Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 10 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 3: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử (P2). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hoạt động 3: Tìm hiểu về Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945 – 1976)
- Nêu được bối cảnh ra đời và ý nghĩa của sự ra nhà Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Trình bày được một số đặc điểm và tính chất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Nêu được vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 1945 - 1976.
- Bối cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (năm 1945).
- Ý nghĩa lịch sử của việc ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (năm 1945).
- Đặc điểm, tính chất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong việc quản lí, điều hành đất nước trong giai đoạn từ 1945 đến 1976.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục II.1.a, b kết hợp khai thác Hình 9 tr.51 và trả lời câu hỏi: + Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời trong bối cảnh nào? + Sự ra đời đó có ý nghĩa gì? - GV hướng dẫn HS khai thác Hình 9: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) ngày 2 - 9 - 1945. à HS khai thác vị trí Chủ tịch Chính phủ lâm thời của Hồ Chủ tịch lúc đó, để thấy vai trò của người đứng đầu trong việc thay mặt Nhà nước tuyên bố nền độc lập của quốc gia. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục II.1.a, b kết hợp khai thác Hình 9 tr.51 để tìm hiểu về: + Bối cảnh ra đời Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. + Ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 HS trình bày trước lớp: + Bối cảnh ra đời Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. + Ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về bối cảnh ra đời và ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - GV phân tích sâu hơn về tình hình nước ta cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX: Đất nước bị thực dân Pháp cai trị, chính quyền nhà Nguyễn vẫn tồn tại nhưng không có thực quyền, dân tộc chìm trong cảnh lầm than, nghèo đói; nhân dân căm phẫn và mong muốn đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp, lật đổ chế độ phong kiến để giành lại quyền tự do, dân chủ. Đó là lí do, bối cảnh dẫn đến cuộc Cách mạng tháng Tám do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, khai thác Tư liệu 7, 8 tr.52 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu đặc điểm và tính chất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - GV hướng dẫn HS khai thác Tư liệu 7, 8: + Tư liệu 7: Đây là đoạn tư liệu được trích từ Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946. Nội dung “Điều thứ nhất” trong Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định rõ về đặc điểm của nước Việt Nam là “một nước Dân chủ Cộng hoà. Đây là kiểu nhà nước mới với nhiều ưu việt, luôn quan tâm, chăm lo cho toàn thể nhân dân Việt Nam, “không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. + Tư liệu 8. Đây là đoạn tư liệu được trích trong Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Người khẳng định: Chính phủ luôn đặt quyền lợi của dân lên hàng đầu, việc gì có lợi cho dân mới làm, tránh những việc có hại cho dân. - GV lưu ý HS cần hiểu được: + Nhà nước Dân chủ Cộng hòa khác với nhà nước quân chủ trước đây ở những điểm nào? + Tại sao lại gọi là nhà nước kiểu mới? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, khai thác Tư liệu 7, 8 tr.52 để nêu đặc điểm và tính chất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày đặc điểm và tính chất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về đặc điểm, tính chất Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 3 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện cùng 1 nhiệm vụ học tập). - GV nêu nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện: + Nhóm 1, 2: Tìm hiểu vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 1945 – 1946. + Nhóm 3, 4: Tìm hiểu vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 1946 – 1954. + Nhóm 5, 6: Tìm hiểu vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 1954 – 1976. - GV hướng dẫn các nhóm thảo luận: + Nhóm 3, 4: khai thác thông tin Hình 10, 11 để hiểu được vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức kháng chiến, thực hiện nhiều chính sách chăm lo cho đời sống nhân dân. + Nhóm 5, 6: khai thác Hình 12 để nắm được đây là giai đoạn lịch sử cả nước phải tiến hành đồng thời nhiệm vụ chiến lược : xây dựng CNXH ở miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chia thành 6 nhóm để thực hiện các nhiệm vụ: + Tìm hiểu vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 1945 – 1946. + Tìm hiểu vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 1946 – 1954. + Tìm hiểu vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 1954 – 1976. - GV quan sát quá trình thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo các giai đoạn: + Giai đoạn 1945 – 1946. + Giai đoạn 1946 – 1954. + Giai đoạn 1954 – 1976. - GV yêu cầu các nhóm có cùng nội dung thảo luận lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Trong hơn 30 năm, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách, đạt được nhiều thành tựu to lớn trong kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền và xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội. - GV chuyển sang nội dung mới. |
3. Tìm hiểu về Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945 – 1976) a) Bối cảnh ra đời - Thế giới: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, một số nước thuộc địa đã giành lại độc lập. - Trong nước: + Tháng 8 - 1945, quân đội Nhật Bản ở Đông Dương hoang mang, tuyệt vọng, chính quyền thân Nhật rệu rã. + Cách mạng tháng Tám do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo đã thành công, chính quyền cách mạng được thành lập. à Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. b) Ý nghĩa lịch sử - Là một trong những thành quả quan trọng của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Là bước ngoặt của lịch sử dân tộc, chấm dứt chế độ quân chủ, mở ra chế độ mới - chế độ dân chủ tiến bộ ở Việt Nam.
c) Đặc điểm và tính chất - Đặc điểm: là nhà nước theo chế độ dân chủ cộng hoà, trong đó quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước thuộc về nhân dân thông qua Quốc hội - cơ quan do toàn dân bầu ra. - Tính chất: là nhà nước dân chủ kiểu mới, do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí và quyền lợi của nhân dân. Mọi chính sách và hoạt động của nhà nước đều hướng tới mục tiêu vì nhân dân.
d) Vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Đính kèm bảng phía dưới hoạt động. |
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ
Giai đoạn |
Tổ chức kháng chiến chống ngoại xâm |
Phát triển kinh tế - xã hội |
1945 - 1946 |
Thực hiện các biện pháp ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt nhằm bảo vệ chính quyền cách mạng. |
- Thực thi các biện pháp cấp bách để giải quyết nạn đói, tình trạng mù chữ và khó khăn về tài chính. - Chia ruộng đất cho nông dân. |
1946 - 1954 |
Tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. |
- Phát triển kinh tế kháng chiến và công nghiệp quốc phòng. - Phát triển giáo dục, y tế. - Thực hiện cải cách ruộng đất, chia ruộng đất cho nông dân. |
1954 - 1976 |
Tổ chức cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi. |
Khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Hợp tác hóa nông nghiệp, phát triển công, thương nghiệp quốc doanh. Phát triển nền giáo dục và y tế toàn dân. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu về Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 đến nay
- Nêu được bối cảnh ra đời và ý nghĩa của sự ra Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 đến nay.
- Trình bày được vai trò của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế.
- Bối cảnh ra đời và ý nghĩa của sự ra Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 đến nay.
- Vai trò của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 10 kết nối CĐ 3: Nhà nước và pháp luật Việt, soạn giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức CĐ 3: Nhà nước và pháp luật Việt