Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 10 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam (P2). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hoạt động 4: Tìm hiểu giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản
- Trình bày được những cơ sở của công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản.
- Nêu được các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản phù hợp.
- Những cơ sở của công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản.
- Nêu được các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản phù hợp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục I.2.a SGK tr28, 29 và trả lời câu hỏi: Phân tích cơ sở khoa học của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. - GV chia HS thành 4 nhóm (4 tổ), yêu cầu các nhóm thảo luận, quan sát Hình 11 SGK tr.29 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết những cơ sở khoa học nào không được tuân thủ trong quá trình bảo tồn di sản Thung Lũng En-bơ (Đức). + GV hướng dẫn HS tham khảo thêm thông tin mục Em có biết để hiểu rõ hơn về giá trị của Thung lũng En-bơ cũng như mặt trái của việc xây dựng cây cầu giao thông bắc ngang qua con sông En-bơ. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục I.2.a SGK tr28, 29 để phân tích cơ sở khoa học của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. - HS thảo luận theo nhóm, quan sát Hình 11 SGK tr.29 để nêu những cơ sở khoa học nào không được tuân thủ trong quá trình bảo tồn di sản Thung Lũng En-bơ (Đức). - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS phân tích cơ sở khoa học của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. - GV mời đại diện các nhóm nêu những cơ sở khoa học nào không được tuân thủ trong quá trình bảo tồn di sản Thung Lũng En-bơ (Đức). - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV nhấn mạnh: Cần phải xác định đầy đủ giá trị của đối tượng cần bảo tồn. Giá trị đó được xác định trên cơ sở khoa học vững chắc là những nhận thức, tiêu chí, chuẩn mực trong lí thuyết chuyên ngành hay quy định trong công ước quốc tế. Tuỳ vào đặc điểm, tính chất, tình trạng, vai trò,... của di sản mà có quan điểm, nhận thức bảo tồn phù hợp. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin sơ đồ Hình 12 SGK tr.29 và cho biết: Nêu một số giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin sơ đồ Hình 12 SGK tr.29 để tìm hiểu về một số giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS nêu một số giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. |
4. Tìm hiểu giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản a) Cơ sở khoa học của bảo tồn và phát huy giá trị di sản - Một số cơ sở khoa học: + Xác định được giá trị của di sản. + Dựa trên các quan niệm, nhận thức, tiêu chí chuẩn mực về bảo tồn. + Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, khảo sát đặc điểm, hiện trạng của di sản. + Phân tích tổng hoà lợi ích của các bên liên quan. - Ví dụ thảo luận theo nhóm: Thung lũng En-bơ gồm quần thể các cung điện, nhà thờ, nhà hát có kiến trúc cổ ở trung tâm thành phố Đre-xđen. Việc thành phố này xây dựng chiếc cầu bắc qua sông (dù đã có sự khuyến cáo của các chuyên gia) đã gây tác động nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sự toàn vẹn, tính nguyên trạng,... của di sản, khiến Thung lũng En-bơ không còn đủ tiêu chuẩn trở thành di sản thế giới. Đây là một trong những minh chứng cho việc di sản văn hoá không được bảo tồn, phát huy giá trị đúng cách.
b) Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản - Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn di sản. - Đầu tư cho cơ sở vật chất. - Tăng cường biện pháp bảo vệ di sản. |
Hoạt động 5: Tìm hiểu về vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan
- Trình bày được vai trò của các bên liên quan trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản: hệ thống chính trị, doanh nghiệp, cộng đồng, dân cư, công dân.
- Nêu và phân tích được trách nhiệm của các chủ thể trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản: nhà nước, tổ chức xã hội, nhà trường, cộng đồng, công dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
- Về vai trò: Hệ thống chính trị (tạo khuôn khổ pháp lí, quản lí di sản văn hoá,...); doanh nghiệp (cung cấp vốn, nguồn lực,...); cộng đồng dân cư (là chủ thể, đóng vai trò then chốt); công dân (trực tiếp tham gia bảo vệ, bảo tồn di sản).
- Về trách nhiệm: Nhà nước (ban hành các văn bản pháp luật, quản lí di sản,...); tổ chức xã hội (quản lí di sản theo phân cấp, cung cấp nguồn lực để bảo tồn di sản); nhà trường (đào tạo, nâng cao nhận thức của người học, phát huy giá trị di sản văn hoá thông qua hoạt động giáo dục,...); cộng đồng (trực tiếp tham gia bảo tồn di sản, giao lưu, quảng bá các di sản,...); công dân (chấp hành luật pháp, chính sách, quy định về bảo tồn và phát huy giá trị di sản, sẵn sàng đóng góp và vận động người khác cùng tham gia,...).
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi hoặc nhóm (bàn), khai thác thông tin sơ đồ Hình 13 SGK tr.30 và cho biết: Giải thích vai trò của hệ thống chính trị, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và mỗi cá nhân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo cặp đôi hoặc nhóm (bàn), khai thác thông tin sơ đồ Hình 13 SGK tr.30 để giải thích vai trò của hệ thống chính trị, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và mỗi cá nhân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS giải thích vai trò của hệ thống chính trị, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và mỗi cá nhân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Mỗi cá nhân, tổ chức có những vai trò khác nhau và đều rất quan trọng đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục II.3.b SGK tr.30 và cho biết: Các bên liên quan có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. - GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, quan sát Hình 14 SGK tr.31 và trả lời câu hỏi: Thông qua sự kiện UNESCO ghi danh Hát Xoan là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, hãy cho biết trách nhiệm của các bên liên quan (Nhà nước, tổ chức xã hội, nhà trường, cộng đồng,…) trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục II.3.b SGK tr.30 để tìm hiểu về trách nhiệm của các bên liên quan trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. - HS thảo luận theo nhóm, quan sát Hình 14 SGK tr.31 để tìm hiểu về trách nhiệm của các bên liên quan trong việc trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày về trách nhiệm của các bên liên quan trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. |
5. Tìm hiểu về vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan a) Vai trò - Hệ thống chính trị : + Tạo ra khuôn khổ pháp lí và cơ chế chính sách cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hoá. + Quản lí các di sản văn hoá. - Doanh nghiệp: cung cấp nguồn vốn và nhân lực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá. - Cộng đồng dân cư: đóng vai trò then chốt trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản. - Công dân: trực tiếp tham gia bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
b) Trách nhiệm - Trách nhiệm của các bên liên quan: + Nhà nước : ban hành các văn bản pháp luật, quản lí di sản,...). + Tổ chức xã hội: quản lí di sản theo phân cấp, cung cấp nguồn lực để bảo tồn di sản. + Nhà trường: đào tạo, nâng cao nhận thức của người học, phát huy giá trị đi sản văn hoá thông qua hoạt động giáo dục,... + Cộng đồng: trực tiếp tham gia bảo tồn di sản, giao lưu, quảng bá các di sản,... + Công dân: chấp hành luật pháp, chính sách, quy định về bảo tồn và phát huy giá trị di sản, sẵn sàng đóng góp và vận động người khác cùng tham gia. - Ví dụ: + Câu lạc bộ Hát Xoan của các em HS Tiểu học và THCS biểu diễn Hát Xoan tại Liên hoan trình diễn Hát Xoan ba thế hệ ở Việt Trì (Phú Thọ). Đây là một di sản văn hoá phi vật thể thế giới của Việt Nam đã được ghi danh. + Việc truyền dạy, đưa Hát Xoan vào trong nhà trường là một trong các giải pháp thuộc hệ thống giải pháp tổng thể nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Hát Xoan một cách bền vững của chính quyền các cấp và nhân dân các tỉnh có di sản. + Việc Hát Xoan được đưa ra khỏi danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp là minh chứng cho sự thành công của công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Trong đó, Nhà nước, cộng đồng,... đóng vai trò rất quan trọng.
|
III. MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU Ở VIỆT NAM
Hoạt động 6: Tìm hiểu về di sản phi vật thể
- Biết được một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu và những nét chính về các di sản đó.
- Xác định được các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trên bản đồ Việt Nam.
- Các di sản văn hoá phi vật thể phản ánh quá trình lịch sử lâu dài và đời sống tinh thần phong phú của các cộng đồng trên đất nước Việt Nam.
- Ba di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam được ghi danh đại điện cho vùng miền, loại hình là: Nhã nhạc cung đình Huế, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Đờn ca tài tử Nam Bộ.
- Đối với mỗi di sản phi vật thể, GV giúp HS nắm vững các kiến thức cơ bản như sau:
+ Di sản hình thành như thế nào: trong khoảng thời gian nào? ở đâu?
+ Không gian văn hoá của di sản: ở những địa phương nào?
+ Giá trị cơ bản của di sản, ví dụ: Nhã nhạc cung đình Huế phản ánh đời sống cung
đình như thế nào, nhạc khí có gì đặc sắc, nội dung lời ca,...; Đờn ca tài tử Nam Bộ phản ánh giá trị văn hoá của người dân, kế thừa và phát triển nhạc cụ dân tộc như thế nào?...
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 10 kết nối CĐ 2: Bảo tồn và phát huy giá, soạn giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức CĐ 2: Bảo tồn và phát huy giá