Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Hóa học 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 11.3 Bài 7: Nguồn gốc và phân loại dầu mỏ. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Năng lực chung:
Năng lực hóa học:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt vấn đề:
Dầu mỏ là nguyên liệu quan trọng để sản xuất xăng, dầu và nhiều chế phẩm hữu cơ quan trọng trong đời sống. Hãy cho biết vì sao dầu mỏ lại được gọi là nhiên liệu hóa thạch
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra những nhận định ban đầu.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Dầu mỏ là một loại nhiên liệu hóa thạch, đã được sử dụng từ thời cổ đại, đóng vai trò quan trọng trong xã hội về kinh tế, chính trị và công nghệ. Do sự phát minh động cơ đốt trong, sự gia tăng hàng không thương mại, công nghiệp hóa học, đặc biệt là tổng hợp nhựa, phân bón, dung môi, chất kết dính và thuốc trừ sâu,… mà tầm quan trọng của dầu mỏ ngày càng tăng. Vậy dầu mỏ có nguồn gốc, thành phần và cơ sở phân loại như thế nào? Chúng ta cùng vào Bài 7. Nguồn gốc dầu mỏ và phân loại dầu mỏ
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguồn gốc của dầu mỏ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát Hình 7.1 SCĐ trang 48, nghiên cứu nội dung kiến thức mục I và trả lời câu hỏi: Dầu mỏ là gì? Dầu mỏ có màu sắc, đặc điểm gì? - GV cho HS xem video về sự hình thành của dầu mỏ (0.00s – 1.08s). GV yêu cầu HS kết hợp quan sát Hình 7.2 và nội dung kiến thức mục I SGK trang 48, thực hiện nhiệm vụ sau: Trình bày nguồn gốc của dầu mỏ? Dầu mỏ là nguồn nguyên liệu có thể tái tạo không? - GV yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận trả lời thêm câu hỏi: Tại sao các mỏ dầu nằm càng sâu trong lòng đất thường chứa càng nhiều khí hơn? (Do nằm càng sâu, áp suất càng lớn, các hydrocarbon bị phân hủy bởi nhiệt độ, tạo thành chất có phân tử khối nhỏ hơn, cấu trúc đơn giản hơn nên chứa nhiều khí hơn.) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận tìm hiểu nội dung kiến thức mục 1 SCĐ trang 48, thực hiện các nhiệm vụ được giao - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, tổng kết kiến thức về nguồn gốc của dầu mỏ |
I. Nguồn gốc của dầu mỏ - Dầu mỏ (petroleum) hay dầu thô (crude oil) là chất lỏng đặc sánh, có màu sẫm từ nâu đến đen, nhẹ hơn nước, không tan trong nước và có mùi đặc trưng - Dầu mỏ và khí tự nhiên được hình thành từ xác động vật, thực vật trong điều kiện yếm khí, trải qua nhiều niên đại địa chất và trong các điều kiện nhiệt độ, áp suất thích hợp. Đây là nguồn nhiên liệu hữu hạn, không thể tái tạo
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần của dầu thô
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát Hình 7.3, suy nghĩ trả lời CH thảo luận 1 SCĐ trang 49: Dựa vào thành phần các nguyên tố có trong dầu mỏ, dự đoán những sản phẩm thu được khi đốt cháy dầu mỏ. - GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung kiến thức mục II.1 SCĐ trang 49 và thực hiện các nhiệm vụ sau: + Thành phần hóa học chủ yếu của dầu thô là gì? Ngoài thành phần chủ yếu đó, dầu thô còn chứa lượng nhỏ còn lại là gì? + Thảo luận trả lời Luyện tập SCĐ trang 49: Vì sao thành phần hóa học của dầu mỏ khai thác từ các địa điểm khác nhau không giống nhau? + Thảo luận trả lời CH thảo luận 2 SCĐ trang 49: Các chất dưới đây được tìm thấy trong dầu thô
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc mục II.1 SCĐ, thảo luận và trả lời CH thảo luận 1, 2; Luyện tập SCĐ trang 49 - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận, câu trả lời CH thảo luận 1, 2; Luyện tập SCĐ trang 49. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về thành phần dầu thô |
II. Thành phần và phân loại dầu thô 1. Thành phần dầu mỏ Trả lời CH thảo luận 1 SCĐ trang 49: Thành phần nguyên tố của dầu thô thông thường chứa: 79,5 – 87,1% carbon; 11,5 – 14,8% hydrogen; 0,1 – 3,5% sulfur; khoảng 0,1 – 0,5% các nguyên tố nitrogen và oxygen về khối lượng. Do đó dự đoán khi đốt dầu mỏ sản phẩm thu được gồm CO2, SO2, H2O, N2, NOx …
- Thành phần hóa học chủ yếu của dầu thô là các hydrocarbon. Ngoài các hydrocarbon, dầu thô còn chứa một lượng nhỏ các hợp chất phi hydrocarbon, gồm các hợp chất chứa oxygen, nitrogen hay sulfur Trả lời Luyện tập SCĐ trang 49: Do ở các độ sâu khác nhau, các khí được nén sẽ tạo ra các chất khác nhau Trả lời CH thảo luận 2 SCĐ trang 49: a) Những chất không phải hydrocarbon là: pyridine, thiophene, quinoline. b) Chất là hydrocarbon thơm là: toluene c) Những chất là hydrocarbon no, mạch vòng (cycloalkane) là: cyclopentane, decaline.
|
Hoạt động 3: Phân loại dầu thô
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, tìm hiểu nội dung kiến thức mục II.2 SCĐ trang 50, 51 và thực hiện nhiệm vụ: Trình bày cách phân loại dầu thô - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi suy nghĩ trả lời câu hỏi: Tại sao dầu nhẹ có giá trị cao hơn dầu nặng? (Dầu càng nhẹ, nghĩa là dầu mỏ giàu paraffin (alkane) thì màu càng sáng và tỉ trọng càng nhỏ, ngược lại dầu càng nặng, tức càng giàu arene và các hợp chất dị vòng chứa S, N thì màu càng sẫm và tỉ trọng càng lớn. Vì vậy, dầu nhẹ có giá trị kinh tế cao hơn, chế biến nhận được nhiều xăng, nhiên liệu phản lực và diesel) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS mục II.2 SCĐ trang 50 – 51, thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ được giao - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về phân loại dầu thô |
2. Phân loại dầu thô Phân loại: - Theo thành phần hóa học có các loại dầu paraffinic, dầu asphaltic và dầu hỗn hợp - Theo tỉ trọng và độ nhớt có các loại dầu nặng, dầu trung bình và dầu nhẹ - Theo hàm lượng sulfur có các loại dầu ngọt và dầu chua
|
--------------- Còn tiếp ---------------
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Hóa học 11 Cánh diều CĐ 11.3 Bài 7: Nguồn gốc và phân, soạn giáo án chuyên đề Hóa học 11 cánh diều CĐ 11.3 Bài 7: Nguồn gốc và phân