Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 10 bộ sách mới cánh diều CĐ 2 Phần 1: Di sản văn hoá. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 2.1 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hằng năm, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Xín Mần (Hà Giang) đều khuyến
khích học sinh tìm hiểu về lễ hội, nghề truyền thống, trò chơi dân gian, cách làm và cách sử dụng một số nhạc cụ, đạo cụ dân gian,... Em có cảm nhận và suy nghĩ gì về việc làm này?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát Hình 2.1 và và cảm nhận về việc các em HS trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Xín Mần (Hà Giang) tìm hiểu về lễ hội, nghề truyền thống, trò chơi dân gian, cách làm và cách sử dụng một số nhạc cụ, đạo cụ dân gian.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời: Việc các em HS trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Xín Mần (Hà Giang) tìm hiểu về lễ hội, nghề truyền thống, trò chơi dân gian, cách làm và cách sử dụng một số nhạc cụ, đạo cụ dân gian thể hiện ý thức trân trọng lưu giữ và phát huy giá di sản văn hóa Hà Giang.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV dẫn dắt vào nội dung chuyên đề: Vậy thế nào là di sản văn hoá? Di sản văn hoá có ý nghĩa gì đối với dân tộc và nhân loại? Cách phân loại, xếp hạng di sản văn hoá và mục đích, ý nghĩa của việc phân loại, xếp hạng di sản văn hoá là gì? Làm thế nào để bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản văn hoá? Di sản văn hoá tiêu biểu ở Việt Nam được phân bố như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong chuyên đề ngày hôm nay – Chuyên đề 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam
Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm di sản văn hóa
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1 và quan sát hình 2.2 và trả lời câu hỏi: + Hãy giải thích khái niệm di sản văn hóa? + Quần thể di tích Cố đô Huế có phải là di sản văn hóa không? Vì sao? - Để hiểu được khái niệm di sản văn hóa, GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: + Phân tích những biểu hiện của di sản văn hóa (sản phẩm vật chất, tinh thần phong phú,…). + Đặc trưng nổi bật của di sản văn hóa là gì (tính lưu trữ, truyền giao). + Nêu hiểu biết về quần thể di tích Cố đô Huế (giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học). + Điểm giống và khác nhau của khái niệm di sản văn hóa và di sản văn hóa Việt Nam. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập -HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1 và quan sát hình 2.2 để tìm hiểu về: + Khái niệm di sản văn hóa. + Lí giải Quần thể di tích Cố đô Huế có phải là di sản văn hóa không. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện một số HS trình bày: + Khái niệm di sản văn hóa. + Lí giải Quần thể di tích Cố đô Huế có phải là di sản văn hóa không. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khái niệm di sản văn hóa. - GV chuyển sang nội dung mới. |
1. Tìm hiểu về khái niệm di sản văn hóa Di sản văn hoá là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, do con người sáng tạo nên trong một quá trình lịch sử lâu dài, được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau trong một nhóm cộng đồng hoặc xã hội, được giữ gìn, phát huy đến ngày nay. à Là hệ giá trị cơ bản và bền vững theo thời gian trong văn hoá của mỗi dân tộc, là yếu tố gắn kết cộng đồng dân tộc và cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về ý nghĩa của di sản văn hóa
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, đọc thông tin, khai thác Sơ đồ 2.1, mục Em có biết và trả lời câu hỏi: Hãy nêu ý nghĩa của di sản văn hóa. - GV hướng dẫn HS thảo luận: + Khai thác thông tin trong sơ đồ 2.1 để thấy được những biểu hiện về ý nghĩa của di sản văn hóa. + Lí giải vì sao di sản văn hóa có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. + Phân tích ý nghĩa của việc Chính phủ chọn ngày 23/11 hằng năm là ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp đôi, đọc thông tin, khai thác Sơ đồ 2.1, mục Em có biết để nêu ý nghĩa của di sản văn hóa. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện một số HS của các cặp trình bày về ý nghĩa của di sản văn hóa. - GV yêu cầu các HS khác lắng, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Di sản văn hoá là tài sản vô giá của cộng đồng, đồng thời là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại. Di sản văn hoá có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển của các cộng đồng và có giá trị to lớn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. - GV chuyển sang nội dung mới. |
2. Tìm hiểu về ý nghĩa của di sản văn hóa - Lưu giữ giá trị vật chất, tinh thần cộng đồng. - Tôn vinh, quảng bá các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. - Giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ. - Là cơ sở sáng tạo giá trị văn hóa mới và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế. - Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. |
Hoạt động 3. Tìm hiểu về phân loại di sản văn hóa
- Nhiệm vụ 1: Đọc thông tin, tư liệu và khai thác bảng 2.1 để chỉ ra các cách phân loại di sản văn hóa. Phân biệt được hai loại hình di sản văn hóa.
- Nhiệm vụ 2: Đọc thông tin kết hợp quan sát hình 2.3 nêu và phân tích mục đích, ý nghĩa của việc phân loại di sản văn hóa. Lễ dâng hương tại Đền Hùng (Phú Thọ) thuộc loại hình di sản nào?
- Một số cách phân loại di sản văn hóa.
- Mục đích và ý nghĩa của việc phân loại di sản văn hóa.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 10 Cánh diều CĐ 2 Phần 1: Di sản văn hoá, soạn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 cánh diều CĐ 2 Phần 1: Di sản văn hoá