Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 Cánh diều CĐ 3 Phần 1: Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 10 bộ sách mới cánh diều CĐ 3 Phần 1: Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 3: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

(7 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu và phân tích được đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam, phân tích được nét chính của hai bộ luật: Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ.
  • Phân tích được bối cảnh, ý nghĩa sự ra đời, đặc điểm, tính chất và vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong quá trình kháng chiến chống ngoại xâm và xây dựng đất nước thời kì 1945 - 1976.
  • Phân tích được bối cảnh, ý nghĩa sự ra đời và vai trò của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế.
  • Nêu được đặc điểm về bồi cảnh ra đời và phân tích được một số điểm chính của các bản hiến pháp Việt Nam. Nêu được nội dung chính, phân tích được ý nghĩa của Hiến pháp 1946; nêu được một số nét chính của Hiến pháp 1992; phân tích được điểm mới của Hiến pháp 2013.
  • Có ý thức trân trọng lịch sử lập hiến của dân tộc, có trách nhiệm và sẵn sàng vận động người khác cùng tuân thủ pháp luật.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: thông qua việc sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để nêu được đặc điểm chung về bối cảnh ra đời và phân tích được một số điểm chính của các bản hiến pháp Việt Nam. Nêu được nội dung chính, phân tích được ý nghĩa của Hiến pháp năm 1946; nêu được một số nét chính của Hiến pháp năm 1992; phân tích được điểm mới của Hiến pháp năm 2013.
  • Giao tiếp và hợp tác: thông qua việc sử dụng ngôn ngữ, làm việc nhóm, trao đổi, có ý thức trân trọng lịch sử lập hiến của dân tộc, có trách nhiệm và sẵn sàng vận động người khác cùng tuân thủ pháp luật.
  • Năng lực lịch sử:
  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: thông qua việc khai thác hình ảnh, đọc thông tin, tư liệu để nêu và phân tích được đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam, phân tích được nét chính của hai bộ luật: Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc tìm hiểu hình ảnh minh họa và sơ đồ phân tích được bối cảnh, ý nghĩa sự ra đời, đặc điểm, tính chất và vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong quá trình kháng chiến chống ngoại xâm và xây dựng đất nước thời kì 1945 – 1976; phân tích được bối cảnh, ý nghĩa sự ra đời và vai trò của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước, tự hào về quá trình dựng nước và xây dựng pháp luật trong lịch sử dân tộc.
  • Có trách nhiệm trong việc hoàn thành nhiệm vụ học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Lịch sử 10, SGV Chuyên đề học tập Lịch sử 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Tư liệu viết về nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam.
  • Tranh ảnh, sơ đồ có liên quan đến nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam.
  • Phiếu học tập, A0, bảng phụ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Lịch sử 10.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung chuyên đề Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
  3. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 3.1, 3.2 SGK tr39; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS trình bày một số hiểu biết của bản thân về những mô hình nhà nước trong lịch sử Việt Nam mà em biết.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 3.1, 3.2 SGK tr39 và giới thiệu cho HS:

“Sắc mệnh chi bảo” là biểu tượng cho quyền lực của vua triều Nguyễn trong mô hình nhà nước quân chủ. Quốc huy là một trong những biểu tượng của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trình bày một số hiểu biết của em về những mô hình nhà nước trong lịch sử Việt Nam mà em biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng một số kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong lịch sử, Việt Nam đã trải qua nhiều mô hình nhà nước khác nhau. Vậy mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam có đặc điểm gì? Bối cảnh lịch sử, ý nghĩa của sự ra đời Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là gì? Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ và một số bản hiến pháp đã ban hành trong lịch sử Việt Nam có những nội dung chính nào? Để nắm rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong Chuyên đề 3 – Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

Hoạt động 1. Tìm hiểu về một số mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu và phân tích được một số mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam.
  2. Nội dung: GV cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin và tư liệu, quan sát các sơ đồ từ 3.1 đến 3.4 để tìm hiểu về đặc điểm của nhà nước quân chủ thời Lý – Trần, thời Lê sơ và thời Nguyễn:

- Phân tích biểu hiện của nhà nước quân chủ chuyên chế mang tính chất quý tộc của nhà nước quân chủ thời Lý – Trần.

- Vì sao nhà nước quân chủ Lê sơ là nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền mang tính quan liêu?

- Phân tích đặc điểm nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền cao độ mang tính quan liêu của nhà nước quân chủ thời Nguyễn.

  1. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở một số mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1.1, quan sát Sơ đồ 3.1, 3.2 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu đặc điểm mô hình nhà nước thời Lý – Trần.

- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi gợi mở: Phân tích biểu hiện của nhà nước quân chủ chuyên chế mang tính chất quý tộc của nhà nước quân chủ thời Lý – Trần.

- GV hướng dẫn HS tham khảo đoạn thông tin trong Đại Việt Sử kí toàn thư SGK tr.40 để hiểu rõ hơn về mô hình nhà nước quân chủ thời Lý – Trần.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin kênh chữ, kênh hình mục 1.1 để tìm hiểu về mô hình nhà nước quân chủ thời Lý – Trần.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày, phân tích biểu hiện của nhà nước quân chủ chuyên chế mang tính chất quý tộc của nhà nước quân chủ thời Lý – Trần.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về mô hình đặc điểm mô hình nhà nước thời Lý – Trần.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1.2, kết hợp quan sát Sơ đồ 3.3 SGK tr.41 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu đặc điểm mô hình nhà nước thời Lê sơ.

- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi gợi mở: Vì sao nhà nước quân chủ thời Lê sơ là nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền mang tính quan liêu?

- GV hướng dẫn tham khảo đoạn thông tin trong Đại Việt Sử kí toàn thư và mục Em có biết SGK tr.41 để tìm hiểu về đặc điểm mô hình nhà nước thời Lê sơ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin kênh chữ, kênh hình mục 1.2 để tìm hiểu về mô hình nhà nước quân chủ thời Lê sơ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày, phân tích biểu hiện của nhà nước quân chủ chuyên chế mang tính chất quý tộc của nhà nước quân chủ thời Lê sơ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về mô hình đặc điểm mô hình nhà nước thời Lê sơ.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1.3, kết hợp khai thác lược đồ 3.4 SGKtr.41, 42 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu đặc điểm mô hình nhà nước thời Nguyễn.

- GV hướng dẫn trả lời câu hỏi gợi mở: Phân tích đặc điểm nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền cao độ mang tính quan liêu của nhà nước quân chủ thời Nguyễn.

- GV hướng dẫn tham khảo đoạn thông tin trong Đại Nam thực lục và mục Em có biết SGK tr.42 để tìm hiểu về đặc điểm mô hình nhà nước thời Nguyễn.

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS tìm hiểu về:

+ Những điểm tương đồng và khác biệt giữa các tổ chức nhà nước quân chủ thời Lý – Trần, thời Lê sơ, thời Nguyễn.

+ Bối cảnh ra đời với quá trình tồn tại của từng triều đại Lý – Trần, Lê sơ, Nguyễn để lí giải đặc điểm riêng biệt trong tổ chức bộ máy nhà nước các thời kì trên.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin kênh chữ, kênh hình mục 1.3 để tìm hiểu về mô hình nhà nước quân chủ thời Nguyễn.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày, phân tích đặc điểm nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền cao độ mang tính quan liêu của nhà nước quân chủ thời Nguyễn.

- GV mời đại diện một số HS trình bày những điểm tương đồng và khác biệt giữa các tổ chức nhà nước quân chủ thời Lý – Trần, thời Lê sơ, thời Nguyễn.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về mô hình đặc điểm mô hình nhà nước thời Nguyễn.

=> GV kết luận mục 1:

+ Nhà nước quân chủ Việt Nam do vua đứng đầu. Ngôi vua được thiết lập chủ yếu theo nguyên tắc cha truyền con nói. Nhà vua có quyền lực tối cao, quyết định mọi công việc trong nội trị và ngoại giao.

+ Quyền lực nhà nước tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương. Đội ngũ quan lại các cấp gồm tầng lớp quý tộc, tướng lĩnh, trí thức,... được tuyển chọn qua nhiều hình thức khác nhau.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về một số mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam

1.1. Nhà nước quân chủ thời Lý – Trần

Nhà nước quân chủ thời Lý - Trần là nhà nước quân chủ chuyên chế mang tính quý tộc.

- Nhà vua nắm giữ quyền lực tối cao; Đội ngũ quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu là quý tộc.

- Từ năm 1075, có thêm hình thức khoa cử đề tuyển chọn quan lại.

- Tính chất thân dân của nhà nước:

+ Chính sách chăm lo phát triển kinh tế nông nghiệp.

+ Miễn giảm thuế trong những năm mất mùa, miễn giảm hình phạt, đại xá cho tù nhân....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2. Nhà nước quân chủ thời Lê sơ

Nhà nước quân chủ thời Lê sơ là nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền mang

tính quan liêu.

- Vua trực tiếp điều hành và can thiệp mọi công việc quản lí.

- Lục bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) là cơ quan hành chính trực tiếp thi hành mệnh lệnh của vua và chịu trách nhiệm trước nhà vua.

- Từ năm 1471, theo cải cách của vua Lê Thánh Tông, quan lại được tuyển chọn bằng hình thức chủ yếu là khoa cử.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3. Nhà nước quân chủ thời Nguyễn

Nhà nước quân chủ thời Nguyễn là nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền cao độ mang tính quan liêu.

- Vua trực tiếp điều hành bộ máy chính quyền với sự tham mưu, giúp việc của Nội các và Cơ mật viện.

- Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc (ở tỉnh lớn) hoặc Tuần phủ (ở tỉnh nhỏ).

- Khoa cử tiếp tục là hình thức tuyển chọn quan.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về một số bộ luật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được nét chính của hai bộ luật: Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ.
  2. Nội dung: GV cho HS làm việc theo nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin, tư liệu và quan sát Bảng 3.1, 3.2 để thực hiện nhiệm vụ:

- Nhiệm vụ 1: Nêu hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản và ý nghĩa của Quốc triều hình luật.

- Nhiệm vụ 2: Nêu hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hoàng Việt luật lệ.

  1. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở những nét chính của hai bộ luật: Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ.
  2. Tổ chức thực hiện:

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 Cánh diều CĐ 3 Phần 1: Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO:

  • Khi đặt nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 10 Cánh diều CĐ 3 Phần 1: Nhà nước và pháp, soạn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 cánh diều CĐ 3 Phần 1: Nhà nước và pháp

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Lịch sử 10 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay