[toc:ul]
I. Từ phổ
II. Đường sức từ
Rắc đều một lớp mạt sắt lên tấm nhựa trong, phẳng. Đặt tấm nhựa này lên trên một thanh nam châm rồi gõ nhẹ. Quan sát hình ảnh mạt sắt vừa được tạo thành trên tấm nhựa (hình 23.1).
Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp như thế nào?
Các mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực khác, càng xa thanh nam châm các đường cong càng thưa dần.
Nhận xét về sự sắp xếp của các kim nam châm nằm dọc theo một đường sức từ (hình 23.3).
Các kim nam châm được sắp xếp nằm dọc theo một đường sức từ định hướng theo một chiều nhất định, cực Nam nam châm nọ nối với cực Bắc nam châm kia.
Đường sức từ có chiều đi vào cực nào và đi ra cực nào của thanh nam châm?
Đường sức từ đều có chiều đi vào cực Nam và đi ra cực Bắc của thanh nam châm.
Hình 23.4 cho ta hình ảnh từ phổ của nam châm chữ U. Dựa vào đó, hãy vẽ các đường sức từ của nó. Nhận xét về dạng các đường sức từ ở khoảng giữa hai từ cực.
Đường sức từ được vẽ thành các đường vòng cung nối từ cực Bắc đến cực Nam, có chiều ra rừ cực Bắc vào cực Nam.
Đường sức từ ở khoảng giữa hai cực gần như song song với nhau.
Biết chiều một đường sức từ của thanh nam châm như trên hình 23.5. Hãy xác định tên các từ cực của thanh nam châm ?
Ta thấy đường sướng từ có đầu ra là đầu A nên đầu A là đầu Bắc và đầu B là đầu Nam.
Hình 23.6 cho hình ảnh hai từ phổ của hai nam châm đặt gần nhau. Hãy vẽ một số đường sức từ và chỉ rõ chiều của chúng.
Dựa theo từ phổ ta vẽ đường các đường cong nối từ cực Bắc của nam châm này đến cực Nam của nam châm kia.
Chiều cảu các đường sức từ sẽ là ra từ cực Bắc vào vào cực Nam