[toc:ul]
I. Từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua
II. Quy tắc nắm tay phải
So sánh với từ phổ của thanh nam châm và cho biết chúng có gì giống và khác nhau?
Từ phổ của thanh nam châm và từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua:
Nhận xét hình dạng của các đường sức từ?
Đường sức từ của ống dây tạo những đường cong khép kín, các thưa dần khi xa nam châm.
Cho nhận xét về chiều của đường sức từ ở hai đầu ống dây so với chiều các đường sức từ ở hai cực của thanh nam châm?
Giống như thanh nam châm, tại hai đầu của ống dây thì các đường sức từ cũng đi vào một đầu của ống dây và đi ra ở đầu kia của ống dây.
Cho ống AB có dòng điện chạy qua. Một nam châm thử đặt ở đầu B của ống dây, khi đứng yên nằm đình hướng như hình 24.4 SGK. Hãy xác định tên các từ cực của ống dây.
Ta thấy kim nam châm có cực Nam hướng vào ống dây vì vậy đầu A là cực Nam và đầu B là cực Bắc.
Trên hình 24.5 có một kim nam châm bị vẽ sai chiều. Hãy chỉ ra đó là kim nam châm nào và vẽ lại cho đúng. Dùng quy tắc nắm tay phải xác định chiều dòng điện chạy qua các vòng dây.
Ta thấy kim nam châm thứ 5 vẽ sai chiều. Dựa theo quy tắc nắm tay phải ta xác định được chiều của dòng điện đi ra từ đầu B của ống dây.
Hình 24.6 cho biết chiều dòng điện chạy qua các vòng dây. Hãy dùng quy tắc nắm bàn tay phải để xác định tên các từ cực của ống dây.
Dựa theo quy tắc nắm tay phải thì đầu của đướng sức từ đi ra là đầu A => đầu A là cực Bắc và đầu B là cực Nam.