Giải vật lí 9 bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ

Hướng dẫn giải bài tập, bài thực hành trong bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ- sách giáo khoa vật lí 9. Tất cả các kiến thức lý thuyết và bài tập trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt vật lí 9 bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

  • Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
  • Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm).
  • Khi góc tới bằng 0$^{\circ}$ thì góc khúc xạ bằng 0$^{\circ}$, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.

II. GIẢI BÀI TẬP

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi giữa bài

Giải câu 1: Bố trí thí nghiệm như hình 41.1...

Trang 111 Sgk Vật lí lớp 9 

Bố trí thí nghiệm như hình 41.1

a) Khi góc tới bằng 60$^{\circ}$

Cắm một đinh ghim tại điểm A với $\widehat{NIA}$ = 60$^{\circ}$

Đặt mắt ở phía cạnh cong của miếng thủy tinh sao cho nhìn qua khe I thấy A. Đưa đinh ghim A' tới vị trí sao cho nó che khuất đồng thời cả khe I và đinh ghim A

 Chứng minh rằng đường nối các vị trí A,I,A' là đường truyền của tia sáng từ đinh ghim A đến mắt.

Bài giải:

  • Nhìn qua khe I thấy A, tức là mắt nhìn thấy ánh sáng từ đinh ghim A phát ra mà không bị khe I chắn, hay I,A cùng nằm trên một đường truyền tia sáng từ A
  • Đưa đinh ghim A' tới vị trí sao cho nó che khuất cả khe I và A tức là mắt chỉ nhìn thấy đinh ghim A' mà không thấy I,A, như vậy ánh sáng từ  I, A phát ra đã bị đinh ghim A' che khuất không đến được mắt.

Vậy đường nối vị trí các vị trí A,I,A' là đường truyền của tia sáng từ đinh ghim A tới mắt.

Giải câu 2: Nêu nhận xét về đường truyền của tia...

Trang 111 Sgk Vật lí lớp 9 

Nêu nhận xét về đường truyền của tia sáng từ không khí vào thủy tinh. Chỉ ra tia tới, tia khúc xạ, góc tới, góc khúc xạ. Đo độ lớn góc khúc xạ và ghi vào bảng 1.

b) Khi góc tới bằng 45$^{\circ}$, 30$^{\circ}$, 0$^{\circ}$

Tiến hành thí nghiệm theo các bước tương tự như trên.

Vẽ đường truyền của tia sáng từ đinh ghim đến mắt trong từng trường hợp đó, đo các góc khúc xạ tương ứng và ghi vào bảng 1

Kết quả đo

 

Lần đo                                 

Góc tới i

Góc khúc xạ r

1

60$^{\circ}$

 

2

45$^{\circ}$

 

3

30$^{\circ}$

 

4

0$^{\circ}$

 

Bài giải:

Khi tia sáng truyền từ không khí vào thủy tinh, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới

Trong đó, AI là tia tới, A'I là tia khúc xạ, $\widehat{AIN}$ là góc tới, $\widehat{N'IA'}$ là góc khúc xạ

b) 

Kết quả đo

 

Lần đo                                 

Góc tới i

Góc khúc xạ r

1

60$^{\circ}$

 35$^{\circ}$

2

45$^{\circ}$

 28$^{\circ}$

3

30$^{\circ}$

 19$^{\circ}$

4

0$^{\circ}$

 0$^{\circ}$

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài

Giải câu 3: Trên hình 41.2 cho biết M là vị trí đặt mắt...

Trên hình 41.2 cho biết M là vị trí đặt mắt để nhìn thấy hình ảnh viên sỏi nhỏ ở trong nước, A là vị trí thực của viên sỏi, B là vị trí ảnh của nó, PQ là mặt nước. Hãy vẽ đường truyền của tia sáng từ viên sỏi đến mắt 

Bài giải:

Giải câu 4: Ở hình 41.3, SI là tia tới. Tia khúc xạ...

Ở hình 41.3, SI là tia tới. Tia khúc xạ của tia này trùng với một trong số các đường IH, IE, IG, IK, Hãy điền dấu mũi tên vào tia khúc xạ đó 

Bài giải:

Vì tia sáng truyền từ không khí sang nước, nên góc khúc xạ sẽ nhỏ hơn góc tới. Vậy tia khúc xạ là tia IGGiải câu 4 bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ - sgk Vật lí 9 trang 112

 

 

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Vật lí lớp 9


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com