Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Hóa học 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 11.1 Bài 2: Phân bón vô cơ (P1). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực Hóa học:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Các nhiệm vụ học tập trong bài học mà HS định hướng cần thực hiện, như:
+ Cách phân loại phân bón vô cơ theo vai trò chất dinh dưỡng.
+ Quy trình sản xuất một số loại phân bón vô cơ.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt vấn đề:
“1. Có phải phản ứng giữa ammonia và phosphoric and luôn tạo thành diammonium hydrogenphosphate ((NH4)2HPO4)? Giải thích.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra những nhận định ban đầu.
Bước 4: Kết luận, nhận định
Đáp án:
- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Phân bón vô cơ hay còn gọi là phân bón hóa học dưới dạng muối khoáng, thu được trải qua các quá trình vật lý, hóa học theo quy trình công nghiệp. Vậy để biết phân bón vô cơ gồm được chia thành mấy loại, có những thành phần dinh dưỡng nào cần thiết cho cây trồng,...thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong Bài 2: Phân bón vô cơ
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò một số chất dinh dưỡng trong phân bón vô cơ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ HS đọc nội dung trang 11 – 13 bao gồm hai nội dung Em có biết trang 12 sách CĐHT để: + Kết hợp sơ đồ và lời nói (hoặc chỉ dùng lời nói) để thể hiện sự phân loại nguyên tố dinh dưỡng theo lượng của chúng trong phân bón. + Kết hợp sơ đồ tư duy và lời nói (hoặc chỉ dùng lời nói) để thể hiện vai trò mỗi nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón đa lượng. - HS thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi Luyện tập Luyện tập 1: Việc bón phân kali mang lợi ích cơ bản nào cho cây lúa, khoai, ngô? - GV kiểm tra HS hiểu rõ/ chưa rõ nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc theo cặp đôi, GV quan sát, có thể làm rõ yêu cầu của hai nội dung mà HS cần tìm hiểu (nếu cần). - Thảo luận nhóm đôi trả lời CH Luyện tập - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV lựa chọn HS báo cáo theo “ý đồ sư phạm”. - HS báo cáo. Các HS còn lại ghi nhận, bổ sung, góp ý đối với các báo cáo Bước 4: Kết luận, nhận định - GV làm rõ các kiến thức liên quan vai trò các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón, định hướng cho HS các kiến thức cốt lõi cần ghi vào vở. - GV nhận xét bằng lời về biểu hiện “mô tả được” của HS đối với các kiến thức. - GV định hướng hoạt động học tiếp theo: Tìm hiểu sự phân loại phân bón vô cơ.
|
I. VAI TRÒ CỦA MỘT SỐ NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG TRONG PHÂN BÓN VÔ CƠ CẦN THIẾT CHO CÂY TRỒNG 1. Phân loại nguyên tố dinh dưỡng Nguyên tố dinh dưỡng được chia làm 3 loại (dựa vào lượng mà cây trồng cần): - Nguyên tố dinh dưỡng đa lượng - Nguyên tố dinh dưỡng trung lượng - Nguyên tố dinh dưỡng vi lượng 2. Vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng Tất cả các nguyên tố dinh dưỡng đều có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng của cây trồng. Vai trò mỗi nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón đa lượng: - Nitrogen giúp thúc đẩy quá trình ra nhánh, phân cành, lá có màu xanh với kích thước to và quang hợp mạnh, làm tăng năng suất cây trồng. - Phosphorus: tham gia vào các thành phần của enzyme làm xúc tác cho quá trình tổng hợp amino acid, protein trong cây; giúp kích thích sự phát triển của rễ cây; giúp cho cây trồng chịu được hạn và ít đổ ngã; kích thích quá trình đẻ nhánh và nảy chồi; thúc đẩy cây ra hoa, quả sớm và nhiều; làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với rét hại, một số loại bệnh với đất chua, phèn;... - Potassium: giúp hoạt hóa enzyme để xúc tác cho các quá trình tổng hợp và làm tăng hàm lượng tinh bột, protein, đường,... trong quả, củ, thân; làm tăng khả năng chống chịu của cây trồng đối với tác động bên ngoài. Trả lời Luyện tập 1: Potassium trong phân kali giúp hoạt hóa enzyme để xúc tác cho các quá trình tổng hợp và làm tăng hàm lượng tinh bột trong lúa, ngô, khoai. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân loại phân bón vô cơ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - HS đọc nội dung trang 13 – 15 bao gồm luyện tập 2, vận dụng và phần Kiến thức bổ trợ trang 14 và 15 sách CĐHT, từ đó chỉ ra sự khác nhau giữa: + Các loại phân bón vô cơ theo sơ đồ ở Hình 2.1 trang 13 sách CĐHT. + Hàm lượng đạm tổng số, hàm lượng lân hữu hiệu, hàm lượng kali hữu hiệu trong phân bón vô cơ. Luyện tập 2: Dựa vào Hình 2.1, hãy cho biết phân bón có thành phần chính là ammonium sulfate được xếp vào loại phân bón nào. Vận dụng: Hãy tìm hiểu và đề xuất các loại phân bón vô cơ cần cung cấp cho các giai đoạn sinh trưởng của một loại cây ở địa phương em. Giải thích vì sao em chọn các phân bón đó. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận theo cặp đôi - GV kiểm tra HS hiểu rõ/ chưa rõ nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV lựa chọn cặp đôi báo cáo theo “ý đồ sư phạm”. - Các cặp đôi còn lại ghi nhận, bổ sung, góp ý đối với các báo cáo. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV chốt sự phân loại và định hướng kiến thức cần ghi vào vở. - GV nhận xét, đánh giá biểu hiện “phân loại được” của HS đối với phân bón vô cơ,... – GV định hướng hoạt động học tiếp theo: Tìm hiểu quy trình sản xuất, cách sử dụng các loại phân bón và bảo quản phân bón. |
II. PHÂN LOẠI PHÂN BÓN VÔ CƠ Phân bón vô cơ gồm - phân đa lượng + phân đơn dinh dưỡng (đạm, lân, kali) + phân đa dinh dưỡng (hỗn hợp, phức hợp) - phân trung lượng - phân vi lượng Trả lời Luyện tập 2 Phân bón có thành phần chính là ammonium sulfate ((NH4)2SO4) được xếp vào loại phân bón đa lượng, cụ thể là phân bón đơn dinh dưỡng. Trả lời Vận dụng: PHÂN BÓN CHO CÀ CHUA Bón lót : Để cây mọc mầm khoẻ, rễ phát triển mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt cần chọn một trong các loại phân có hàm lượng đạm, lân cao để bón lót cho cà chua như sau: 300-400 kg/ha NPKSi:16-16-8-1,5 hoặc 500-600 kg/ha NPKSi:5-10-3-3. Bón thúc: Để cây ra nhiều cành lá quang hợp mạnh, ra quả cần chọn một trong các loại phân có hàm lượng đạm và kali cao để bón thúc cho cà chua bằng cách sử dụng từ 500-600kg NPKSi:15-5-20-1 hoặc 500-600 NPKSi:16-8-16-1,5, hoặc 600-700 NPKSi:12-3-10-2 hoặc 600-700 NPKSi:12-5-10-1,5. Bón thúc 1: sau trồng 15-20 ngày, Bón thúc 2: khi cây bắt đầu ra hoa rộ, Bón thúc 3: bắt đầu thu quả, Bón thúc 4: thu hoạch rộ. Bón bổ sung: Trong quá trình sinh trưởng, phát triển nếu cây thiếu đạm hoặc kali có thể bổ sung bằng phân siêu đạm, hoặc kali siêu vi lượng bằng cách hào tưới hoặc bón cùng với phân NPK giai đoạn bón thúc. (HS có thể tìm hiểu và đề xuất các loại phân bón vô cơ cần cung cấp cho các giai đoạn sinh trưởng của các loại cây khác) |
------------------------Còn tiếp-----------------------
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Hóa học 11 Cánh diều CĐ 11.1 Bài 2: Phân bón vô cơ, soạn giáo án chuyên đề Hóa học 11 cánh diều CĐ 11.1 Bài 2: Phân bón vô cơ