
  • Ở đây, người cho chữ là 1 tử tù, người được cho chữ là quản ngục. Họ có vị trí đối nghịch trong xã hội. Hơn nữa, họ mới gặp nhau hơn nửa tháng. 

* Không gian:

  • Thông thường, người ta viết chữ cho nhau ở nơi thư phòng sạch sẽ, không gian của học thuật.
  • Ở đây, người ta viết chữ cho nhau trong “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. 

* Thời gian:

  • Bình thường, người ta cho chữ khi thư nhàn, thong thả, trong ánh sáng của buổi mai ấm áp.
  • Ở đây, người ta cho chữ vào ban đêm một cách vội vã, chạy đua với thời gian. 

Điều đó cho thấy rằng trong nhà tù tăm tối, hiện thân cho cái ác, cái tàn bạo đó, không phải cái ác, cái xấu đang thống trị mà chính cái đẹp, cái dũng, cái thiện, cái cao cả đang làm chủ. 

Câu 6: 

- Cái đẹp có thể sinh ra trong mọi hoàn cảnh. 

- Con người xứng đáng được thưởng thức cái đẹp chỉ khi giữ được thiên lương.

- Cái đẹp có thể cảm hóa được con người.

Câu 7: Ngô Tử Văn và Huấn Cao đều là những người anh hùng trượng nghĩa, mang những vẻ đẹp phẩm chất đáng trân trọng.

- Tử Văn dám châm lửa đốt đền của tên tướng giặc trừ hại cho dân, dũng cảm đương đầu với cái ác để bảo vệ lẽ phải.

- Huấn Cao vì thấy dân chúng lầm than mà khởi nghĩa chống lại triều đình. Họ không vì quyền uy, tiền bạc mà bị mua chuộc, đánh mất đi chính mình.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Trong Chữ người tử tù, nhà văn Nguyễn Tuân đã rất thành công khi xây dựng hình tượng 2 nhân vật chính vừa đối lập lại vừa tương đồng: Huấn Cao - một kẻ tử tù, là đại diện cho tầng lớp bị trị và viên quản ngục đại diện cho tầng lớp cai trị. Sự đối lập giữa 2 nhân vật này còn được thể hiện ở mối quan hệ giữa người sáng tạo cái đẹp với người khát vọng cái đẹp.  Đối với hình tượng Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã sử dụng bút pháp lãng mạn, lí tưởng hóa, dựa vào nguyên mẫu là Chu thần Cao Bá Quát để khắc họa nên một nhân vật có vẻ đẹp toàn diện: vẻ đẹp của tài năng - tâm hồn - khí phách. Qua cách xây dựng đó, tác giả đã làm nổi bật  một người có nhân cách đẹp dù người đó bị quy tội phản nghịch triều đình. Vẻ đẹp của Huấn Cao hiện lên lồng lộng giữa chốn ngục tù tăm tối. Hình tượng đó như ngầm khẳng định sự lấn át của cái đẹp, ánh sáng và cái thiện trước cái xấu, bóng tối và tội ác.

IV. Soạn bài cực ngắn: Văn bản Chữ người tử tù

1. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Nói về nhân vật Huấn Cao. 

Câu 2: 

- Ngoại hình đã già.

- Tính cách dịu dàng và có lòng biết giá người, biết trọng người ngay. 

- Môi trường sống: sống trong cảnh đề lao, xung quanh toàn người sống tàn nhẫn, lừa lọc. 

Câu 3: 

- Nhẹ nhàng, nương tay. 

- Muốn biệt đãi, muốn Huấn Cao đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại. 

Câu 4: Huấn Cao và đồng đội bị dẫn giải vào nhà lao, nơi mà quản ngục làm việc. 

Câu 5: Thản nhiên nhận biệt đãi. 

Câu 6: Có.

Câu 7: 

- Quan trong kinh bắt ông ngày mai giải Huấn Cao vào kinh. 

- Huấn Cao mỉm cười: Về bảo chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh trại về nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và một bó đuốc xuống đây rồi ta cho chữ. 

- Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh. 

Câu 8: 

- Nên rời khỏi nhà lao. 

- Cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào khẽ miệng 

Câu 9: Giống

2. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: 

– Viên quản ngục đã có những biệt đãi đặc biệt cho tử tù. 

