[toc:ul]
Câu 1: (Trang 20 SGK lí 7)
Bố trí thí nghiệm như hình 7.1 (SGK). Hãy quan sát ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi và cho nhận xét ban đầu về các tính chất sau đây của ảnh:
1. Ảnh đó có phải là ảnh ảo không ? Vì sao ?
2. Nhìn thấy ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật ?
Câu 2: (Trang 21 SGK lí 7)
So sánh bề rộng vùng nhìn thấy của hai gương.
Câu 3: (Trang 21 SGK lí 7)
Trên ôtô, xe máy nguời ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì ?
Câu 4: (Trang 21 SGK lí 7)
Ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt một gương cầu lồi lớn (hình 7.4 SGK). Gương đó giúp ích gì cho người lái xe ?
Câu 1:
1. ảnh ảo vì không hứng được trên màn chắn.
2. ảnh của vật nhỏ hơn vật.
Câu 2: Vùng nhìn thấy lớn hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.
Câu 3: Trên ôtô, xe máy nguời ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng do gương cầu lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn gương phẳng.
Câu 4: Do gương cầu lồi có tính chất hơn gương phẳng là vùng nhìn thấy rộng
Câu 1:
1. Ảnh đó là ảnh ảo vì không hứng được trên màn chắn.
2. Quan sát hình 7.1 (SGK) ta thấy ảnh của vật nhỏ hơn vật.
Câu 2:
- Nhìn vào gương cầu lồi, ta quan sát được vùng nhìn thấy lớn hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.
Câu 3:
- Trên ôtô, xe máy nguời ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng do gương cầu lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn gương phẳng, như vậy người lái xe có thể quan sát được vùng nhìn thấy rộng hơn như vậy lái xe đảm bảo an toàn hơn.
Câu 4:
- Do gương cầu lồi có tính chất hơn gương phẳng là vùng nhìn thấy rộng, khi để ở chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất tầm nhìn, chiếc gương giúp người lái xe có thể quan sát, tránh được xe ngược chiều đi tới hoặc vùng nguy hiểm.