[toc:ul]
Câu 1: (Trang 7 SGK lí 9) Tính thương số $\frac{U}{I}$ đối với mỗi dây dẫn dựa vào số liệu trong bảng 1 và bảng 2 ở bài trước.
Câu 2: (Trang 7 SGK lí 9) Nhận xét giá trị của thương số $\frac{U}{I}$ đối với mỗi dây dẫn và đối với hai dây dẫn khác nhau.
Câu 3: (Trang 8 SGK lí 9) Một bóng đèn lúc thắp sáng có điện trở 12 Ω và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,5 A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó.
Câu 4: (Trang 9 SGK lí 9) Đặt cùng một hiệu điện thế vào đầu các dây dẫn có điện trở R1 và R2 = 3R1. Dòng điện chạy qua dây dẫn nào có cường độ lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?
Câu 1:
Bảng 1: Tùy thuộc vào thí nghiệm.
Bảng 2: $\frac{U}{I}=\frac{2,0}{0,1}=20$
Câu 2: Giá trị $\frac{U}{I}$ đối với mỗi dây dẫn là như nhau. Đối với hai dây dẫn khác nhau thì giá trị $\frac{U}{I}$ là khác nhau.
Câu 3: U = I.R = 0,5.12 = 6 V.
Câu 4: Dòng điện chạy qua dây dẫn thứ nhất có cường độ lớn hơn và lớn hơn ba lần.
Câu 1:
Bảng 1: Tùy thuộc vào thí nghiệm.
Bảng 2: $\frac{U}{I}=\frac{2,0}{0,1}=20$
Câu 2:
- Giá trị $\frac{U}{I}$ đối với mỗi dây dẫn là như nhau. Đối với hai dây dẫn khác nhau thì giá trị $\frac{U}{I}$ là khác nhau.
Câu 3:
- Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó: U = I.R = 0,5.12 = 6 V.
Câu 4:
$I_{1}=\frac{U}{R_{1}}$
$I_{2}=\frac{U}{R_{2}}=\frac{U}{3R_{1}}=\frac{I_{1}}{3}$
Dòng điện chạy qua dây dẫn thứ nhất có cường độ lớn hơn và lớn hơn ba lần.