[toc:ul]
1. Tác giả
- U-xa-chốp (1958)
- Quê quán: Mát-xcơ-va, Nga.
- Là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch cho thiếu nhi.
2. Tác phẩm
- Thể thơ: 5 chữ.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.
- Bố cục: 2 phần.
+ Phần 1 (5 khổ đầu): Gấu con bị loài vật khác trêu chọc về chân vòng kiềng.
+ Phần 2 (Còn lại): Gấu con sau nghe mẹ giải thích rất tự tin vào chân vòng kiềng của mình.
1. Cách đối xử của các loài vật khác với gấu con chân vòng kiềng
- Hoàn cảnh gặp gỡ:
+ Gấu con đi dạo trong rừng nhỏ, nhặt những quả thông.
+ Đột nhiên bị một quả thông rụng vào đầu, vấp chân ngã.
- Thái độ của các loài vật:
+ Con sáo: Hét thật to trêu chọc. "Ê gấu, chân vòng kiềng/ Giẫm phải đuôi à nhóc!".
+ Cả đàn 5 con thỏ: Núp trong bụi hùa theo, hét thật to "Đến xấu!".
+ Tất cả: đều chê bai "Gấu con chân vòng kiềng/ Đi dạo trong rừng nhỏ..."
- Nhận xét: Số lượng động vật chê bai tăng dần => Suy nghĩ ác ý của một người đã lan ra rất nhiều người, sự ác ý xuất phát từ những điều nhỏ nhất.
2. Diễn biến tâm lí của gấu con
- Diễn biến tâm trạng hợp lý: vui vẻ, yêu đời => tủi thân, uất ức, xấu hổ => bình tâm, kiêu hãnh, tự hào, nhận thấy vòng kiều không có gì là xấu.
- Lời nói của mẹ đã động viên, giúp gấu con hiểu ra và tự hào về bản thân => sự ấm áp của tình yêu thương gia đình.
- Nghệ thuật:
+ Tác giả sử dụng các từ láy “líu lo”, “luống cuống” góp phần làm nổi bật tâm trạng, cảm xúc của gấu con.
+ Biện pháp tu từ hoán dụ "Vòng kiềng giỏi nhất vùng/ Chính là ông nội đấy!"
1. Nội dung – Ý nghĩa:
Gấu con chân vòng kiềng nêu lên vấn đề về ngoại hình của con người. Bài thơ khẳng định ngoại hình không quan trọng và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài.
2. Nghệ thuật
- Thể thơ năm chữ cùng các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, hoán dụ,...