Soạn vật lí 9 bài 9 trang 25 cực chất

Giải vật lý 9 bài 9 trang 25 cực chất. Bài học: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn vật lý 9.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu 1: (Trang 25 SGK) 

Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn thì phải tiến hành thí nghiệm với các dây dẫn có đặc điểm gì?

Câu 2: (Trang 26 SGK) 

Dựa vào bảng 1, hãy tính điện trở của đoạn dây dẫn constantan dài l = 1 m và có tiết diện là S = 1 mm2

Câu 3: (Trang 26 SGK) 

Để xây dựng công thức tính điện trở R của một đoạn dây dẫn có chiều dài l, có tiết diện S và làm bằng vật liệu có điện trở suất p, hãy tính theo các bước như bảng 2.

Câu 4: (Trang 27 SGK) 

Tính điện trở của đoạn dây đồng dài l = 4 m có tiết diện tròn, đường kính d = 1 mm (lấy π = 3,14).

Câu 5: (Trang 27 SGK) 

Từ bảng 1 hãy tính:

  • Điện trở của sợi dây nhôm dài 2 m và có tiết diện 1 mm2.
  •  Điện trở của sợi dây nikêlin dài 8m, có tiết diện tròn và đường kính là 0,4 mm (lấy π = 3,14).
  •  Điện trở của một dây ống đồng dài 400 m và có tiết diện 2 mm2. 

Câu 6: (Trang 27 SGK) 

Một sợi dây tóc bóng đèn làm bằng vonfram ở 20oC có điện trở 25 Ω, có tiện diện tròn bán kính 0,01 mm. Hãy tính chiều dài của dây tóc này (lấy π = 3,14).

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Câu 1: Dây dẫn có đặc điểm: cùng chiều dài, cùng tiết diện, khác vật liệu.

Câu 2: Đoạn dây dẫn constantan dài l = 1 m và có tiết diện là S = 1 mm2 thì có điện trở 0,50.10-6.106 = 0,5 Ω

Câu 3:

R1=ρ

R2=ρ.l

R=ρ.ls

Câu 4: Điện trở của đoạn dây đồng là: R=ρ.ls=ρ.lπ.r2=4.1,7.10−83,14.(0,5.10−3)2=0,087Ω

Câu 5: 

  • Điện trở nhôm là: R=ρ.ls=2,8.10−8.21.10−6=0,056Ω
  • Điện trở nikêlin là: R=ρ.ls=ρ.lπ.r2=8.0,4.10−63,14.(0,2.10−3)2=25,5Ω
  • Điện trở ống đồng là: R=ρ.ls=400.1,7.10−82.10−6=3,4Ω

Câu 6: Chiều dài của dây tóc này là: R=ρ.ls=>l=R.sρ=25.3,14.(0,01.10−3)25,5.10−8=0,1428m

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Câu 1:

- Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn thì phải tiến hành thí nghiệm với các dây dẫn có đặc điểm: cùng chiều dài, cùng tiết diện, khác vật liệu.

Câu 2:

Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài 1m và có tiết diện là 1m2

=>Đoạn dây dẫn constantan dài l = 1 m và có tiết diện là S = 1 mm2 thì có điện trở 0,50.10-6.106 = 0,5 Ω

Câu 3:

R1=ρ

R2=ρ.l

R=ρ.ls

Câu 4: 

Điện trở của đoạn dây đồng là

R=ρ.ls=ρ.lπ.r2=4.1,7.10−83,14.(0,5.10−3)2=0,087Ω

Câu 5:

Điện trở của sợi dây nhôm là:

R=ρ.ls=2,8.10−8.21.10−6=0,056Ω

Điện trở của sợi dây nikêlin là:

R=ρ.ls=ρ.lπ.r2=8.0,4.10−63,14.(0,2.10−3)2=25,5Ω

Điện trở của một dây ống đồng là:

R=ρ.ls=400.1,7.10−82.10−6=3,4Ω

Câu 6:

Chiều dài của dây tóc này là

R=ρ.ls=>l=R.sρ=25.3,14.(0,01.10−3)25,5.10−8=0,1428m

 

Tìm kiếm google: Giải vật lí 9 bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn ; vật lí 9 bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn ; Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net