Soạn vật lí 7 bài 9 trang 25 cực chất

Giải vật lý 7 bài 9 trang 25 cực chất. Bài học:Tổng kết chương I : Quang học - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn vật lý 7.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Bài 1: Trang 25 - SGK vật lí 7

Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi:

"Khi nào ta nhìn thấy một vật ?"

A. Khi vật được chiếu sang;

B. Khi vật phát ra ánh sáng;

C. Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta;

D. Khi có ánh sáng từ mắt ta chiếu sáng vật

Bài 2: Trang 25 - SGK vật lí 7

Chọn câu phát biểu đúng trong các câu dưới đây nói về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:

A. Ảnh ảo bé hơn vật và ở gần gương hơn vật

B. Ảnh ảo bằng vật và cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.

C. Ảnh hứng được trên màn và lớn bằng vật;

D. Ảnh không hứng được trên màn và bé hơn vật

Bài 3: Trang 25 - SGK vật lí 7

Định luật truyền của ánh sáng:

Trong môi trường... và...., ánh sáng truyền đi theo...

Bài 4: Trang 25 - SGK vật lí 7

Tia sáng khi gặp gương phẳng thì bị phản xạ lại theo định luật phản xạ ánh sáng:

a) Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với... và đường...

b) Góc phản xạ bằng ...

Bài 5: Trang 25 - SGK vật lí 7

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh gì ? Độ lớn của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến gương thế nào so với độ lớn của vật và khoảng cách từ vật đến gương ?

Bài 6: Trang 25 - SGK vật lí 7

Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất gì giống và khác với ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng ?

Bài 7: Trang 25 - SGK vật lí 7

Khi vật ở khoảng nào thì gương cầu lõm cho ảnh ảo ? Ảnh này lớn hơn hay nhỏ hơn vật ?

Bài 1: Trang 25 - SGK vật lí 7 

Viết ba câu có nghĩa, trong mỗi câu có bốn cụm từ chọn trong bốn cột dưới đây.

gương cầu lõm             hứng được trên màn chắn             bé hơn vật        ảnh ảo

gương phẳng               không hứng được trên màn chắn    bằng vật          ảnh thật

gương cầu lỗi                                                                    lớn hơn vật 

Bài 9: Trang 25 - SGK vật lí 7

Cho một gương phẳng và một gương cầu lồi cùng kích thước. So sánh vùng nhìn thấy của chúng khi đặt mắt ở cùng một vị trí so với các gương.

Bài tập 1: Trang 26 - SGK vật lí 7

Có hai điểm sáng S1, S2 đặt trước gương phẳng như hình 9.1.

a) Hãy vẽ ảnh của mỗi điểm tạo bởi gương.

b) Vẽ hai chùm tia tới lớn nhất xuất phát từ S1, S2 và 2 chùm tia phản xạ tương ứng trên gương.

c) Để mắt trong vùng nào sẽ nhìn thấy đồng thời ảnh của cả hai điểm sáng trong gương ? Gạch chéo vùng đó.

Bài tập 2: Trang 26 - SGK vật lí 7

Một người đứng trước ba cái gương (gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm), cách các gương một khoảng bằng nhau. Người đó quan sát ảnh ảo của mình trong ba gương sẽ thấy chúng có tính chất gì giống nhau, khác nhau ?

Bài tập 3: Trang 26 - SGK vật lí 7

Có bốn học sinh đứng ở bốn vị trí quanh một cái tủ đứng như trong hình 9.2. Hãy chỉ ra những cặp học sinh có thể nhìn thấy nhau. Đánh dấu vào bảng sau đây những cặp đó.

 

 

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Bài 1: Đáp án C 

Bài 2: Đáp án B 

Bài 3: … trong suốt … đồng tính…đường thẳng.

Bài 4: 

a) … tia tới … pháp tuyến.

b) … góc tới.

Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, có độ lớn bằng vật và khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh đến gương.

Bài 6: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi và ảnh của gương phẳng giống ở chỗ đều là ảnh ảo. Khác nhau ở tính chất, ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương phẳng.

Bài 7: Khi một vật ở gần sát gương cầu lõm thì ảnh của vật là ảnh ảo và ảnh lớn hơn vật.

Bài 1: Từ những cụm từ trên ta có thể ghép được các câu sau:

- Ảnh tạo bởi gương cầu lõm là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật

- Ảnh tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn và nhỏ hơn vật

- Ảnh tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn và bằng vật.

Bài 9: Vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy trong gương phẳng có cùng kích thước.

Bài tập 1: 

a) Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương => Ta vẽ được ảnh S1' và S2'.

b) Nối từ ảnh S1' đến điểm giao giữa tia tới và gương ta được tia phản xạ, tương tự ta được hình vẽ sau: 

c) Để mắt trong vùng giữa hai tia phản xạ của S1 và S2 (được bôi đậm) chính là vùng nhìn thấy.

Bài tập 2: Giống nhau là cả ba ảnh đều là ảnh ảo. Khác nhau ở: gương phẳng có ảnh có kích thước bằng vật, gương cầu lõm có kích thước lớn hơn gương phẳng, gương cầu lồi có kích thước nhỏ hơn vật.

Bài tập 3: 

 

 

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Bài 1: 

Đáp án C : Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.

Bài 2: 

Đáp án B : Ảnh ảo bằng vật và cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.

Bài 3: 

- Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

Bài 4: 

Tia sáng khi gặp gương phẳng thì bị phản xạ lại theo định luật phản xạ ánh sáng:

a) Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến.

b) Góc phản xạ bằng góc tới.

Bài 5: 

- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, có độ lớn bằng vật và khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh đến gương.

Bài 6: 

- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi và ảnh của gương phẳng giống ở chỗ đều là ảnh ảo. Khác nhau ở tính chất, ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương phẳng.

Bài 7: 

- Khi một vật ở gần sát gương cầu lõm thì ảnh của vật là ảnh ảo và ảnh lớn hơn vật.

Bài 1: Từ những cụm từ trên ta có thể ghép được các câu sau:

1. Ảnh tạo bởi gương cầu lõm là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật

2. Ảnh tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn và nhỏ hơn vật

3. Ảnh tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn và bằng vật.

Bài 9: Ta thấy vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy trong gương phẳng có cùng kích thước.

Bài tập 1: 

a) Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương => Ta vẽ được ảnh S1' và S2'.

b) Nối từ ảnh S1' đến điểm giao giữa tia tới và gương ta được tia phản xạ, tương tự ta được hình vẽ sau: 

 

c) Để mắt trong vùng giữa hai tia phản xạ của S1 và S2 (được bôi đậm) chính là vùng nhìn thấy.

Bài tập 2: 

- Giống nhau là cả ba ảnh đều là ảnh ảo. Khác nhau ở: gương phẳng có ảnh có kích thước bằng vật, gương cầu lõm có kích thước lớn hơn gương phẳng, gương cầu lồi có kích thước nhỏ hơn vật.

Bài tập 3: 

 

 

Tìm kiếm google: Giải vật lí 7 bài 9: Tổng kết chương I : Quang học ; vật lí 7 bài 9: Tổng kết chương I : Quang học ; bài 9: Tổng kết chương I : Quang học

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com