Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 cánh diều bài 8: Thực hành tiếng Việt

Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 cánh diều bài 8: Thực hành tiếng Việt. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

I. TRI THỨC TIẾNG VIỆT

1. Từ Hán Việt: là những từ mà tiếng Việt mượn từ tiếng Hán (tiếng Trung Quốc) được đọc theo cách đọc Hán Việt. 

Ví dụ: sơn hà, quốc gia, vĩ đại, nhân ái,...

2. Văn bản:

+ Là đơn vị ngôn ngữ trình bày trọn vẹn một vấn đề trong giao tiếp.

+ Có dạng là một bài nói, bài viết (lá đơn, bức thư, bài thơ, truyện kê, thông báo, bài văn nghị luận). + Gồm các bộ phận thống nhất với nhau về chủ đề, liên kết với nhau bằng những từ ngữ nhất định và được sắp xếp theo thứ tự hợp lí.

- Đoạn văn:

+ Là đơn vị ngôn ngữ thể hiện một chủ đề nhỏ.

+ Được bắt đầu bằng chữ viết hoa, lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.

+ Ở dạng phổ biến, gồm một số câu trong đó thường có một hoặc một số câu nêu chủ đề trong đoạn (câu chủ đề), những câu còn lại phát triển chủ đề.

II. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP SGK

Bài tập 1: 

- Tìm từ Hán Việt trong câu đã cho; thái độ, đối xử, động vật, tiêu chí, văn minh, cả nhân, cộng đồng.

-  Giải thích nghĩa của từ văn minh: một trong các nghĩa của văn minh là có đặc trang của nền văn hoả phát triển cao. Ở câu được dẫn, văn minh được hiểu là trình độ phát triển văn hóa của cá nhân hay cộng đồng.

- Trả lời câu hỏi: “Cách đối xử với động vật như thế nào được coi là kém văn minh, lạc hậu?”. Việc tàn phá môi trường sống của động vật, ngược đãi, săn bắt, tàn sát động vật không nương tay là cách đối xử lạc hậu, kém văn minh đối với động vật.

Bài tập 2:

- Xếp các từ in nghiêng vào 2 nhóm:

+ Từ thuần Việt: đất liền, biển cả.

+ Từ Hán Việt: đại dương, lục địa.

- Xếp các từ thuần Việt, Hán Việt thành các cặp đồng nghĩa:

+ Cặp 1: đại dương – biển cả

+ Cặp 2: lục địa – đất liền

- Tìm hoặc đặt câu có sử dụng một trong các từ đại dương, lục địa; 

 + Ngư dân đã quen cuộc sống lênh đênh trên biển cả. Giữa đại dương mênh nông, chiếc thuyền với họ chính là nhà.

+ Hãy nhằm hướng phương Đông mà tiến

Hỡi những tàu trên các đại dương! (Tố Hữu)

Bài tập 3:

a) Chủ đề của văn bản: sự khan hiếm nước ngọt. Chủ đề đó được thể hiện ngay

ở nhan đề của văn bản.

b) Văn bản Khan hiếm nước ngọt gồm 5 đoạn văn. Chủ đề của mỗi đoạn lần lượt là: 

- Đoạn 1 (Đặt vấn đề): Nêu và bác bỏ ý nghĩ cho rằng con người và muôn loài không bao giờ thiếu nước ngọt.

- Đoạn 2: Bề mặt quả đất rất nhiều nước nhưng chủ yếu là nước mặn, nước bẩn chứ không phải đều là nước ngọt, nước sạch mà con người có thể dùng được.

Đoạn 3: Trên hành tinh đang có khoảng hơn hai tỉ người sống trong cảnh thiếu nước ngọt : để dùng trong sinh hoạt hằng ngày.

- Đoạn 4: Nguồn nước ngọt đã hiếm lại phân bố không đều.

– Đoạn 5 (đoạn kết): Giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt là con người phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên quý giá đó.

c) Nội dung của các đoạn văn trên đều xoay quanh và phục vụ cho việc làm rõ chủ đề: sự khan hiếm nước ngọt. Cụ thể, đoạn 1 nêu vấn đề: Ý nghĩ cho rằng con người và muôn loài không bao giờ thiếu nước ngọt là sai lầm. Đoạn 2 tiếp tục nói về nước ngọt (trên Trái Đất, có rất nhiều nước nhưng chủ yếu là nước mặn hoặc nước bẩn chứ không phải nước ngọt, nước sạch). Các đoạn 3, 4 vẫn nói về nước ngọt (tình trạng thiếu nước ngọt và nước ngọt phân bố không đều). Đoạn 5 (đoạn kết) nêu giải pháp khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt (con người cần sử dụng hợp lí, tiết kiệm nước ngọt).

d) Ở đoạn kết, câu thứ hai trong đoạn được liên kết với câu thứ nhất bằng phép lặp từ nước ngọt.

Bài tập 4:

Các nhan đề phù hợp như: Người phụ nữ đẹp nhất, Con trai tôi, Câu hỏi bất ngờ.

Bài tập 5:

- Đoạn a có câu chủ đề ở đầu đoạn (Chăm sóc vật nuôi sẽ giúp trẻ có một cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu về hậu quả.).

- Đoạn b có câu chủ đề ở đầu đoạn (Động vật không xa lạ với cuộc sống con người; gần như mỗi chúng ta đều từng có những kí ức tuổi thơ tươi đẹp gần gũi với động vật và thiên nhiên.) và ở cuối đoạn (Những loài động vật bé nhỏ đã nuôi dưỡng biết bao tâm hồn trẻ thơ, vẽ nên những bức tranh kí ức về thời ấu thơ tươi đẹp.).

- Đoạn c) có câu chủ đề ở cuối đoạn (Vì vậy, khó mà tưởng tượng được rằng nếu không có động vật thì cuộc sống của con người sẽ ra sao.).

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 cánh diều bài 8: Thực hành tiếng Việt, Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn văn 6 tập 2 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com