Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 Cánh diều CĐ 11.2 Bài 4: Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên (P1)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Hóa học 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 11.2 Bài 4: Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên (P1). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 11.2. TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC HỮU CƠ

BÀI 4: TÁCH TINH DẦU TỪ CÁC NGUỒN THẢO MỘC TỰ NHIÊN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Vận dụng được phương pháp chiết hoặc chưng cất để tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về khái niệm tinh dầu, các phương pháp thu nhận tinh dầu và ứng dụng của tinh dầu.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm và cặp đôi hiệu quả theo yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo; Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trao đổi, thảo luận, đưa ra ý kiến với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong quá trình thí nghiệm.

Năng lực hóa học:

  • Nhận thức hoá học: Nêu được khái niệm về tinh dầu, biết các phương pháp tách tinh dầu, sử dụng phương pháp phù hợp cho một số nguyên liệu, sử dụng các loại dung môi phù hợp (độ phân cực, khả năng hòa tan,…) cho các nguyên liệu quen thuộc.
  • Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Quan sát và nhận biết các loài thực vật chứa tinh dầu, phân tích bộ phận chứa nhiều tinh dầu nhất, đề xuất phương pháp tách tinh dầu phù hợp.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức trong bài học để thực hiện tách tinh dầu từ các nguồn nguyên liệu tìm được tại địa phương, biết được ứng dụng của một số loại tinh dầu, từ đó sử dụng đúng mục đích.
  1. Phẩm chất
  • Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm và thao tác an toàn trong quá trình làm thực nghiệm.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SCĐ, SGV.
  • Tranh ảnh liên quan đến bài học.
  • Hóa chất, dụng cụ làm thí nghiệm và video liên quan:

+ Video chưng cất tinh dầu sả bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước: https://www.youtube.com/watch?v=MnVD4IgpRQ4

+ Video chưng cất tinh dầu bưởi bằng bộ chưng cất thủy phân: https://www.youtube.com/watch?v=Dx4Ghbf_RWQ

+ Video chưng cất tinh dầu chanh bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước: https://www.youtube.com/watch?v=IC0qYhQ2XNg  

  1. Đối với học sinh
  • SCĐ, vở ghi.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện trong các hoạt động tiếp theo của bài học.
  3. Nội dung: HS suy nghĩ nhanh để trả lời câu hỏi theo quan điểm cá nhân
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

Các nhiệm vụ học tập cơ bản của các hoạt động học tiếp theo mà HS xác định được, như:

+ Tìm hiểu khái niệm về tinh dầu.

+ Vai trò của tinh dầu.

+ Phân loại tinh dầu.

+ Nguyên liệu và phương pháp sản xuất tinh dầu.

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 4.1.

- GV đặt vấn đề:

          Tinh dầu tràm được chiết xuất chủ yếu từ lá và cành của cây tràm bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Tinh dầu tràm được sử dụng từ lâu trong dân gian để giữ ấm cho cơ thể, chống cảm lạnh, có tác dụng khử khuẩn, khử trùng, trị mụn, làm đẹp da, chống muỗi, làm sạch không khí,…

- GV nêu câu hỏi:

Hãy tìm hiểu và cho biết những ứng dụng của các loại tinh dầu khác mà em biết. Làm thế nào để chiết xuất được các loại tinh dầu này từ thảo mộc tự nhiên?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra những nhận định ban đầu.

- GV không yêu cầu tính đúng sai của các câu trả lời của HS.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Câu trả lời dự kiến:

+ Tinh dầu kinh giới có chứa carvacrol và thymol là hai hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự tổng hợp và phát triển của một số loại vi khuẩn.

+ Tinh dầu bạc hà giúp giảm nhanh các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

+ Có thể chiết xuất các loại tinh dầu này từ thảo mộc tự nhiên nhờ phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai, chúng ta cùng đi tìm đáp án trong bài học ngày hôm nay Bài 4: Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các cơ sở lí thuyết về tinh dầu

  1. Mục tiêu: HS tìm hiểu được các cơ sở lí thuyết về tinh dầu: khái niệm về tinh dầu, vai trò của tinh dầu, phân loại tinh dầu, nguyên liệu để sản xuất tinh dầu; một số quy trình chiết xuất tinh dầu và đánh giá chất lượng tinh dầu; nguồn nguyên liệu (ở địa phương) có sẵn như: bạch đàn, bưởi, cam, chanh, hương nhu, gừng, quế, riềng, sả, tràm,… có thể chiết xuất được tinh dầu; các tiêu chí chính để đánh giá chất lượng tinh dầu.
  2. Nội dung: HS làm việc nhóm để thảo luận và trả lời các câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập:
  • Câu trả lời các câu hỏi trong phần I. Một số vấn đề về sản xuất tinh dầu.
  • Biểu hiện nêu được một số vấn đề lí thuyết về tinh dầu của HS.
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin ở trang 29 – 33 sách CĐHT, thực hiện các yêu cầu sau:

+ Trả lời CH thảo luận 1 – 3 trang 30 – 33 sách

CĐHT:

1. Cho biết tinh dầu được chiết xuất từ những bộ phận nào của thảo mộc. Lấy ví dụ minh họa.

2. Hãy cho biết các ưu và nhược điểm của phương pháp ép lạnh để sản xuất tinh dầu.

3. Hãy cho biết các ưu và nhược điểm của phương pháp chiết để sản xuất tinh dầu.

+ Theo em, cần phải tìm hiểu thêm các nội dung nào để hiểu rõ hơn các nội dung kiến thức trong phần I. Một số vấn đề về sản xuất tinh dầu?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và phản hồi cho GV về việc hiểu rõ/ chưa rõ nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, thảo luận để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, có thể làm rõ yêu cầu của các câu hỏi cho một số HS (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, câu trả lời CH thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV công bố đáp án của câu hỏi.

- GV tổng hợp các nhiệm vụ học tập mà HS đã xác định khi trả lời câu hỏi thêm.

- GV nhận xét thái độ và hiệu quả hoạt động của HS.

- GV định hướng các nhiệm vụ học tập cụ thể liên quan đến hoạt động học tiếp theo gồm: Tìm hiểu hoạt động thực hành chiết xuất tinh dầu từ nguồn thảo mộc

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SẢN XUẤT TINH DẦU

1. Khái niệm về tinh dầu

- Tinh dầu là một chất lỏng chứa những hợp chất có hương thơm và dễ bay hơi, được chiết xuất bằng các cách khác nhau từ lá cây, thân cây, hoa, vỏ cây hoặc rễ cây,…

- Tinh dầu được sử dụng trong sản xuất nước hoa, mĩ phẩm, sữa tắm, xà phòng, tạo hương vị cho đồ uống và thực phẩm; thêm vào các sản phẩm tẩy rửa, nước xả, nước lau nhà; làm đẹp da, chữa cảm cúm, nhức đầu, nhiễm lạnh, chữa bệnh ngoài da, giúp thư giãn, giảm stress,…

2. Phân loại tinh dầu

- Căn cứ vào nguồn gốc:

+ Tinh dầu thiên nhiên: được chiết xuất từ các nguồn thảo mộc tự nhiên.

+ Tinh dầu tổng hợp: những chất hóa học được tổng hợp hóa học, có mùi tương tự tinh dầu tự nhiên, được coi là hương liệu tạo mùi.

- Căn cứ vào độ nguyên chất của tinh dầu:

+ Tinh dầu nguyên chất: được chiết xuất hoàn toàn từ thảo mộc tự nhiên, chưa pha chế với bất cứ hóa chất nào hoặc chưa phối trộn với các loại tinh dầu khác.

+ Tinh dầu không nguyên chất:

* Được pha chế từ tinh dầu nguyên chất với các chất hóa học khác (vẫn giữ được hương của tinh dầu)

* Được phối trộn với các loại tinh dầu khác (để có mùi hương mới).

* Chiết xuất từ thảo mộc nhưng chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng.

3. Nguyên liệu để sản xuất tinh dầu

Trả lời CH thảo luận 1

- Tinh dầu được chiết xuất từ một số bộ phận của thảo mộc như:

+ Lá: bạc hà, bạch đàn, diếp cá, húng quế, hương nhu, khúc tần, kinh giới, quế, ổi, sả, thông, tía tô, tràm,…

+ Hoa: hoa bưởi, cam, hoàng lan, nhài, oải hương,…

+ Vỏ cây và thân cây: quế, sả,…

+ Hạt: hạt quả hồi, hạt thì là, hạt tiêu đen, hạt quả gai,…

+ Gỗ: đàn hương, long não, trầm,…

+ Củ: gừng, riềng,…

4. Một số quy trình chiết xuất tinh dầu

a) Phương pháp ép lạnh

Trả lời CH thảo luận 2

- Ưu điểm: Tinh dầu giữ được chất lượng cao mà không bị biến đổi. Các thao tác dễ dàng thực hiện. Giá thành sản xuất rẻ.

- Nhược điểm:

+ Không thu được tối đa lượng tinh dầu có trong thực vật và chỉ giới hạn ở những loại thực vật có nhiều tinh dầu như vỏ cam, bưởi; không thể thực hiện với các loại tinh dầu trong gỗ, hoa.

+ Tinh dầu thu được lẫn màu và mùi của nguyên liệu, không thích hợp cho các nguồn nguyên liệu không đảm bảo an toàn vì các chất hóa học tan trong dầu cũng sẽ lấy vào.

b) Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước

- Ưu điểm:

+ Ứng dụng được ở cả trong phòng thí nghiệm và ở quy mô công nghiệp.

+ Hầu hết các loại tinh dầu đều có thể chiết xuất bằng phương pháp này.

- Nhược điểm: Nếu nhiệt độ chưng cất quá cao thì các chất trong tinh dầu có thể bị biến đổi.

c) Phương pháp chiết

Trả lời CH thảo luận 3

- Ưu điểm:

+ Tinh dầu thu được là tinh dầu tuyệt đối, mùi rất thơm, được dùng để điều chế nước hoa và mỹ phẩm cao cấp.

+ Phương pháp này thích hợp cho các loại tinh dầu dễ thay đổi chất lượng khi gặp nhiệt độ cao.

- Nhược điểm: Công đoạn sản xuất phức tạp.

5. Đánh giá chất lượng tinh dầu

* Cần tìm hiểu thêm nội dung: Cách thực hành chiết xuất tinh dầu từ nguồn thảo mộc.

 

Hoạt động 2: Luyện tập

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được tiến trình nghiên cứu khoa học để tìm hiểu hoạt động thực hành chiết xuất tinh dầu từ nguồn thảo mộc.
  2. Nội dung: HS làm việc theo nhóm để đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi, đồng thời xác định các nhiệm vụ cần phải thực hiện ở hoạt động tiếp theo.
  3. Sản phẩm học tập: HS trình bày được tiến trình nghiên cứu khoa học, trả lời các câu hỏi của GV.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện các nội dung yêu cầu trong mục II.1 – II.3 trang 33 – 34 sách CĐHT.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và phản hồi cho GV về việc hiểu rõ/ chưa rõ nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, lưu ý HS khi thực hiện kế hoạch thí nghiệm đã đề ra, hướng dẫn HS viết báo cáo và công bố tiêu chí đánh giá.

II. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: THỰC HÀNH CHIẾT XUẤT TINH DẦU TỪ CÁC NGUỒN THẢO MỘC

1. Đề xuất vấn đề

- Vai trò của tinh dầu trong cuộc sống:

+ Xua đuổi côn trùng: tinh dầu bạc hà, cỏ xạ hương, cỏ chanh, sả…

+ Tinh dầu bạc hà, cây thông và hương thảo: giảm mệt mỏi, tăng năng lượng, kích thích lưu thông máu, giúp da dẻ hồng hào. Phòng và chữa các bệnh như: cảm cúm, nhức mỏi, xương khớp…

- Nguồn nguyên liệu có sẵn: bạch đàn, bưởi, cam, chanh, hương nhu, gừng, quế, riềng, sả, tràm,…

- Có thể chiết tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.

2. Xây dựng giả thuyết

- Chọn vỏ bưởi làm nguyên liệu sản xuất tinh dầu vì: giá thành rẻ, có nhiều công dụng (giúp lưu thông máu, điều trị chứng đau đầu, giảm căng thẳng,…).

- Quy trình chiết xuất tinh dầu bưởi: Lấy bưởi bánh tẻ gọt lớp vỏ ngoài màu xanh, cân lấy 400 g và cắt sợi nhuyễn cho vào bình cầu 1 L, rót nước cất vào sao cho thể tích nước trong bình không vượt quá 2/3 thể tích bình. Sau đó, lắp bình cầu vào hệ thống chưng cất lôi cuốn hơi nước như Hình 4.4 trang 32 sách CĐHT. Trong trường hợp phòng thí nghiệm thiếu bình, có thể bớt bình số 1, đun trực tiếp bình số 2. Đun bếp trong 1,5 giờ, hỗn hợp tinh dầu sau trích li sẽ được làm khan bằng Na2SO4, cuối cùng thu được tinh dầu bưởi nguyên chất.

- Tiêu chí đánh giá: màu sắc, mùi. Có thể quan sát, ngửi để đánh giá các tiêu chí đó.

3. Lập kế hoạch thực hiện

- Xây dựng sơ đồ các bước thực hiện quy trình chiết xuất tinh dầu; lựa chọn nguyên liệu, hóa chất, dụng cụ thí nghiệm, cách thức bố trí, phương pháp thí nghiệm,…

- Lập kế hoạch triển khai quy trình thí nghiệm chiết xuất tinh dầu.

Sơ đồ được đính kèm ở dưới HĐ2.

* Sơ đồ các bước thực hiện quy trình chiết xuất tinh dầu bưởi:

 

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 Cánh diều CĐ 11.2 Bài 4: Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên (P1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Hóa học 11 Cánh diều CĐ 11.2 Bài 4: Tách tinh dầu từ, soạn giáo án chuyên đề Hóa học 11 cánh diều CĐ 11.2 Bài 4: Tách tinh dầu từ

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Hóa học 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay