Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 Cánh diều CĐ 11.1 Bài 2: Phân bón vô cơ (P3)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Hóa học 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 11.1 Bài 2: Phân bón vô cơ (P3). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Hoạt động 4: Tìm hiểu cách bảo quản một số loại phân bón thông dụng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được cách bảo quản một số loại phân bón thông dụng
  2. Nội dung: HS làm việc cá nhân: Đọc sách CĐHT và báo cáo
  3. Sản phẩm học tập:
  • Từ hoạt động của HS và tổng kết của GV dẫn đến nội dung tóm tắt ghi vào vở.
  • Biểu hiện nói rõ ràng, đầy đủ, dễ hiểu của kĩ năng “trình bày được” cách bảo quản phân bón vô cơ.
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

HS đọc nội dung và thảo luận cặp đôi trả lời luyện tập 6 trang 19 sách CĐHT để:

+ Trình bày về những biện pháp bảo quản phân bón vô cơ.

+ Giải thích vì sao phân bón ammonium có nguy cơ cháy nổ trong quá trình bảo quản.

GV kiểm tra HS hiểu rõ/ chưa rõ nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS báo cáo kết quả thảo luận.

- các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chốt kiến thức và nội dung ghi vào vở.

- GV nhận xét, đánh giá mức độ “trình bày được” của HS theo tiêu chí: rõ ràng, đầy đủ, dễ hiểu.

- GV định hướng hoạt động học tiếp theo: Luyện tập.

IV. BẢO QUẢN PHÂN BÓN VÔ CƠ

Nguyên tắc bảo quản phân bón:  để bảo quản phân bón cần chống ẩm, chống nóng, hạn chế trộn lẫn các loại phân bón khác nhau.

Trả lời Luyện tập 6:

PTHH:

Phân ammonium nitrate có nguy cơ gây cháy nổ do loại phân bón này dễ bị phân huỷ kèm hiện tượng toả nhiệt dẫn đến cháy, nổ.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
  3. Nội dung: HS sử dụng SCĐ, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1:  Các loại phân đạm đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng nào?

  1. Potassium B. Phosphorus C. Carbon               D. Nitrogen

Câu 2. Trong dân gian lưu truyền kinh nghiệm "mưa rào mà có sấm sét là có thêm đạm trời rất tốt" cho cây trồng. "Đạm trời" chứa thành phần nguyên tố dinh dưỡng nào?

  1. Phosphorus. B. Silicon. C. Potassium.         D. Nitrogen.

Câu 3. Cách làm nào sau đây đúng trong việc khử chua đất trồng bằng vôi và bón phân đạm cho lúa?

  1. Bón phân bón đạm với vôi cùng lúc
  2. Bón đạm trước rồi vài ngày sau mới bón vôi khử chua.
  3. Bón vôi khử chua trước rồi vài ngày sau mới được bón đạm
  4. Bón vôi khử chua trước rồi bón đạm ngay sau khi bón vôi

Câu 4. Phân bón ammophos là hỗn hợp của

  1. MAP và TAP. B. MAP và DAP. C. TAP và DAP. D. TAP, MAP và DAP.

Câu 5. Dãy phân bón hoá học chỉ chứa toàn phân bón đơn là:

  1. KNO3, NH4NO3, (NH2)2CO B. KCl, NH4H2PO4, Ca(H2PO4)2
  2. NH4NO3, KCl, Ca(H2PO4)2 D. (NH4)2SO4, KNO3, NH4Cl

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. D

2. D

3. C

4. B

5. C

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Nội dung: HS sử dụng SCĐ, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS giải được các bài tập vận dụng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:

Bài 1: Trước khi gieo hạt mầm trồng lúa, để tạo điều kiện cho rễ mầm phát triển tốt, nên ưu tiên cung cấp phân lân hay phân kali cho đất? Đến giai đoạn cây lúa chuẩn bị đẻ nhánh, nên ưu tiên bổ sung đạm hay kali cho đất? Giải thích.

Bài 2: Một số phân bón như SA dễ làm đất bị chua do bị thủy phân tạo môi trường acid.

  1. a) Viết phương trình hoá học cho phản ứng thủy phân của ammonium sulfate.
  2. b) Phân SA phù hợp với loại đất kiềm hay đất chua?

Bài 3: Cho hai quá trình sau:

NH4NO3(s) → NO(g) + 2H2O(g)                 ΔrHo298 = -36kJ

NH4Cl(s) → NH3(g) + HCl(g)                      ΔrHo298 = 176kJ

Trong cùng điều kiện về môi trường, hãy dự đoán phân bón ammonium nitrate hay ammonium chloride có nguy cơ cháy nổ cao hơn. Giải thích.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn thời gian).

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.

Đáp án bài tập vận dụng

Bài 1.

          Trước khi gieo hạt mầm trồng lúa, để tạo điều kiện cho rễ mầm phát triển tốt, nên ưu tiên cung cấp phân lân cho đất. Vì phosphorus có mặt trong nhân tế bào, cần thiết cho quá trình hình thành các bộ phận mới của cây: kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ cây ăn sâu và lan rộng trong đất.

Đến giai đoạn cây lúa chuẩn bị đẻ nhánh, nên ưu tiên bổ sung phân đạm cho đất. Vì nguyên tố nitrogen có trong đạm thúc đẩy quá trình giúp cây ra nhiều nhánh, nhánh phân nhiều cành, cành ra nhiều lá, lá có màu xanh với kích thước to và quang hợp mạnh, làm tăng năng suất cây trồng.

Giai đoạn tạo tinh bột ưu tiên bổ sung Kali. Vì potassium (kali) giúp tăng hàm lượng tinh bột, protein, đường,... trong quả, củ, thân.

Bài 2. a) PTHH:

(NH4)2SO4 → 2NH4+ + SO42−

NH4+ + H2O ⇌ NH3 + H3O+

  1. b) Phân SA phù hợp với đất kiềm.

Vì phân SA dễ bị thủy phân tạo acid làm đất chua, nên nếu bón phân SA trong đất kiềm, acid sau khi bị thủy phân sẽ trung hòa với kiềm trong đất làm cải thiện tình trạng đất.

Bài 3.

Phản ứng nhiệt phân ammoni nitrate là phản ứng tỏa nhiệt nên thuận lợi về mặt năng lượng. Vì vậy khi lưu trữ loại phân này nguy cơ cháy nổ sẽ cao hơn.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập vận dụng.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 3: Phân bón hữu cơ

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 Cánh diều CĐ 11.1 Bài 2: Phân bón vô cơ (P3)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/cả năm

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Hóa học 11 Cánh diều CĐ 11.1 Bài 2: Phân bón vô cơ, soạn giáo án chuyên đề Hóa học 11 cánh diều CĐ 11.1 Bài 2: Phân bón vô cơ

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Hóa học 11 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay