Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 KNTT CĐ 1: Hoạt động 5,6

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 10 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 1: Hoạt động 5,6. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

  1. MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA LỊCH SỬ VIỆT NAM

Hoạt động 5: Tìm hiểu về lịch sử văn hóa Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hóa Việt Nam.

- Tóm tắt được nét chính của lịch sử văn hóa Việt Nam.

à Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và năng lực tư duy lịch sử cho HS.

  1. Nội dung:

- Đối tượng, phạm vi của lịch sử văn hoá Việt Nam.

- Khái lược tiến trình phát triển của lịch sử văn hoá Việt Nam trải qua các giai đoạn với những đặc trưng nổi bật.

  1. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở:

- Đối tượng, phạm vi của lịch sử văn hóa Việt Nam.

- Khái lược tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Việt Nam.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- GV chia lớp HS thành 4 nhóm để tìm hiểu về một số lĩnh vực của lịch sử Việt Nam.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm (các nhóm tìm hiểu trước ở nhà):

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về lịch sử văn hóa Việt Nam.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về lịch sử tử tưởng Việt Nam.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về lịch sử xã hội Việt Nam.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về lịch sử kinh tế Việt Nam.

- GV yêu cầu các nhóm căn cứ vào nhiệm vụ học tập của nhóm, dựa vào nội dung khai thác tương ứng trong sách CĐHT và tài liệu sưu tầm của nhóm để thảo luận nhiệm vụ được giao của nhóm mình, cử đại diện trình bày trước lớp kết làm việc quả của nhóm. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu nhiệm vụ của Nhóm 1 - Tìm hiểu về lịch sử văn hóa Việt Nam :

 + Đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hóa Việt Nam.

+ Các thời kì phát triển của văn hóa Việt Nam và các nét chính của từng thời kì.

- GV yêu cầu nhóm 1 chuẩn bị phần thuyết trình của nhóm mình.

- GV yêu cầu các nhóm khác đọc và tìm hiểu về nội dung của nhóm 1 – lịch sử văn hóa Việt Nam.

- GV hướng dẫn, định hướng cho HS nội dung để tìm hiểu về lịch sử văn hóa Việt Nam:

+ Hình 10, 11: minh chứng về sự tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa từ bên ngoài (văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa), làm giàu thêm kho tàng văn hóa dân tộc, tạo dựng một nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng.

+ Hình 13: tổng thể về tiến trình phát triển lịch sử văn hóa Việt Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhóm 1 chuẩn bị bài thuyết trình về lịch sử văn hóa Việt Nam.

- HS các nhóm còn lại đọc và tìm hiểu về nội dung của nhóm 1 – lịch sử văn hóa Việt Nam.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện nhóm 1 trình bày về lịch sử văn hóa Việt Nam theo 2 nội dung:

+ Đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hóa Việt Nam.

+ Các thời kì phát triển của văn hóa Việt Nam và các nét chính của từng thời kì.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá phần thuyết trình của nhóm 1 và kết luận:

+ Việt Nam là một quốc gia – dân tộc có lịch sử văn hóa lâu đời và phong phú, với rất nhiều di sản văn hóa đặc sắc.

+ Trải qua quá trình thích ứng, chế ngự thiên nhiên, tổ chức cuộc sống, các cộng đồng dân cư Việt Nam đã kiến tạo cơ sở của nền văn hóa bản địa, tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn hóa bên ngoài.

+ Trong công cuộc đổi mới, văn hóa là nền tảng tinh thần, đồng thời là một nguồn lực quan trọng được toàn Đảng, toàn dân Việt Nam xây dựng và phát triển theo hướng tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc.

=> Nền văn hoá Việt Nam trong tất cả các thời kì lịch sử đểu hướng tới sự thống nhất trên cơ sở của ba truyền thống lớn: truyền thống yêu nước, truyền thống đoàn kết, tính cố kết cộng đồng cao và truyền thống khoan hoà, nhân ái. Thống nhất trong đa đạng là một trong những đặc điểm chính, bao trùm của văn hoá Việt Nam trong tất cả các thời kì lịch sử.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Tìm hiểu về lịch sử văn hóa Việt Nam

 a) Đối tượng, phạm vi của lịch sử Việt Nam

- Đối tượng: toàn bộ đời sống văn hóa, bao gồm các thành tựu, giá trị truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam trong lịch sử.

- Phạm vi: toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng dân tộc Việt Nam từ thời nguyên thủy đến nay.

b. Khái lược tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam

Đính kèm bảng phía dưới hoạt động.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KHÁI LƯỢC TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM

Các thời kì phát triển của văn hóa Việt Nam

Nét chính của các thời kì

Thời nguyên thủy

Đã có con người sinh sống với những bằng chứng, dấu tích cư trú và lao động của con người từ thời kì đồ đá được tìm thấy có niên đại cách ngày nay khoảng 1 vạn đến 80 vạn năm.

Thời kì dựng nước

Gần 3 000 năm trước đã hình thành và phát triển 3 trung tâm văn minh với 3 quốc gia: Văn Lang – Âu Lạc, Chăm Pa, Phù Nam.

Thời kì quân chủ độc lập (từ thế kỉ X)

Diễn ra quá trình tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa từ bên ngoài, gắn liền với việc chủ động bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, tiếp thu các tinh hoa văn hóa phương Tây.

Thời kì cận đại

Quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc hơn. Dân tộc Việt Nam tiếp tục đấu tranh, bảo tồn các giá trị, truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ông. Đồng thời, chủ động tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại.

Thời kì hiện đại

- Đời sống văn hóa thấm đẫm tinh thần yêu nước và cách mạng.

- Trong công cuộc đổi mới, văn hóa là nền tảng tinh thần, là một nguồn lực quan trọng được toàn Đảng, toàn dân Việt Nam xây dựng và phát triển theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Hoạt động 6: Tìm hiểu về lịch sử tư tưởng Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

- HS nêu được đối tượng và phạm vi của lịch sử tư tưởng Việt Nam.

- Tóm tắt được nét chính của lịch sử tư tưởng Việt Nam.

à Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và khái quát vấn đề lịch sử cho HS.

  1. Nội dung:

- Đối tượng, phạm vi của lịch sử tư tưởng Việt Nam.

- Những nét chính của lịch sử tư tưởng Việt Nam qua các thời kì lịch sử.

  1. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở:

- Đối tượng, phạm vi của lịch sử tư tưởng Việt Nam.

- Những nét chính của lịch sử tư tưởng Việt Nam qua các thời kì lịch sử.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu nhiệm vụ của Nhóm 2 - Tìm hiểu về lịch sử tư tưởng Việt Nam

 + Đối tượng và phạm vi của lịch sử tư tưởng Việt Nam.

+ Những nét chính của lịch sử tư tưởng Việt Nam qua các thời kì.

- GV yêu cầu nhóm 2 chuẩn bị phần thuyết trình của nhóm mình.

- GV yêu cầu các nhóm khác đọc và tìm hiểu về nội dung của nhóm 2 – lịch sử tư tưởng Việt Nam.

- GV hướng dẫn, định hướng cho HS nội dung để tìm hiểu về lịch sử tư tưởng Việt Nam: khai thác sơ đồ Hình 19 để nhận thức được khái quát về lịch sử tư tưởng Việt Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhóm 2 chuẩn bị bài thuyết trình về lịch sử văn hóa Việt Nam.

- HS các nhóm còn lại đọc và tìm hiểu về nội dung của nhóm 2 – lịch sử tư tưởng Việt Nam.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện nhóm 1 trình bày về lịch sử văn hóa Việt Nam theo 2 nội dung:

+ Đối tượng và phạm vi của lịch sử tư tưởng Việt Nam.

+ Những nét chính của lịch sử tư tưởng Việt Nam qua các thời kì.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần thuyết trình của nhóm 2 và kết luận về lịch sử tư tưởng Việt Nam.

- GV chuyển sang nội dung mới.

6. Tìm hiểu về lịch sử tư tưởng Việt Nam

a) Đối tượng và phạm vi của lịch sử tư tưởng Việt Nam

- Đối tượng: là toàn bộ đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam nói chung và của từng cộng động người nói riêng. Trong đó, các tôn giáo, lí thuyết, triết học tư tưởng chính trị và các trường phái khoa học là những hình thức thể hiện tiêu biểu nhất của tư tưởng, tạo nên bộ phận cốt lõi, có ảnh hưởng to lớn trong đời sống con người.

- Phạm vi:

+ Theo nghĩa rộng: bao gồm toàn bộ hoạt động nhận thức của con người Việt Nam về thế giới xung quanh.

+ Theo nghĩa hẹp: nghiên cứu và tái hiện lịch sử các tôn giáo, tín ngưỡng, lí thuyết triết học,…

b) Khái lược tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam

Đính kèm bảng nét chính của lịch sử tử tưởng Việt Nam qua các thời kì phía dưới hoạt động.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KHÁI LƯỢC TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM

Thời kì cổ - trung đại

Thời kì cận – hiện đại

Cơ sở:

- Tình yêu lao động, cùng nhau chung sống lương thiện, nhân ái, nghĩa tình, cùng đoàn kết, dũng cảm đương đầu với thiên tai, địch họa.

- Yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tiếp thu có chọn lọc ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo,…để làm giàu thêm kho tàng tư tưởng chính trị và đời sống tinh thần của dân tộc theo hệ tư tưởng quân chủ - phong kiến tập quyền.

- Đã tiếp nhận có chọn lọc những ảnh hưởng tư tưởng tiến bộ từ các nước phương Tây và phương Đông, hình thành trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản tiến bộ ở Việt Nam.

- Đặc biệt là sự xuất hiện của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN trên cơ sở kế thừa, tiếp thu, vận dụng tư tưởng chính trị Việt Nam, tư tưởng chủ nghĩa Mác Lê-nin, tinh hoa tư tưởng chính trị của nhân loại.

à Tư tưởng HCM và đường lối cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN là sự kế thừa, phát triển đến đỉnh cao của lịch sử tư tưởng Việt Nam, là nhân tố mở đường thắng lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước trong TK XX, XXI.

Giá trị cốt lõi của tư tưởng chính trị Việt Nam: yêu nước, đoàn kết, khoan hòa, nhân ái.

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 KNTT CĐ 1: Hoạt động 5,6

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO:

  • Khi đặt nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 10 kết nối  CĐ 1: Hoạt động 5,6, soạn giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức CĐ 1: Hoạt động 5,6


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay