[toc:ul]
1. Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.
2. Điện trở suất
$R = \rho . \frac{l}{s}$ |
Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn thì phải tiến hành thí nghiệm với các dây dẫn có đặc điểm gì?
Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn thì phải tiến hành thí nghiệm với các dây dẫn có đặc điểm: cùng chiều dài, cùng tiết diện, khác vật liệu.
Dựa vào bảng 1, hãy tính điện trở của đoạn dây dẫn constantan dài l = 1 m và có tiết diện là S = 1 mm2
Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài 1m và có tiết diện là 1m2
=>Đoạn dây dẫn constantan dài l = 1 m và có tiết diện là S = 1 mm2 thì có điện trở 0,50.10-6.106 = 0,5 Ω
Để xây dựng công thức tính điện trở R của một đoạn dây dẫn có chiều dài l, có tiết diện S và làm bằng vật liệu có điện trở suất p, hãy tính theo các bước như bảng 2.
$R_1 = \rho$
$R_2 = \rho.l$
$R = \rho.\frac{l}{s}$
Tính điện trở của đoạn dây đồng dài l = 4 m có tiết diện tròn, đường kính d = 1 mm (lấy π = 3,14).
Điện trở của đoạn dây đồng là
$R = \rho.\frac{l}{s} = \rho. \frac{l}{\pi .r^2} = \frac{4.1,7.10^{-8}}{3,14 . (0,5.10^{-3})^2} = 0,087\Omega$
Từ bảng 1 hãy tính:
Điện trở của sợi dây nhôm là:
$R = \rho.\frac{l}{s} = \frac{2,8.10^{-8}.2}{1.10^{-6}} = 0,056\Omega$
Điện trở của sợi dây nikêlin là:
$R = \rho.\frac{l}{s} = \rho. \frac{l}{\pi .r^2} = \frac{8.0,4.10^{-6}}{3,14 . (0,2.10^{-3})^2} = 25,5\Omega $
Điện trở của một dây ống đồng là:
$R = \rho.\frac{l}{s} = \frac{400.1,7.10^{-8}}{2.10^{-6}} = 3,4\Omega$
Một sợi dây tóc bóng đèn làm bằng vonfram ở 20oC có điện trở 25 Ω, có tiện diện tròn bán kính 0,01 mm. Hãy tính chiều dài của dây tóc này (lấy π = 3,14).
Chiều dài của dây tóc này là
$R = \rho.\frac{l}{s} => l = \frac{R.s}{\rho } = \frac{25.3,14.(0,01.10^{-3})^2}{5,5.10^{-8}}= 0,1428m$