– Ban đầu Huấn Cao tỏ ra coi thường viên quản ngục.

– KSau đó hối hận.

– Huấn Cao đã quyết định tặng chữ và đưa những lời khuyên chân thành để bảo vệ thiên lương trong sáng ở viên quản ngục.

Câu 2: Lời kể về nhân vật quản ngục là lời của tác giả. Qua lời kể, có thể thấy viên quản ngục là một người tầm trung tuổi, tính cách dịu dàng, tâm điền tốt, thẳng thắn, biết quý trọng người ngay thẳng.

Câu 3: Là khi ông nghe thầy thơ lại kể về nỗi lòng của viên quản ngục. 

Câu 4: 

- Lời bình luận, lời khen, sự ngưỡng mộ của viên quản ngục và thầy thơ lại “Huấn Cao. 

- Ước muốn, nguyện vọng có được câu đối do ông Huấn viết để treo trong nhà của viên quản ngục.

=> Huấn Cao là người tài hoa, nghệ sĩ – tài viết chữ đẹp

- Huấn Cao là một kẻ “chọc trời khuấy nước”, khiến bọn binh lính nơi ngục tù phải sợ.

- Trước cửa ngục tù, Huấn Cao không những không run sợ, lo lắng, sợ hãi mà ngược lại, tỏ rõ khí phách của mình qua hành động “dỗ gông”.

- Trong ngục tù, Huấn Cao không những không sợ, mà còn tỏ rõ thái độ của mình đối với viên quan coi ngục.

=> Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang, bất khuất, cương trực, ngay thẳng

- Huấn Cao không bao giờ vì vàng bạc hay quyền lực mà cho chữ.

- Cảm kích trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quan coi ngục và quyết định cho ý chữ ở ngay chốn ngục tù.

- Huấn Cao không chấp nhận sự thiếu rạch ròi, sự lẫn lộn giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái ác với cái thiện.

=> Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp.

Câu 5: 

* Nhân vật: là giữa người tử tù và quản ngục. 

* Không gian: thiếu thốn ánh sáng, chật hẹp. 

* Thời gian: gấp rút. 

Điều đó cho thấy rằng trong nhà tù tăm tối, hiện thân cho cái ác, cái tàn bạo đó, không phải cái ác, cái xấu đang thống trị mà chính cái đẹp, cái dũng, cái thiện, cái cao cả đang làm chủ. 

Câu 6: 

- Cái đẹp có thể sinh ra trong mọi hoàn cảnh. 

- Con người xứng đáng được thưởng thức cái đẹp chỉ khi giữ được thiên lương.

- Cái đẹp có thể cảm hóa được con người.

Câu 7: Ngô Tử Văn và Huấn Cao đều là những người anh hùng trượng nghĩa, mang những vẻ đẹp phẩm chất đáng trân trọng.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Trong Chữ người tử tù, nhà văn Nguyễn Tuân đã rất thành công khi xây dựng hình tượng 2 nhân vật chính vừa đối lập lại vừa tương đồng: Huấn Cao - một kẻ tử tù, là đại diện cho tầng lớp bị trị và viên quản ngục đại diện cho tầng lớp cai trị. Đối với hình tượng Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã sử dụng bút pháp lãng mạn, lí tưởng hóa, dựa vào nguyên mẫu là Chu thần Cao Bá Quát để khắc họa nên một nhân vật có vẻ đẹp toàn diện: vẻ đẹp của tài năng - tâm hồn - khí phách. Qua cách xây dựng đó, tác giả đã làm nổi bật  một người có nhân cách đẹp dù người đó bị quy tội phản nghịch triều đình. Vẻ đẹp của Huấn Cao hiện lên lồng lộng giữa chốn ngục tù tăm tối. Hình tượng đó như ngầm khẳng định sự lấn át của cái đẹp, ánh sáng và cái thiện trước cái xấu, bóng tối và tội ác.

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài văn bản chữ người tử tù ngắn nhất, soạn bài văn bản chữ người tử tù ngữ văn 10 kết nối ngắn nhất, soạn văn 10 kết nối tri thức bài văn bản chữ người tử tù cực ngắn

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 10 tập 2 kết nối ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com