Soạn văn cánh diều 6 bài: Cô bé bán diêm

Soạn chi tiết, cụ thể bài: Cô bé bán diêm văn 6 bộ sách Cánh diều. Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này.

[toc:ul]

1. Chuẩn bị

Câu 1: Xem lại mục Chuẩn bị ở bài Ông lão đánh cá và con cá vàng để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. Lưu ý: truyện Cô bé bán diêm được An-dec-xen viết theo đặc điểm của truyện cổ tích

Trả lời:

* Sự việc chính trong truyện Cô bé bán diêm:

  • Hoàn cảnh đáng thương của cô bé
  • Lần quẹt diêm đầu tiên: lò sưởi
  • Lần quẹt diêm thứ hai :bàn ăn và con ngỗng quay
  • Lần quẹt diêm thứ ba :cây thông noel
  • Lần quẹt diêm thứ tư: bà
  • Lần quẹt diêm cuối cùng :quẹt hết một bao diêm để níu bà ở lại.
  • Cùng bà đi về với chúa Trời

* Nhân vật trong truyện: cô bé bán diêm:

  • Hoàn cảnh: nhà nghèo, mồ côi mẹ, bà mất, gia sản tiêu tán em phài xa ngôi nhà đầm ấm để xuii rúc trong một xó tối tăm, luôn phải nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa, đánh đập của cha
  • Ngoại hình, trang phục: đầu trần, chân đất, quần áo không đủ ấm
  • Tính cách: hiền lành, ngoan ngoan

* Những chi tiết kì ảo ở chỗ mỗi lần quẹt diêm hiện lên trước mắt em là những khung cảnh kì diệu khác nhau:

  • Lần 1: hiện lò sưởi
  • Lần 2: hiện 1 bàn đầy đồ ăn
  • Lần 3: hiện 1 cây thông noen trang trí lộng lẫy
  • Lần 4,5: hiện lên hình ảnh người bà 

* Ý nghĩa thông điệp: 

   Thể hiện rất rõ nét tấm lòng nhân đạo, giàu tình yêu thương của nhà văn An-đéc-xen với những con người nhỏ bé, nghèo khổ bất hạnh đặc biệt là trẻ em trong xã hội lúc bấy giờ. Qua câu truyện người đọc đã cảm nhận được một cách rất chân thực và sâu sắc thông điệp, tấm lòng nhân ái của nhà văn An-đéc-xen.

Câu 2: Đọc trước truyện Cô bé bán diêm, tìm hiểu thêm về nhà văn Han-xơ Crit xti an An déc-xen ( Hans Christian Andersen)

Trả lời:

Tìm hiểu về Hans Christian Andersen: 

   Ông sinh tại Odense, Đan Mạch (2 tháng 4 năm 1805 – 4 tháng 8 năm 1875); tiếng Việt thường viết là Han-xơ Crít-xtian An-đéc-xen) là nhà văn người Đan Mạch chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi. Trong tiếng Đan Mạch, tên ông thường được viết là H.C. Andersen. Cha của ông là một thợ đóng giày và mẹ ông là một người chăm chỉ làm lụng để nuôi gia đình của mình.

   Những câu chuyện cổ tích của Andersen, gồm 156 câu chuyện trong chín tập  và được dịch ra hơn 125 ngôn ngữ, đã trở thành văn hóa ăn sâu vào tâm thức tập thể người phương Tây , dễ tiếp cận với trẻ em, nhưng thể hiện những bài học về đức tính và sự kiên cường khi đối mặt nghịch cảnh đối với độc giả trưởng thành. của ông hầu hết các câu chuyện cổ tích nổi tiếng bao gồm " Bộ quần áo mới của hoàng đế ", " The Little Mermaid ", " The Nightingale ", " Chú lính chì dũng cảm ", " The Red Shoes ", " Nàng công chúa và hạt đậu ", "Cô bé bán diêm ' và ' Thumbelina”.

2. Đọc hiểu

* Câu hỏi giữa bài:

Câu 1: Những chi tiết nào cho biết thời gian và địa điểm em bé xuất hiện?

Trả lời:

Những chi tiết cho thấy thời gian và địa điểm em bé xuất hiện:

  • Thời gian:
    • Đêm giao thừa, trời rét mướt
    • Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực rỡ ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà!
  • Địa điểm: Góc tường giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào

Câu 2: Hãy chú ý những hình ảnh hiện lên mỗi lần em bé quẹt que diêm trong phần 2

Trả lời:

   Trong phần 2, mỗi lần quẹt diêm, hình ảnh hiện lên trước mắt cô bé: lò sưởi, bàn ăn thịnh,  soạn, cây thông noen, người bà hiền hậu

Câu 3: Giấc mơ nào của em bé được thể hiện qua bức tranh này?

Soạn văn cánh diều 6 bài: Cô bé bán diêm

Trả lời:

   Qua bức tranh ta thấy giấc mơ được cùng bà sống đoàn tụ, hạnh phúc của cô bé được thực hiện

Câu 4: Chú ý kết thúc của truyện

Trả lời:

   Kết thúc của truyện rất đáng thương, hiện thực là cô bé đã chết trong cái đêm lạnh lẽo ấy, em chết vì giá rét 

* Câu hỏi cuối bài

Câu 1: Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện cho biết điều gì về cảnh ngộ của em bé?

Trả lời:

Thời gian địa điểm diễn ra câu chuyện cho ta biết được cảnh ngộ đáng thương của cô bé:

   Câu chuyện lấy bối cảnh vào một đêm giao thừa rét buốt ở xứ ở Bắc  u lạnh giá là hình ảnh của cô bé bán diêm nhà nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói đang dò dẫm trong bóng tối, đối mặt với những trận gió bấc thổi vi vút, với cái lạnh thấu xương của tuyết phủ kín mặt đất và điều đáng thương hơn đó là cả ngày em chưa bán được bao diêm nào.

Câu 2: Hãy tìm những chi tiết hiện thực và mộng ảo mà nhà văn đã sáng tạo ra để khắc hoạ hoàn cảnh và mơ ước của cô bé bán diêm. Qua đó, em có nhận xét gì về nhân vật này?

Trả lời:

Những lần quẹt diêm

Mộng tưởng

Hiện thực

1

Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng

Tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút

2

Xuất hiện tấm rèn bằng vài mầu, trong nhà có bàn ăn dọn sẵn, ga trải bàn trăng tinh, trên bàn toàn bát địa vằng sứ quý giá và có cả một con ngống quay

Ngỗng nhảy raz khởi đĩa mạnh cả dao ăn, phuốc sét cắm trên lưng tiến về phieas em

Xung quang những bức tường dày đặc và lạnh lẽo

3

Hiện ra một cây thông Noen lớn, trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tuiwoi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng

Chỉ có đầy trời  đầy sao

4

Bà em đang mỉm cười với em

Không hề có bà, vẫn chỉ có mình em trong gió rét

5

Bà nắm lấy tay em cả hay cùng bay vịt lên cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa

Em bé đã chết trên nền tuyết giá lạnh

Câu 3: Theo em, ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?

Trả lời:

Ý nghĩa: 

  • Thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân ái của mình với những số phận, cảnh đời nghèo khó, bất hạnh, đặc biệt là với trẻ em. 
  • Đồng thời nhà văn còn muốn gửi đến một thông điệp tới người đọc mọi thế hệ sau này, một bài học giàu ý nghĩa về tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống.

Câu 4: Em hãy tìm một số chi tiết trong văn bản để chứng tỏ truyện Cô bé bán diêm có đặc điểm của truyện cổ tích (Gợi ý: kiểu nhân vật; cách kết thúc truyện; ý nghĩa;...)

Trả lời:

Một số chi tiết trong văn bản để chứng tỏ truyện Cô bé bán diêm có đặc điểm của truyện cổ tích:

  • Yếu tố kì ảo: 5 lần quẹt diêm
  • Kiểu nhân vật: những người hiền lành

=> Truyện có ý nghĩa khuyên răng,dạy bảo không chỉ chúng ta mà còn nhiều người: sống cần quan sẻ chia

Câu 5: Cảnh ngộ đau khổ và cái chết của cô bé bán diêm gợi cho em liên tưởng đến những bạn nhỏ bất hạnh hoặc kém may mắn nào trong cuộc sống như những em bé mồ côi ở làng trẻ mồ côi SOS, những em bé vào hoàn cảnh một mình không nơi nương tựa?

Trả lời:

Cảnh ngộ đau khổ và cái chết của cô bé bán diêm gợi cho em liên tưởng đến những bạn nhỏ bất hạnh hoặc kém may mắn:

  • Hành động: chúng ta có thể tổ chức các đoàn thăm, du lịch tới thăm và động viên các em, hỗ trợ việc làm,,,, 
  • ….
Tìm kiếm google: Soạn sách cánh diều lớp 6, văn 6 sách cánh diều, soạn bài Cô bé bán diêm văn 6 sách mới, bài Cô bé bán diêm sách chân trời sáng tạo NXBGD

Xem thêm các môn học

Soạn văn 6 tập 2 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net