Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 KNTT CĐ 1: Hoạt động 3,4

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 10 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 1: Hoạt động 3,4. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Hoạt động 3: Tìm hiểu về lịch sử theo lĩnh vực

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Nêu được khái quát về một số lĩnh vực của lịch sử.

- Giải thích được ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực.

à Góp phần tìm hiểu năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức lịch sử và tư duy lịch sử cho HS.

  1. Nội dung:

- Các lĩnh vực chính của lịch sử là: lịch sử chính trị, lịch sử quân sự, lịch sử kinh tế, lịch sử văn hoá, lịch sử xã hội, lịch sử tư tưởng,... Ngoài ra, một số lĩnh vực khác cũng được quan tâm ở mức độ nhất định như: lịch sử khoa học và công nghệ, lịch sử giáo dục, lịch sử tôn giáo và tín ngưỡng, lịch sử văn học,...

- Ý nghĩa của việc nghiên cứu lịch sử theo lĩnh vực: mang lại cho người đọc nhận thức sâu sắc, cụ thể về một lĩnh vực cụ thể, giúp hiểu biết đầy đủ hơn toàn bộ lịch sử của địa phương, quốc gia - dân tộc, khu vực hoặc thế giới.

  1. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở:

- Một số lĩnh vực cơ bản của lịch sử.

- Ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Bên cạnh việc biên soạn lịch sử theo hinh thức thông sử, để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu của từng lĩnh vực đời sống xã hội trong quá khứ, việc nghiên cứu lịch sử theo từng lĩnh vực cũng được đặt ra từ khá sớm.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I.3 Sách CĐHT tr.9 và trả lời câu hỏi: Em hãy giới thiệu khái quát một số lĩnh vực của lịch sử.

- GV chỉ rõ: Ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới, các lĩnh vực sử học được quan tâm nhiều nhất là lịch sử chính trị, lịch sử quân sự, lịch sử kinh tế, lịch sử văn hóa xã hội, lịch sử xã hội, lịch sử tư tưởng,…

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy giải thích ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục I.3 Sách CĐHT tr.9 để tìm hiểu về các lĩnh vực chính của lịch sử và giải thích ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình về một số lĩnh vực cơ bản của lịch sử; giải thích được ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các lĩnh vực chính của lịch sử và ý nghĩa của việc nghiên cứa lịch sử theo lĩnh vực.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Tìm hiểu về lịch sử theo lĩnh vực

- Khái quát một số lĩnh vực của lịch sử:

+ Lịch sử chính trị, lịch sử quân sự, lịch sử kinh tế, lịch sử văn hóa xã hội, lịch sử xã hội, lịch sử tư tưởng,…

+ Lịch sử khoa học và công nghệ, lịch sử giáo dục, lịch sử tôn giáo và tín ngưỡng, lịch sử văn học,…

- Ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực:

+ Mang lại cho người đọc nhận thức sâu sắc, cụ thể về một số lĩnh vực cụ thể.

+ Giúp hiểu biết đầy đủ hơn toàn bộ lịch sử của địa phương, quốc gia, dân tộc, khu vực hoặc thế giới.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm và nội dung chính của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới.

à Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và năng lực tư duy cho HS.

  1. Nội dung:

- Lịch sử dân tộc

+ Khái niệm: là lịch sử của một quốc gia - dân tộc, sinh sống trên một lãnh thổ nhất

định và được quản lí bởi một nhà nước thống nhất.

+ Nội dung bao trùm tất cả các lĩnh vực: chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, giáo dục, nghệ thuật,... từ khởi nguyên đến ngày nay.

+ Một số bộ thông sử dân tộc tiêu biểu của Việt Nam: Lê Văn Hưu, Đại Việt sử ký (thời Trần); Ngô Sỹ Liên và các sử thân nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư (thời Lê sơ); Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Khâm định Việt sử thông giám cương mục (thời Nguyễn); Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, 3 tập; Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, 4 tập.

- Lịch sử thế giới

+ Khái niệm: là lịch sử của toàn nhân loại hoặc một số khu vực trên thế giới từ khi con người xuất hiện đến ngày nay.

+ Nội dung chính: thể hiện quá trình vận động của lịch sử nhân loại trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, xã hội.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 tìm hiểu về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm, yêu cầu HS thảo luận, đọc thông tin mục 4 sách CĐHT tr.9, 10 và thực hiện nhiệm vụ sau vào Phiếu học tập số 2:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Yêu cầu

tìm hiểu

Lịch sử

dân tộc

Lịch sử

 thế giới

Khái niệm

?

?

Nội dung chính

?

?

Ví dụ

?

?

- GV khuyến khích các nhóm giới thiệu những cuốn về lịch sử Việt Nam, thế giới. Nội dung giới thiệu theo gợi ý:

+ Tên cuốn sách.

+ Tên tác giả.

+ Tên nhà xuất bản.

+ Nội dung chính/điểm nổi bật.

+ Ý nghĩa/tác dụng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo các nhóm, đọc thông tin mục 4 sách CĐHT tr.9, 10 và thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 2.

 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày về lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới theo Phiếu học tập số 2:

+ Khái niệm.

+ Nội dung chính.

+ Ví dụ.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trình bày của nhóm bạn và bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

4. Tìm hiểu về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới

Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 2 bên dưới hoạt động 4.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Yêu cầu

tìm hiểu

Lịch sử dân tộc

Lịch sử thế giới

Khái niệm

Là lịch sử của một cộng đồng quốc gia – dân tộc, sinh sống trên một lãnh thổ nhất định và được quản lí bởi một nhà nước thống nhất.

Là lịch sử của toàn nhân loại hoặc một số khu vực trên thế giới từ khi con người xuất hiện cho đến ngày nay.

Nội dung chính

Là lịch sử chung của tất cả các địa phương tất cả các cộng đồng người đã và đang sinh sống trên lãnh thổ của quốc gia, bao trùm tất cả các lĩnh vực: chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, giáo dục, nghệ thuật,…từ thời nguyên thủy đến ngày nay.

- Thể hiện quá trình vận động của lịch sử nhận loại trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội,….

- Là lịch sử tương tác giữa nhiều chủ thể, nhiều quốc gia, dân tộc, xu hướng và lực lượng trong lịch sử.

Ví dụ

Đại Việt sử ký, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục, Khâm định Việt sử thông giám cương  mục, Đại cương lịch sử Việt Nam, Lịch sử Việt Nam,…

Lịch sử thế giới cổ đại, lịch sử thế giới cận đại,…

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 KNTT CĐ 1: Hoạt động 3,4

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 10 kết nối  CĐ 1: Hoạt động 3,4, soạn giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức CĐ 1: Hoạt động 3,4


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay