Soạn vật lí 9 bài 16 trang 44 cực chất

Giải vật lý 9 bài 16 trang 44 cực chất. Bài học: Định luật Jun Len xơ - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn vật lý 9.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu 1: (Trang 45 SGK vật lí 9) 

Hãy tính điện năng A của dòng điện chạy qua dây điện trở trong thời gian trên.

Câu 2: (Trang 45 SGK vật lí 9) 

Hãy tính nhiệt lượng Q mà nước và bình nhôm nhận được trong thời gian đó.

Câu 3: (Trang 45 SGK vật lí 9) 

Hãy so sánh A với Q và nêu nhận xét, lưu ý rằng có một phần nhỏ nhiệt lượng truyền ra môi trường xung quanh.

Câu 4: (Trang 45 SGK vật lí 9) 

Hãy giải thích điều nêu ra trong phần mở đầu của bài: Tại sao với cùng một dòng điện chạy qua thì dây tóc bóng đèn nóng lên tới nhiệt độ cao, còn dây nối với bóng đèn hầu như không nóng lên?

Câu 5: (Trang 45 SGK vật lí 9) 

Một ấm điện có ghi 220V - 1 000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2l nước từ nhiệt độ ban đầu là 20oC. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng vỏ ấm và nhiệt lượng tỏa vào môi trường, tính thời gian đun sôi nước. Biết nhiệt dung riêng của nước 4 200 J/kg.K.

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Câu 1: Điện năng A sử dụng trong 300s là: A = I2Rt = (2,4)2.5.300 = 8640 J.

Câu 2:

- Nhiệt lượng mà nước thu được là: Q1 = c1m1 ∆to = 4200.0,2.9,5 = 7980 J.

- Nhiệt lượng mà bình nhôm thu được là: Q2 = c2m2 ∆to = 880.0,078.9,5 = 652 J.

=>Tổng nhiệt lượng nước và bình nhôm nhận được là :  Q = Q1 + Q2 = 7980 + 652 = 8632 J.

Câu 3: Từ kết quả của câu 1 và 2 ta thấy điện năng cung cấp (A) lớn hơn so với nhiệt lượng cung cấp cho nước và nhôm (Q) =>một phần điện năng chuyển thành nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh.

Câu 4: Theo định luật Jun - Len-xơ ta thấy điện trở và cường độ dòng điện càng cao thì nhiệt lượng tỏa ra càng lớn. Mà dây tóc bóng đèn và dây dẫn có cường độ I bằng nhau, nhưng dây tóc bóng đèn có điện trở suất lớn hơn dây dẫn nên có điện trở cao hơn. Vậy tại dây tóc bóng điên nhiệt lượng tỏa ra môi trường cao hơn dây dẫn.

Câu 5:

Điện năng cần để để đun sôi 2l nước từ nhiệt độ ban đầu là 20oC là: A = Pt 

Nhiệt năng cần để đun sôi 2l nước từ nhiệt độ ban đầu là 20oC là: Q = cm(t2 – t1)

Do bỏ qua nhiệt lượng làm nóng vỏ ấm và nhiệt lượng tỏa vào môi trường => A = Q => Pt = cm(t2 – t1)

=>Thời gian cần để đun sôi nước là: t=c.m.(t2−t1)/P=4200.2.(100−20)/1000=672s

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Câu 1:

Điện năng A sử dụng trong 300s là:

A = I2Rt = (2,4)2.5.300 = 8640 J.

Câu 2:

Theo công thức tính nhiệt lượng theo nhiệt dung riêng, ta có trong 300s:

• Nhiệt lượng mà nước thu được là: Q1 = c1m1 ∆to = 4200.0,2.9,5 = 7980 J.

• Nhiệt lượng mà bình nhôm thu được là: Q2 = c2m2 ∆to = 880.0,078.9,5 = 652 J.

=>Tổng nhiệt lượng nước và bình nhôm nhận được là :  Q = Q1 + Q2 = 7980 + 652 = 8632 J.

Câu 3:

Từ kết quả của câu 1 và 2 ta thấy điện năng cung cấp (A) lớn hơn so với nhiệt lượng cung cấp cho nước và nhôm (Q), chứng tỏ rằng có một phần điện năng chuyển thành nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh.

Câu 4:

Theo định luật Jun - Len-xơ ta thấy điện trở và cường độ dòng điện càng cao thì nhiệt lượng tỏa ra càng lớn. Mà dây tóc bóng đèn và dây dẫn có cường độ I bằng nhau, nhưng dây tóc bóng đèn có điện trở suất lớn hơn dây dẫn nên có điện trở cao hơn. Vậy tại dây tóc bóng điên nhiệt lượng tỏa ra môi trường cao hơn dây dẫn.

Câu 5:

Điện năng cần để để đun sôi 2l nước từ nhiệt độ ban đầu là 20oC là: A = Pt 

Nhiệt năng cần để đun sôi 2l nước từ nhiệt độ ban đầu là 20oC là: Q = cm(t2 – t1)

Do bỏ qua nhiệt lượng làm nóng vỏ ấm và nhiệt lượng tỏa vào môi trường => A = Q => Pt = cm(t2 – t1)

=>Thời gian cần để đun sôi nước là: t=c.m.(t2−t1)/P=4200.2.(100−20)/1000=672s

 

Tìm kiếm google: Giải vật lí 9 bài 16: Định luật Jun Len xơ; vật lí 9 bài 16: Định luật Jun Len xơ; bài 16: Định luật Jun Len xơ

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net