Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Âm nhạc 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 3 Bài 3: Thực hành chỉ huy đồng ca, hợp xướng. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học, HS sẽ:
-
Phân tích được tiết mục biểu diễn chỉ huy đồng ca hợp xướng.
-
Chỉ huy các tiết mục đồng ca, hợp xướng ở trong và ngoài nhà trường. Cảm nhận được nội dung, sắc thái và tình cảm của tác phẩm âm nhạc; cảm nhận sự hòa hợp của âm thanh khi biểu diễn.
2. Năng lực
Năng lực chung:
-
Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
-
Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
-
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.
Năng lực âm nhạc:
-
Thể hiện âm nhạc:Thực hiện phân tích tiết mục biểu diễn chỉ huy đồng ca hợp xướng; Chỉ huy các tiết mục đồng ca, hợp xướng ở trong và ngoài nhà trường.
-
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc:Cảm nhận được nội dung, sắc thái và tình cảm của tác phẩm âm nhạc; cảm nhận sự hòa hợp của âm thanh khi biểu diễn.
3. Phẩm chất
-
Tích cực học tập, rèn luyện.
-
Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
-
Sách Chuyên đề học tập âm nhạc 11 Cánh diều.
-
Giáo án (kế hoạch dạy học) chuyên đề học tập âm nhạc 11 CD.
-
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
-
Sách Chuyên đề học tập âm nhạc 11 Cánh diều.
-
Tư liệu, tranh, ảnh, file âm thanh, video clip minh họa các bản nhạc.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS học tập và có nhu cầu tìm nội dung mới của bài học.
b. Nội dung: GV trìnhchiếu tiết mục biểu diễn hợp xướng Trống cơm, đặt câu hỏi, HS trả lời.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự điều khiển của người chỉ huy và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát video về người chỉ huy qua tác phẩm hợp xướng Trống cơm – Biên soạn: Nguyễn Thiếu Hoa.
https://youtu.be/LtHuJWvVXe0?si=Gf4jd2IoSANoogST
- GV yêu cầu HS theo dõi tiết mục biểu diễn hợp xướng và trả lời câu hỏi: Em hãy nhận xét về sự điều khiển của người chỉ huy trong bài Trống cơm.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem video, vận dụng kiến thức đã biết để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện một số HS chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp: Người chỉ huy trong bài Trống cơm điều khiển diễn viên thực hiện hát bè, hát chính, hát đệm,... và điều chỉnh hát đúng nhịp điệu của hình thức Acapella.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, kết luận phần trả lời của HS và dẫn dắt vào bài học: Bài 3 – Thực hành chỉ huy đồng ca, hợp xướng.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (15 phút)
Hoạt động 1. Thực hành chỉ huy đồng ca bài Mùa xuân trên quê hương
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách thực hành đồng ca bài Mùa xuân trên quê hương.
b. Nội dung: GVhướng dẫn HS thực hành chỉ huy hát đồng ca bài Mùa xuân trên quê hương.
c. Sản phẩm: HS chỉ huy được tác phẩm đồng ca bài Mùa xuân trên quê hương và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình bày khái niệm, kĩ năng biểu diễn nhạc cụ trên sân khấu: Kĩ năng biểu diễn nhạccụ: là khả năng, cách thức người biểu diễn vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm về âm nhạc và kĩ thuật biểu diễn để thể hiện một tiết mục nhạc cụ trước khán giả. - GV trình chiếu cho HS quan sát video/hình ảnh minh họa về những động tác hình thể:
- GV giới thiệu, hướng dẫn HS về cấu trúc; giai điệu; giá trị nghệ thuật của tác phẩm đồng ca Mùa xuân trên quê hương:
https://youtu.be/5IK0FkhIGAU?si=HTpsVEZ73NPXvBJh - GV thị phạm và hướng dẫn HS những động tác hình thể: + Động tác thể hiện kĩ thuật legato, non-legato, staccato. + Động tác lấy đà. + Động tác kết thúc bài. + Động tác thể hiện cường độ. + Động tác thể hiện trường độ. - GV phân tích thực hành chỉ huy đồng ca bài Chiều ngoại ô Mát-xcơ-va: Trình bày dưới Hoạt động 1. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát kĩ năng tự học của HS, hỗ trợ khi HS cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS thực hiện các kĩ thuật chỉ huy bài Mùa xuân trên quê hương. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS. - GV chuyển sang nội dung mới. |
1. Thực hành chỉ huy đồng ca bài Mùa xuân trên quê hương 1.1. Phân tích tác phẩm - Bài hát được viết ở nhịp , nhịp độ vừa phải, tính chất uyển chuyển, nhịp nhàng. - Cấu trúc: gồm 2 đoạn: + Đoạn 1: từ đầu đến nhịp thứ 20 (Quê hương ... mọi miền). + Đoạn 2: từ nhịp thứ 20 đến hết (Lời Tổ quốc ... bao la). - Giai điệu: trữ tình dễ nhớ, dễ cảm nhận. - Nội dung lời ca: thể hiện tình yêu quê hương, niềm vui trong ngày thống nhất. - Giá trị nghệ thuật: tác phẩm có giai điệu đẹp, nội dung có tính nhân văn giúp người biểu diễn và người nghe cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình. 1.2. Thực hành kĩ thuật chỉ huy - Thực hiện đường nét chỉ huy nhịp 3 phách với nhịp độ vừa phải. - Thực hiện diễn tả giai điệu liền mạch, kĩ thuật chủ yếu là legato, thực hiện với động tác mềm mại, uyển chuyển. - Các vị trí lấy hơi được xác định như trên bản nhạc. - Thực hiện động tác lấy đà ở phách 2 để bắt vào giai điệu ở phách 3. - Thực hiện lấy đà xen kẽ mỗi khi bắt đầu câu hát mới. Lấy đà vào phách 2 ở các nhịp sau: 6, 11, 13, 15, 17, 20, 22, 24, 29, 33, 38, 39. - Thể hiện cường độ sắc thái: đánh nhịp với biên độ không quá rộng để diễn tả cường độ vừa phải. - Thực hiện động tác kết thúc: nốt kết bài ngân dài hết phách 2 của nhịp thứ 42. Chỉ huy đánh vào phách 2 của nhịp thứ 42; sau đó hất lên trên, thực hiện động tác ngón cái khép hờ với ngón trỏ và các ngón khác để kết thúc tác phẩm. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Âm nhạc 11 Cánh diều CĐ 3 Bài 3: Thực hành chỉ huy, soạn giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 cánh diều CĐ 3 Bài 3: Thực hành chỉ huy