Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 Cánh diều CĐ 11.2 Bài 6: Điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm (P1)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Hóa học 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 11.2 Bài 6: Điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm (P1). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 6: ĐIỀU CHẾ GLUCOSAMINE HYDROCHLORIDE TỪ VỎ TÔM

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thực hiện được thí nghiệm điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu mối tương quan giữa lí thuyết với thực hành trong quá trình điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về thực hành điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia thảo luận và thực hành thí nghiệm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh trong quá trình tiến hành thí nghiệm.

Năng lực Hóa học:

  • Nhận thức hoá học: Trình bày được công thức, mối quan hệ giữa glucose và glucosamine; chitin, chitosan và glucosamine; Nêu được tính chất vật lí của glucosamine hydrochloride.
  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thực hiện được thí nghiệm điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được ứng dụng của glucosamine trong thực tiễn; Tận dụng được phế liệu của ngành chế biến thủy, hải sản trong sản xuất, chế biến.
  1. Phẩm chất
  • Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận, kiên nhẫn khi tiến hành các bước trong thí nghiệm.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SCĐ, SGV, SBT.
  • Tranh ảnh, các video/ clip liên quan đến bài học.
  1. Đối với học sinh
  • SCĐ, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện trong các hoạt động tiếp theo của bài học.
  3. Nội dung: HS làm việc cá nhân để đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi, đồng thời xác định các nhiệm vụ học tập cần phải thực hiện ở các hoạt động tiếp theo.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

Các nhiệm vụ học tập cơ bản của các hoạt động học tiếp theo mà HS xác định được, như:

+ Tìm hiểu glucosamine hydrochloride: công thức, ứng dụng, nguồn nguyên liệu và các phương pháp điều chế.

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV nêu câu hỏi:

Hợp chất glucosamine hydrochloride có tác dụng cải thiện quá trình tái tạo sụn khớp, hạn chế sự thoái hóa dẫn đến viêm khớp và đau khớp.

Hãy tìm hiểu công thức và nguồn nguyên liệu điều chế hợp chất này.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra những nhận định ban đầu.

- GV không yêu cầu tính đúng sai của các câu trả lời của HS.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Câu trả lời dự kiến:

+ Công thức của glucosamine hydrochloride:

+ Trong các loài thuỷ sản đặc biệt là trong vỏ tôm, cua, ghẹ, hàm lượng chitin khá cao (khoảng 14 – 35% so với khối lượng khô), vì vậy, đây là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất glucosamine hydrochloride.

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai, chúng ta cùng đi tìm đáp án trong bài học ngày hôm nay Bài 6: Điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các cơ sở lí thuyết về glucosamine hydrochloride

  1. Mục tiêu: HS tìm hiểu được các cơ sở lí thuyết về glucosamine hydrochloride: giới thiệu về chitin, chitosan, glucosamine và glucosamine hydrochloride; nguồn nguyên liệu và phương pháp điều chế glucosamine hydrochloride, nguồn nguyên liệu (ở địa phương) có sẵn có thể dùng để điều chế glucosamine hydrochloride.
  2. Nội dung: HS làm việc nhóm để thảo luận và trả lời các câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập:
  • Câu trả lời các câu hỏi trong phần I. Một số vấn đề về điều chế glucosamine hydrochloride.
  • Biểu hiện nêu được các nội dung tìm hiểu của HS.
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin ở trang 43 – 45 sách CĐHT, thực hiện các yêu cầu sau:

+ Trả lời CH thảo luận trang 43 sách CĐHT: Hãy tìm hiểu và cho biết các nguồn tự nhiên chứa chitin.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và phản hồi cho GV về việc hiểu rõ/ chưa rõ nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, thảo luận để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, có thể làm rõ yêu cầu của các câu hỏi cho một số HS (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, câu trả lời CH thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV công bố đáp án của câu hỏi.

- GV nhận xét thái độ và hiệu quả hoạt động của HS.

- GV định hướng các nhiệm vụ học tập cụ thể liên quan đến hoạt động học tiếp theo gồm: Tìm hiểu hoạt động thực hành điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm.

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐIỀU CHẾ GLUCOSAMINE HYDROCHLORIDE

1. Giới thiệu về chitin, chitosan, glucosamine và glucosamine hydrochloride

a) Chitin

- Chitin là một loại polymer thiên nhiên với trữ lượng rất lớn.

Trả lời CH thảo luận

Trong tự nhiên, chitin tồn tại trong cả động vật và thực vật:

+ Trong động vật: chitin là một thành phần cấu trúc quan trọng trong vỏ của một số loại động vật không xương sống (giáp xác: tôm, cua,…; côn trùng; nhuyễn thể; giun tròn,…).

+ Trong thực vật: có ở thành tế bào nấm họ Zygomycetes, trong nấm mốc, một số loại tảo,…

b) Chitosan

- Đun nóng chitin trong dung dịch NaOH có nồng độ cao sẽ thu được chitosan.

- Chitosan không độc, an toàn cho con người, có tính tương hợp sinh học cao, có khả năng tự phân hủy sinh học.

- Có nhiều hoạt tính sinh học: tính kháng nấm, tính kháng khuẩn, kích thích sự phát triển tăng sinh của tế bào, có tác dụng cầm máu,…

c) Glucosamine và glucosamine hydrochloride

- Glucosamine được coi là monomer của chitosan, giúp hỗ trợ khớp khỏe mạnh, kích thích sản sinh mô liên kết của xương, tăng khả năng hấp thu calcium, tăng sinh chất nhầy của dịch khớp, tăng bôi trơn ở khớp.

- Glucosamine hydrochloride: chất bột, màu trắng, tan được trong nước, sử dụng phổ biến trong hỗ trợ điều trị bệnh viêm xương khớp.

2. Vỏ tôm – Một loại nguyên liệu để điều chế glucosamine hydrochloride

- Trong vỏ tôm có hàm lượng chitin khá cao (khoảng 14 – 35%), vì vậy, đây là nguồn nguyên liệu chính để điều chế glucosamine hydrochloride.

3. Quy trình điều chế glucosamine hydrochloride

Bước 1: Lấy 10 gam vỏ tôm khô cho vào bình cầu 250 mL. Cho nước ngập vỏ tôm và đun cách thủy trong 2 giờ. Rửa sạch để loại bỏ thịt tôm còn bám trên vỏ.

Bước 2: Cho vỏ tôm vừa rửa sạch ở trên vào bình cầu 250 mL, rồi cho thêm 60 mL dung dịch HCl 5%. Đun cách thủy trong 2 giờ để loại khoáng (nếu không đun có thể để qua đêm), sau đó rửa sạch bằng nước đến khi pH = 7.

Bước 3: Cho vỏ tôm thu được ở Bước 2 vào bình cầu 250 mL, đổ ngập vỏ tôm bằng dung dịch NaOH 5%, rồi đun cách thủy (duy trì ở nhiệt độ 90 – 95oC) trong 4 giờ. Rửa bằng nước đến pH = 7 và đem sấy khô. Chitin thu được có màu trắng phớt hồng, mềm, không còn vị tanh.

Bước 4: Lấy chitin thu được ở Bước 3 vào bình cầu, thêm khoảng 80 mL dung dịch HCl 35 – 36%. Đun cách thủy trong 4 giờ (duy trì ở nhiệt độ 90 – 100oC). Để hạn chế sự bay ra của hydrochloride, cần lắp bình cầu vào sinh hàn hồi lưu. Sau khi đun, nếu thấy sản phẩm có màu thì tẩy màu bằng than hoạt tính. Sau đó, lọc loại bỏ than hoạt tính, để nguội, tinh thể glucosamine hydrochloride sẽ tách ra. Sấy khô ở nhiệt độ khoảng 60oC, thu được glucosamine hydrochloride màu trắng.

Lưu ý: Bước 4 nên được thực hiện trong tủ hút.

4. Đánh giá sản phẩm

- Màu của sản phẩm: trắng và đồng nhất.

- Mùi của sản phẩm: không còn mùi tanh của vỏ tôm.

- Sản phẩm phải khô.

- Khối lượng glucosamine hydrochloride điều chế từ 10 gam vỏ tôm.

 

Hoạt động 2: Luyện tập

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được tiến trình nghiên cứu khoa học để tìm hiểu hoạt động thực hành điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm.
  2. Nội dung: HS làm việc theo nhóm để đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi, đồng thời xác định các nhiệm vụ cần phải thực hiện ở hoạt động tiếp theo.
  3. Sản phẩm học tập: HS trình bày được tiến trình nghiên cứu khoa học, trả lời các câu hỏi của GV.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện các nội dung yêu cầu trong mục II.1 – II.3 trang 46 sách CĐHT.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và phản hồi cho GV về việc hiểu rõ/ chưa rõ nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, lưu ý HS khi thực hiện kế hoạch thí nghiệm đã đề ra, hướng dẫn HS viết báo cáo và công bố tiêu chí đánh giá.

II. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: THỰC HÀNH ĐIỀU CHẾ GLUCOSAMINE HYDROCHLORIDE TỪ VỎ TÔM

1. Đề xuất vấn đề

- Ứng dụng của glucosamine hydrochloride: được sử dụng phổ biến trong hỗ trợ điều trị viêm xương khớp.

- Nguồn nguyên liệu có sẵn: vỏ tôm (có thể tìm trên các trang web).

- Thuỷ phân chitin/ chitosan (có trong vỏ tôm) trong môi trường hydrochloric acid thu được glucosamine hydrochloride.

2. Xây dựng giả thuyết

- Quy trình sản xuất glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm (giống HĐ 1.3):

- Tiêu chí đánh giá sản phẩm:

+Màu của sản phẩm.

+ Mùi của sản phẩm.

+ Độ khô của sản phẩm.

+ Khối lượng glucosamine hydrochloride 

Có thể quan sát, ngửi để đánh giá các tiêu chí đó.

3. Lập kế hoạch thực hiện

- Xây dựng sơ đồ các bước thực hiện quy trình điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm: nguyên liệu, hóa chất, dụng cụ thí nghiệm, cách thức bố trí, phương pháp thí nghiệm,…

- Lập kế hoạch triển khai quy trình thí nghiệm điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm.

Sơ đồ được đính kèm ở dưới HĐ2.

* Sơ đồ các bước thực hiện quy trình điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm:

 

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 Cánh diều CĐ 11.2 Bài 6: Điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm (P1)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/cả năm

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Hóa học 11 Cánh diều CĐ 11.2 Bài 6: Điều chế glucosamine hydrochloride, soạn giáo án chuyên đề Hóa học 11 cánh diều CĐ 11.2 Bài 6: Điều chế glucosamine hydrochloride

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Hóa học 11 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay