Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 KNTT CĐ 3: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử (P3)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 10 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 3: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử (P3). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

III. MỘT SỐ BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM TỪ NĂM 1946 ĐẾN NAY

Hoạt động 5: Tìm hiểu về một số điểm chung của các bản hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS nêu được một số điểm chung của các bản hiến pháp từ năm 1946 đến nay về bối cảnh ra đời của các bản hiến pháp,…từ đó góp phần phát triển năng lực tìm hiểu, khám phá, nhận thức lịch sử của HS.
  2. Nội dung:

- Một số điểm chung của các bản hiến pháp: Về bối cảnh ra đời, về một số điểm chính.

- Một số điểm chính của các bản hiến pháp: Hiến pháp năm 1946 (nội dung chính, ý nghĩa), Hiến pháp thời kì đổi mới (điểm mới, tiến bộ).

  1. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở một số điểm chung của các bản hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu kiến thức cho HS:

+ Hiến pháp là luật cơ bản cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lí cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với hiến pháp. Mọi hành vi vi vi phạm hiến pháp đều bị xử lí.

+ Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam từ năm 1946 đến nay, gồm nhiều văn bản, thuộc thẩm quyền ban hành của nhiều cơ quan :

·        Hiến pháp (do Quốc hội thông qua, Chủ tịch nước kí Lệnh công bố).

·        Luật (do Quốc hội thông qua, Chủ tịch nước kí Lệnh công bố) và Pháp lệnh (do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành).

·        Nghị định (do Chính phủ ban hành) và Quyết định (của Thủ tướng Chính phủ).

·        Thông tư (do Bộ trưởng ban hành).

·        Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân các cấp và Quyết định của ý ban Nhân dân các cấp.

·        Những thông tin trên sẽ giúp HS có cái nhìn tổng thể về hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam.

- GV gợi mở cho HS: Từ năm 1946 đến nay, Nhà nước Việt Nam đã ban hành 5 bản Hiến pháp gồm: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác tư liệu Hình 18 và cho biết:

+ Những điểm chung về bối cảnh ra đời của các bản hiến pháp Việt Nam. Lấy ví dụ minh họa.

+ Hãy nêu và phân tích một số điểm chính của các bản hiến pháp Việt Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV nêu khái niệm hiến pháp, Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam và các bản Hiến pháp Nhà nước đã ban hành từ năm 1946 đến nay.

- HS thảo luận cặp đôi, khai thác tư liệu Hình 18 để tìm hiểu về:

+ Những điểm chung về bối cảnh ra đời của các bản hiến pháp Việt Nam.

+ Một số điểm chính của các bản hiến pháp Việt Nam.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày về:

+ Những điểm chung về bối cảnh ra đời của các bản hiến pháp Việt Nam.

+ Một số điểm chính của các bản hiến pháp Việt Nam.

- GV yêu cầu các HS khá lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV trích dẫn một số quy định trong các văn bản Hiến pháp để chứng minh những quy định đó đã làm nền tảng, tạo ra sự thay đổi, phát triển rõ rệt trong lĩnh vực chính trị, kinh tế hoặc văn hóa, xã hội và quan hệ quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua.

- GV chuyển sang nội dung mới.

5. Tìm hiểu về một số điểm chung của các bản hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay

- Về bối cảnh ra đời: các bản Hiến pháp của nước ta đều được ban hành khi Nhà nước mới được thành lập hoặc có những thay đổi quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá. Ví dụ:

+ Hiến pháp năm 1946 được ban hành khi nước ta vừa giành được nền độc lập, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến. Vì thế, cần có một văn bản pháp luật có giá trị cao để ghi nhận, quy định những chủ trương, chính sách lớn của Nhà nước và các vấn đề quan trọng khác.

+ Hiến pháp năm 1992 ra đời khi Việt Nam vừa trải qua thời kì khủng hoảng và bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước.

+ Hiến pháp năm 2013 được ban hành để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới và cần có những chính sách quan trọng để đất nước phát triển trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế.

- Về một số điểm chính:

+ Các bản hiến pháp đều là đạo luật gốc, là cơ sở, nền tảng pháp lí cho toàn bộ hệ thống pháp luật của Nhà nước Việt Nam.

à “Đạo luật gốc” theo nghĩa: là văn bản pháp luật cao nhất, quy định những vấn để quan trọng của đất nước, vì thế, các văn bản pháp luật khác chỉ quy định cụ thể hơn, nhưng không được trái với những nguyên tắc và quy định của Hiến pháp.

+ Hiến pháp quy định các vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của đất nước như: chế độ chính trị, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước....

Hoạt động 6: Tìm hiểu Hiến pháp năm 1946 – bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:

- Nêu được một số nội dung chính của Hiến pháp năm 1946.

- Nêu và phân tích được ý nghĩa của Hiến pháp năm 1946.

  1. Nội dung:

GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, khai thác thông tin kết hợp quan sát Hình 19, 20, Tư liệu 10, 11 SGK tr57, 58 để tìm hiểu về:

- Một số nội dung chính của Hiến pháp năm 1946.

- Ý nghĩa của Hiến pháp năm 1946.

  1. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở

- Một số nội dung chính của Hiến pháp năm 1946.

- Ý nghĩa của Hiến pháp năm 1946.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 19 và cung cấp thêm cho HS một số thông tin về Hiến pháp năm 1946:

+ Lời nói đầu: ghi nhận thành quả của Cách mạng tháng Tám trong việc “giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hoà”; đồng thời xác định mục tiêu phấn đấu tiếp theo “bảo đảm lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ".

+ Chương I (từ Điều 1 đến Điều 3) quy định về chính thể, theo đó Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà, thống nhất, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca, Thủ đô đặt ở Hà Nội.

+ Chương II (từ Điều 4 đến Điều 21) quy định về quyền và nghĩa vụ công dân, ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ; bình đẳng trước pháp luật; quyền được tham gia chính quyền và công việc kiến quốc tuỳ theo tài đức; quyền tự do ngôn luận, hội họp, cư trú, đi lại, tín ngưỡng; quyển bầu cử, bãi miễn, phúc quyết; quyền đảm bảo thân thể, nhà ở, thư tín,...; nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tuân theo hiến pháp và pháp luật.

+ Từ Chương III đến Chương VI, quy định về tổ chức bộ máy nhà nước; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan như: Nghị viện (Quốc hội), Chính phủ, Toà án nhân dân, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp.

+ Chương VII, quy định về việc sửa đổi Hiến pháp: Hiến pháp chỉ được sửa đổi khi có không dưới 2/3 tổng số đại biểu của Nghị viện yêu cầu.

- GV yêu cầu HS khai thác tư liệu Hình 20, Tư liệu 10, 11 SGK tr.57 và cho biết: Nêu một số nội dung chính của Hiến pháp năm 1946.

- GV hướng dẫn HS khai thác tư liệu:

+ Tư liệu 10: Đoạn tư liệu là một phần trong Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1946. Nội dung đoạn tư liệu khẳng định một trong những nội dung quan trọng của Hiến pháp này là sự ghi nhận thành quả vĩ đại của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.

+ Tư liệu 11: Đoạn tư liệu được trích trong sách Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992. Nội dung tư liệu trích dẫn quy định trong bản Hiến pháp năm 1946, trong đó khẳng định công dân có quyền bình đẳng trước pháp luật và nhiều quyền cơ bản khác: tự do ngôn luận, xuất bản, hội họp, tín ngưỡng...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV giới thiệu, cung cấp một số thông tin về bản Hiến pháp năm 1946.

- HS quan sát Hình 19, 20, khai thác tư liệu 1, 2 tr.57 để tìm hiểu về một số nội dung chính của bản Hiến pháp.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày nội dung chính của bản Hiến pháp năm 1946.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin tr.58 và trả lời câu hỏi: Nêu và phân tích ý nghĩa của Hiến pháp năm 1946.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin tr.58 để tìm hiểu về ý nghĩa của Hiến pháp năm 1946.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày và phân tích ý nghĩa của Hiến pháp năm 1946.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

6. Tìm hiểu Hiến pháp năm 1946 – bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam

a) Một số nội dung chính

- Ghi nhận thành quả vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.

- Quy định chính thể của Việt Nam là một nước Dân chủ Cộng hoà.

- Quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Quy định về tổ chức bộ máy nhà nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Ý nghĩa lịch sử

- Đây là bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và cũng là bản hiến pháp dân chủ và tiến bộ nhất lúc bấy giờ ở Đông Nam Á.

- Hiến pháp ra đời khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.

- Ghi nhận thành quả vĩ đại của nhân dân trong cuộc đấu tranh giành độc lập.

- Đặt nền móng cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Hoạt động 7: Tìm hiểu hiến pháp của thời kì đổi mới

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS: phát triển năng lực tìm hiểu, khám phá, nhận thức lịch sử (cụ thể là hai bản hiến pháp của thời kì đổi mới); năng lực phân tích, đánh giá (về nội dung, ý nghĩa của các bản Hiến pháp năm 1992, 2013) và năng lực kết nối quá khứ với hiện tại (liên hệ, kết nối từ các quy định của hai bản hiến pháp với sự đổi thay của đất nước trong thời kì đổi mới).
  2. Nội dung:

- Một số nội dung chính của Hiến pháp năm 1992.

- Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013.

  1. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở

- Một số nội dung chính của Hiến pháp năm 1992.

- Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội khóa VIII thông qua ngày 15/4/1992, tại kì họp thứ 11. Đây là bản hiến pháp đầu tiên của thời kì mới.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác tư liệu Hình 21, Tư liệu 12 và thông tin tr.58, 59, trả lời câu hỏi: Nêu một số nội dung chính của Hiến pháp năm 1992.

- GV hướng dẫn HS khai thác tư liệu 12: Đoạn tư liệu được trích dẫn trong cuốn Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992. Nội dung tư liệu trích dẫn là Điều 52 quy định trong bản Hiến pháp năm 1992, trong đó khẳng định: phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, có sự quản lí của Nhà nước, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức đa dạng...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, khai thác tư liệu Hình 21, Tư liệu 12 và thông tin tr.58, 59 để tìm hiểu về một số nội dung chính của Hiến pháp năm 1992.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về một số nội dung chính của Hiến pháp năm 1992.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về một số nội dung chính của Hiến pháp năm 1992:

+ Hiến pháp ra đời tạo cơ sở chính trị - pháp luật cho công cuộc đổi mới toàn diện ở Việt Nam.

+ Đóng vai trò quan trọng vào thành công của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Hiến pháp năm 2013 được thông qua tại Kì họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII. Đây là hiến pháp thứ hai của thời kì đổi mới. Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm mới và tiến bộ về tổ chức nhà nước, về tư tưởng dân chủ và kĩ thuật lập pháp.

- GV chia cả lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập).

- GV nêu nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về điểm mới trong tổ chức nhà nước.

+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về điểm mới trong tư tưởng dân chủ.

+ Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về điểm mới trong kĩ thuật lập hiến.

- GV hướng dẫn HS khai thác thông tin trong các sơ đồ Hình 23, 23, 23 tr59, 60 để trả lời câu hỏi. Khuyến khích HS chủ động tìm hiểu, lấy ví dụ minh họa cho câu trả lời.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo các nhóm, khai thác thông tin trong các sơ đồ Hình 23, 23, 23 tr59, 60 để tìm hiểu về:

+ Điểm mới trong tổ chức nhà nước.

+ Điểm mới trong tư tưởng dân chủ.

+ Điểm mới trong kĩ thuật lập hiến.

- GV hướng dẫn HS, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 6 nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

+ Điểm mới trong tổ chức nhà nước.

+ Điểm mới trong tư tưởng dân chủ.

+ Điểm mới trong kĩ thuật lập hiến.

- GV yêu cầu nhóm có cùng nội dung thảo luận lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

7. Tìm hiểu hiến pháp của thời kì đổi mới

a) Hiến pháp năm 1992

- Hiến pháp đã thể chế hoá đường lối đổi mới về kinh tế của Đảng và Nhà nước. Những quy định của hiến pháp tạo nền tảng pháp lí cho công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam.

- Hiến pháp thể hiện rõ quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là “thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau trên cơ sở tôn trọng độc lập, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Hiến pháp năm 2013 – hiến pháp thứ hai của thời kì đổi mới

- Những điểm mới về tổ chức nhà nước:

+ Bổ sung quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, cơ quan tư pháp.

+ Phân định rõ hơn về thẩm quyền các cơ quan nhà nước ở TW và địa phương.

+ Nguyên tắc kiểm soát quyền lực được ghi nhận.

- Tiến bộ về tư tưởng dân chủ:

+ Khẳng định nhân dân thực hiện quyền lực NN bằng biện pháp dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.

+ Khẳng định và mở rộng các quyền con người và quyền công dân.

+ Quy định về việc thực hiện quyền làm chủ và quyền giám sát nhân dân.

- Sự tiến bộ về kĩ thuật lập hiến:

+ Bố cục gọn.

+ Các điều luật được trình bày, diễn đạt cô đọng, súc tích theo ngôn ngữ pháp lí.

+ Nội dung có tính bao quát, phù hợp, cập nhật những thành tựu của luật pháp quốc tế.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS rèn luyện, củng cố kiến thức được học về nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực tìm hiểu, khám phá, nhận thức lịch sử, kết nối lịch sử với hiện tại.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn, gợi mở để HS làm việc nhóm, trao đổi, thảo luận và trình bày ý kiến thông qua việc kẻ bảng để so sánh, sau đó thuyết trình đưa hình ảnh minh họa sự khác nhau về bản chất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa so với nhà nước phong kiến.
  4. Sản phẩm:

- Sự khác nhau về đặc điểm, tính chất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa so với các nhà nước quân chủ ở nước ta.

- Ý nghĩa của sự khác nhau đó.

  1. Tổ chức thực hiện:

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 KNTT CĐ 3: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử (P3)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO:

  • Khi đặt nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 10 kết nối  CĐ 3: Nhà nước và pháp luật Việt, soạn giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức CĐ 3: Nhà nước và pháp luật Việt


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay