Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 10 bộ sách mới cánh diều CĐ 2 Phần 3: Một số di sản văn hoá tiêu biểu ở Việt Nam. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
III. MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU Ở VIỆT NAM
Hoạt động 1. Tìm hiểu về di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương
Hoạt động 1.1. Tìm hiểu về vị trí phân bố
- GV tổ chức cuộc thi “Hành trình khám phá di sản văn hóa phi vật thể” để tìm hiểu về vị trí phân bố của di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu ở Việt Nam”.
- GV chia lớp thành 2 đội chơi, yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát Bảng 2.5, Lược đồ 2.1 để thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Nhiệm vụ 1: Dán ảnh vào vị trí phân bố của các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trên lược đồ trống Việt Nam.
+ Nhiệm vụ 2: Nhận xét về địa bàn phân bố của các di sản đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cuộc thi “Hành trình khám phá di sản văn hóa phi vật thể” để tìm hiểu về vị trí phân bố của di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu ở Việt Nam”. - GV chia lớp thành 2 đội chơi, yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát Bảng 2.5, Lược đồ 2.1 để thực hiện nhiệm vụ sau: + Nhiệm vụ 1: Dán ảnh vào vị trí phân bố của các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trên lược đồ trống Việt Nam. + Nhiệm vụ 2: Nhận xét về địa bàn phân bố của các di sản đó. - GV hướng dẫn 2 đội chơi: + Khai thác thông tin trong Bảng 2.5 để biết chính xác tên các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu ở Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại gắn liền với các địa bàn cụ thể. + Đối chiếu với lược đồ 2.1 để xác định chính xác vị trí của các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu.
=> Các nhóm phải dán ánh đúng về các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu ở Việt Nam vào đúng vị trí trên lược đồ. - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi : + Vì sao địa bàn phân bố các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu ở Việt Nam trải rộng khắp các địa phương trong cả nước ? à Gợi ý : Là sản phẩm tinh thần phong phú của cộng đồng 54 dân tộc anh em – truyền thống bảo tồn và phát huy giá trị di sản cộng đồng). + So sánh điểm giống và khác nhau giữa di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể? + Hãy kể tên tên các di sản văn hóa phi vật thể của địa phương mà em biết. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trong từng nhóm phân công và thực hiện các nhiệm vụ trên. - GV theo dõi quá trình HS thảo luận, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm: + Trình bày sản phẩm sau khi đã hoàn thành trên lược đồ Việt Nam. + Nhận xét về địa bàn phân bố của các di sản. + Trả lời các câu hỏi mở rộng. - GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, cho ý kiến với phần trình bày của nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về vị trí phân bố của di sản văn hóa phi vật thể. - GV chuyển sang nội dung mới. |
1.1. Tìm hiểu về vị trí phân bố Việt Nam có 395 di sản văn hoá phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, trong đó có 13 di sản đã được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại (số liệu cuối năm 2021). à Địa bàn phân bố trải rộng trên khắp lãnh thổ Việt Nam, từ miền núi đến đồng bằng; loại hình đa dạng, phong phú; phản ánh đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc Việt Nam (nghệ thuật trình diễn dân gian, lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng,…). |
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ
DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TIÊU BIỂU Ở VIỆT NAM
Nhã nhạc cung đình Huế Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Dân ca quan họ Bắc Ninh Hát xoan
Tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ của người Việt Nghi lễ hát Then của người Tày
Hoạt động 1.2. Tìm hiểu về một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu: Nhã nhạc cung đình Huế và Đờn ca tài tử Nam Bộ
- Nhiệm vụ 1: Đóng vai là nhà văn hóa/ nghệ sĩ/ nhà báo,…giới thiệu về lịch sử hình thành, quá trình phát triển và giá trị của Nhã nhạc cung đình Huế.
- Nhiệm vụ 2: Đóng vai là nhà văn hóa/ nghệ sĩ/ nhà báo,…giới thiệu về lịch sử hình thành, quá trình phát triển, giá trị của Đờn ca tài tử Nam Bộ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV sử dụng phương pháp dạy học theo dự án, cho HS làm việc nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát Hình 2.10, thực hiện các nhiệm vụ (làm trước ở nhà từ tuần trước để tuần sau báo cáo sản phẩm tại lớp): + Nhiệm vụ 1: Đóng vai là nhà văn hóa/ nghệ sĩ/ nhà báo,…giới thiệu về lịch sử hình thành, quá trình phát triển và giá trị của Nhã nhạc cung đình Huế. + Nhiệm vụ 2: Đóng vai là nhà văn hóa/ nghệ sĩ/ nhà báo,…giới thiệu về lịch sử hình thành, quá trình phát triển, giá trị của Đờn ca tài tử Nam Bộ. - GV hướng dẫn HS: + Khai thác triệt để thông tin trong SGK và quan sát Hình 2.9, 2.10 để nhận thức được Nhã nhạc cung đình Huế và Đờn ca tài tử Nam Bộ thuộc loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu ở Việt Nam. + Tìm hiểu mục Em có biết? để nhận thức được đặc điểm của mỗi loại hình. - GV mở rộng kiến thức, cho HS thảo luận: + So sánh tìm ra điểm tương đồng và khác biệt của Nhã nhạc cung đình Huế với Đờn ca tài tử Nam Bộ (thể loại nhạc cụ, nội dung, không gian, phạm vi,…)? + Làm thế nào để bảo tồn và phát huy được giá trị của Nhã nhạc cung đình Huế và Đờn ca tài tử Nam Bộ trong thời đại hiện nay khi các xu hướng âm nhạc hướng ngoại đang phát triển và nhiều người trẻ không thích âm nhạc truyền thống? - GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về Nhã nhạc cung đình Huế và Đờn ca tài tử Nam Bộ. Nhã nhạc cung đình Huế
Đờn ca tài tử Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm, thống nhất cách thức trình bày sản phẩm. - GV theo dõi quá trình thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu: Nhã nhạc cung đình Huế và Đờn ca tài tử Nam Bộ. - GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, cho ý kiến với phần trình bày của nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và nhấn mạnh: + Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc chính thức của triều đình. + Đờn ca tài tử Nam Bộ là loại hình nghệ thuật dân gian. - GV giáo dục HS về trách nhiệm bảo tồn và trân trọng giá trị của di sản văn hóa phi vật thể nói chung. - GV chuyển sang nội dung mới. |
1.2. Tìm hiểu về một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu: Nhã nhạc cung đình Huế và Đờn ca tài tử Nam Bộ Nhã nhạc cung đình Huế - Nhã nhạc cung đình Huế có sự kế thừa từ lễ nhạc của các triều đại trước, đến thời Nguyễn, đặc biệt là thời vua Minh Mệnh, đã phát triển rực rỡ và đạt đến trình độ uyên bác. - Đặc trưng của Nhã nhạc cung đình Huế là tính bao trùm đối với các bộ môn âm nhạc khác (lễ nhạc, nhạc thính phòng, sân khấu...). - Năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hoá phi vật thể nhân loại. - Năm 2008, được UNESCO phi danh vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Đờn ca tài tử Nam bộ - Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật gắn liền với sinh hoạt cộng đồng của cư dân Nam Bộ, ra đời từ thế kỉ XIX - Đến nay, Đờn ca tài tử Nam Bộ đã phát triển ở 21 tỉnh, thành phố, trải dài từ Ninh Thuận đến Cà Mau. - Giá trị cốt lõi của Đờn ca tài tử Nam Bộ là sự kết hợp hài hoà của ngôn ngữ và âm nhạc, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, đời sống sinh hoạt và phong cách phóng khoáng của người dân nơi đây.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về di sản văn hóa vật thể
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về vị trí phân bố
- Nhiệm vụ 1: Dán 5 bức ảnh vào đúng vị trí phân bố của các di sản văn hóa vật thể trên lược đồ trống Việt Nam. Kể tên các di sản văn hóa vật thể tiêu biểu ở Việt Nam được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt hoặc Di sản thế giới.
- Nhiệm vụ 2: Nhận xét về địa bàn phân bố của các di sản văn hóa đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm : - GV cho HS làm việc theo nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát Bảng 2.6, Hình 2.11, Lược đồ 2.2, tham gia cuộc thi “Hành trình qua miền văn hóa” để thực hiện các nhiệm vụ sau: + Nhiệm vụ 1: Dán 5 bức ảnh vào đúng vị trí phân bố của các di sản văn hóa vật thể trên lược đồ trống Việt Nam. Kể tên các di sản văn hóa vật thể tiêu biểu ở Việt Nam được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt hoặc Di sản thế giới. + Nhiệm vụ 2: Nhận xét về địa bàn phân bố của các di sản văn hóa đó. - GV hướng dẫn HS các nhóm: + Khai thác bảng 2.6 để biết được các di sản văn hóa vật thể tiêu biểu ở Việt Nam được xếp hạng/ ghi danh là Di tích Quốc gia đặc biệt hoặc Di sản văn hóa thế giới; vị trí phân bố của các di sản thuộc địa bàn của các tỉnh/ thành phố nào. + Khai thác lược đồ 2.2 để xác định đúng vị trí của các di sản văn hóa tiêu biểu, làm cơ sở cho việc thực hiện chuẩn xác trò chơi Hành trình qua miền văn hóa. + Khai thác Hình 2.11 và mục Em có biết để hiểu được địa bàn phân bố, loại hình, giá trị to lớn của Trống đồng Đông Sơn. - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Vì sao địa bàn phân bố của di sản văn hóa vật thể tiêu biểu ở Việt Nam trải rộng khắp các địa phương cả nước? à Gợi ý: Là sản phẩm vật chất của cộng đồng các dân tộc Viêt Nam. + Giá trị của di sản văn hóa vật thể là gì? à Gợi ý : giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,…. ; nhiều di sản được ghi danh là Di tích quốc gia đặc biệt hay Di sản thế giới. Bước 2 : HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS từng nhóm thực hiện. Sau đó, các nhóm cùng thảo luận, bổ sung cho nhau. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về vị trí phân bố các di sản văn hóa vật thể tiêu biểu ở Việt Nam trên lược đồ. - GV chuyển sang nội dung mới. |
2.1. Tìm hiểu về vị trí phân bố Việt Nam có 123 Di tích Quốc gia đặc biệt, trong đó có 5 di tích được UNESCO phi danh là Di sản Văn hoá Thế giới (số liệu đến năm 2022). à Địa bàn phân bố trải rộng khắp trên lãnh thổ Việt Nam, từ miền núi đến đồng bằng; loại hình: đa dạng, phong phú (di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật và khảo cổ, di tích kiến trúc nghệ thuật).
|
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ
Quần thể di tích Cố đô Huế Thánh địa Mỹ Sơn
Đền Hùng Dinh Độc lập
Thành Cổ Loa Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về một số di sản văn hóa vật thể tiêu biểu: Hoàng thành Thăng Long và Thánh địa Mỹ Sơn
+ Nhiệm vụ 1: Đóng vai là hướng dẫn viên du lịch/ nhà văn hóa, giới thiệu về lịch sử hình thành, quá trình phát triển, giá trị của Hoàng thành Thăng Long.
+ Nhiệm vụ 2: Đóng vai là hướng dẫn viên du lịch/ nhà văn hóa giới thiệu về lịch sử hình thành, quá trình phát triển, giá trị của Thánh địa Mỹ Sơn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV cho HS làm việc theo nhóm, sử dụng phương pháp dạy học theo dự án với chủ đề “Hoàng thành Thăng Long/ Thánh địa Mỹ Sơn – giá trị trường tồn”, yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các Hình 2.12, 2.14 để thực hiện các nhiệm vụ sau: + Nhóm 1, 2: Đóng vai là hướng dẫn viên du lịch/ nhà văn hóa, giới thiệu về lịch sử hình thành, quá trình phát triển, giá trị của Hoàng thành Thăng Long. + Nhóm 3, 4: Đóng vai là hướng dẫn viên du lịch/ nhà văn hóa giới thiệu về lịch sử hình thành, quá trình phát triển, giá trị của Thánh địa Mỹ Sơn. - GV hướng dẫn các nhóm: + Khai thác đoạn tư liệu của Phan Huy Lê về Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long kết hợp quan sát Hình 2.12 để hiểu sâu sắc về nét độc đáo của quần thể di tích (gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long); giá trị của Hoàng thành Thăng Long (về lịch sử, văn hóa, khoa học,… ; Năm 2010 đã được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa thế giới). + Khai thác Hình 2.13 và mục Góc khám phá để rút ra những đặc điểm độc đáo của quần thể Thánh địa Mỹ Sơn (công trình kiến trúc nổi tiếng của Vương quốc Chăm-pa) và giá trị (được công nhận là Di sản Văn hóa năm 1999; Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2009). - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về Hoàng thành Thăng Long và Thánh địa Mỹ Sơn. + Hoàng thành Thăng Long + Thánh địa Mỹ Sơn:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm, thống nhất cách thức báo cáo. - GV theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, giới thiệu về một số di sản văn hóa vật thể tiêu biểu: Hoàng thành Thăng Long và Thánh địa Mỹ Sơn. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có) cho nhóm bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về một số di sản văn hóa vật thể tiêu biểu: Hoàng thành Thăng Long và Thánh địa Mỹ Sơn. - GV chuyển sang nội dung mới. |
2.2. Tìm hiểu về một số di sản văn hóa vật thể tiêu biểu Hoàng thành Thăng Long và Thánh địa Mỹ Sơn Hoàng thành Thăng Long - Địa chỉ: nằm ở quận Ba Đình, Hà Nội. - Giá trị lịch sử, văn hóa: + Là khu di tích lịch sử của kinh thành Thăng Long xưa. + Dấu tích còn lại quan trọng nhất của Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là khu khảo cổ 18 phố Hoàng Diệu, nơi lưu giữ dấu tích trực tiếp của Khu trung tâm Hoàng thành. - Năm 2010, UNESCO đã ghi danh Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản văn hóa Thế giới. Thánh địa Mỹ Sơn - Địa chỉ: thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. - Giá trị lịch sử, văn hóa: + Là một trong những trung tâm đền đài chính của Hin-đu giáo ở Đông Nam Á.
+ Là một công trình nổi tiếng của Vương quốc Chăm-pa, với hơn 70 ngôi đền, tháp bằng gạch đá, được xây dựng từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIII. + Là trung tâm văn hoá, tín ngưỡng và là khu lăng mộ của vua quan, quý tộc các vương triều Chăm-pa. => Thánh địa Mỹ Sơn không chỉ là kiệt tác ghi dấu của kiến trúc Chăm-pa, mà còn của văn hoá khu vực Đông Nam Á. - Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO phi danh vào Danh mục Di sản Văn hoá Thế giới. - Năm 2009, nơi đây được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh sách xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt ở Việt Nam.
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu về di sản thiên nhiên
Hoạt động 3.1. Tìm hiểu về vị trí phân bố
- Nhiệm vụ 1: Dán ảnh các di sản thiên nhiên tiêu biểu ở Việt Nam vào vị trí phân bố trên bản đồ trống Việt Nam và cho biết thế nào là di sản thiên nhiên.
- Nhiệm vụ 2: Nhận xét về địa bàn phân bố của các di sản đó.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 10 Cánh diều CĐ 2 Phần 3: Một số di sản, soạn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 cánh diều CĐ 2 Phần 3: Một số di sản